Lý thuyết Sinh học 12 Bài 41 (mới 2023 + 27 câu trắc nghiệm): Diễn thế sinh thái

Tải xuống 16 2.7 K 23

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 16 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 41:Diễn thế sinh thái và 27 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 41: Diễn thế sinh thái môn Sinh học lớp 12 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 41: Diễn thế sinh thái Sinh học lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái

SINH HỌC 12 BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI

Phần 2: Lý thuyết Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái

I. Khái niệm về diễn thế sinh thái

- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

II. Các loại diễn thế sinh thái

1. Diễn thế nguyên sinh

Có 2 dạng trên cạn và dưới nước

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật

- Giai đoạn tiên phong: Các sinh vật đầu tiên phát tán đến hình thành quần xã tiên phong.

- Giai đoạn hỗn hợp: Tiếp theo là các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự và thay thế nhau.

- Giai đoạn đỉnh cực: Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định.

2. Diễn thế thứ sinh

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống.

- Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức huỷ diệt.

- Tiếp theo là các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

- Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định.

III.  Nguyễn nhân của diễn thế sinh thái

1. Nguyên nhân bên ngoài

- Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi môi trường, khí hậu, mưa bão, lũ lụt, núi lửa …gây chết hàng loạt sinh vật.

2. Nguyên nhân bên trong

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế.

- Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người như: đốt rừng, san lấp hồ ao, xây đập ngăn sông …là nguyên nhân làm biến đổi quần xã sinh vật.

IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

- Hiểu được qui luật phát triển của quần xã sinh vật. Dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã được thay thế trong tương lai từ đó có kế hoạch xây dựng, bảo vệ hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Chủ động có những biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.

Phần 2: 27 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái

Câu 1: Khi loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình” thì loài nào sau đây chiếm vị trí của loài ưu thế?

A.   Loài đặc trưng

B.    Loài thứ yếu

C.    Loài chủ chốt

D.   Loài đặc hữu

Đáp án : 

Khi loài ưu thế “tự đào huyệt chôn mình” thì loài thứ yếu sẽ thay thế loài ưu thế,

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Sự phát triển của quá mạnh dẫn đến tự diệt trong diễn thế sinh thái là của?

A.   Loài đặc trưng

B.    Loài thứ yếu

C.    Loài chủ chốt

D.   Loài ưu thế

Đáp án : 

Khi loài ưu thế phát triển của quá mạnh dẫn đến tự diệt , hiện tượng “tự đào huyệt chôn mình” thì loài thứ yếu sẽ thay thế loài ưu thế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Khi nói về diễn thế nguyên sinh nhận xét nào sau không đúng?

A.   Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ thay thế dần các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn.

B.    Giới hạn của các nhân tố sinh thái ngày càng hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.

C.    Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

D.   Số lượng loài trong quần xã ngày càng tăng, số cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.

Đáp án : 

Ý A sai vì: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn thay thế dần các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Có bao nhiêu nhận xét đúng về diễn thế nguyên sinh? 

(1) Sinh vật đầu tiên phát tán đến môi trường thường là nấm, địa y. 

(2) Số lượng loài tăng dần, số lượng cá thể từng loài giảm dần. 

(3) Sự biến đổi xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống. 

(4) Kết thúc quá trình diễn thế có thể hình thành quần xã suy thoái.

A.   2

B.    3

C.    4

D.   1

Đáp án : 

Các phát biểu đúng là : (1),(2)

(3) sai vì diễn thế nguyên sinh là sự biến đổi trên môi trường chưa có sinh vật sinh sống.

(4) sai vì kết thúc diễn thế nguyên sinh là hình thành một quần thể sinh vật ổn định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:

A.   Diễn thế nguyên sinh

B.    Diễn thế thứ sinh

C.    Diễn thế khôi phục     

D.   Diễn thế nguyên sinh hoặc Diễn thế khôi phục

Đáp án : 

Đây là biểu hiện của hiện tượng diễn thế thứ sinh vì trước đó đã có 1 quần xã sinh vật sống ở đó.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Diễn thế thứ sinh hình thành nên:

A.   quần xã bị suy thoái

B.    quần xã đỉnh cực

C.    quần xã ổn định

D.   Phục hồi thành quần xã nguyên sinh

Đáp án : 

Kết quả của diễn thế thứ sinh là thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế?

A.   Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định.

B.    Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người.

C.    Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường.

D.   Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên.

Đáp án : 

Khẳng định đúng là A

B sai, diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ một môi trường không có sinh vật

C sai, động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự biến đổi của quần xã sinh vật

D sai, con người có những hoạt động có ích cho diễn thế sinh thái như: trồng rừng, mở các khu bảo tồn động vật,…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái? 

(1) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. 

(2) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. 

(3) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã. 

(4) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định. 

(5) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

A.   2

B.    3

C.    1

D.   4

Đáp án : 

Các phát biểu đúng là:  (4)

Ý (1) sai vì : Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật

Ý (2) sai vì: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

Ý (3) sai vì: Diễn thế thứ sinh làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

Ý (5) sai vì: Diễn thế thứ sinh diễn ra song song với thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể: 

(1) Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên 

(2) Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường 

(3) Hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật 

(4) Dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai. 

Số phương án đúng là:

A.   2

B.    4

C.    3

D.   1

Đáp án : 

Cả 4 ý trên đều đúng khi ta nghiên cứu diễn thế sinh thái.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái như thế nào?

A.   Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người

B.    Có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

C.    Có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai

D.   Có thể chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người

Đáp án : 

Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái thể hiện ở việc có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là:

A.   Sinh khối ngày càng giảm.

B.    Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.

C.    Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.

D.   Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.

Đáp án : 

Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành 1 quần xã tương đối ổn định, đa dạng và lưới thức ăn ngày càng phức tạp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Diễn thế sinh thái là

A.   Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định

B.    Quá trình biến đổi nhảy cóc của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.

C.    Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong

D.   Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần xã không thay đổi qua thời gian

Đáp án : 

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của

A.   quần thể qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.

B.    quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định

C.    quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng quần xã diệt vong

D.   quần thể qua các giai đoạn, để đến cuối cùng có một quần thể không thay đổi qua thời gian.

Đáp án : 

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Nguyên nhân bên trong thúc đẩy xảy ra diễn thế sinh thái là

A.   Sự cạnh tranh sinh học giữa các loài trong quần xã

B.    Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế trong quần xã

C.    Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã

D.   Sự sinh sản của các loài trong quần xã

Đáp án : 

Nguyên nhân bên trong gây diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế trong quần xã → biến đổi điều kiện của quần xã → tạo điều kiện làm biến đổi môi trường trong quần xã → diễn thế sinh thái

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là:

A.   Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế.

B.    Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt.

C.    Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế.

D.   Sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.

Đáp án : 

Nguyên nhân bên trong gây diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế trong quần xã → biến đổi điều kiện của quần xã → tạo điều kiện làm biến đổi môi trường trong quần xã → diễn thế sinh thái

Đáp án cần chọn là: C

Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống