Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNG II : QUẦN XÃ SINH VẬT
BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT
I.MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, Hs phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho ví dụ.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật: tính đa dạng về loài, sự
phân bố của các loài trong không gian.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng...
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
II. NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC
1. tích hợp kĩ năng sống:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm quần xã, thành phần loài
trong quần xã sinh vật, các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.
- Kỹ năng quàn lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
2. Tích hợp bảo vệ môi trường
- Mối quan hệ hỗ trợ và đối địch giữa các loài trong quần xã ,duy trì trạng thái
cân bằng trong quần xã và hệ sinh thái
- Rèn kĩ năng quan sát môi trướng xung quanh,nâng cao ý thức bảo vệ các loài
sinh vật trong tự nhiên.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: N/cứu biến động số lượng cá thể của quần thể có ý nghĩa
gì?
2.Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
*Hoạt động 1: Tìm hiểu k/n quần xã sv -Gv: VD: Trong 1 thửa ruộng Lúa Sâu Ốc Đk MT Cá Ruộng lúa với nhiều QT Quần xã Vậy thế nào là quần xã sinh vật ? -Hs: vd kt trả lời và Nêu VD về một số quần xã ở địa phương. -Gv(bs): tên gọi của qx có thể gọi theo các cách khác nhau (gọi theo địa điểm phân bố: Qx biển, qx đồi...Gọi theo tên thành phần thực vật chiếm ưu thế: qx rừng thông, qx sv đất...) Mở rộng: dấu hiệu để pb qx với qt sv là gì? -Hs: qx sv ko phải là tập hợp qt cùng loài mà phải là tập hợp các qt khác loài. -Gv: Từ những dấu hiệu để nhận biết qx khi xét các qt sv trong sinh cảnh hay nơi ở của chúng sẽ xh các đặc trưng của qx sv. |
I. Khái niệm về quần xã: - VD: Ao cá (cá mè, cá chép, trắm, tôm, cua...rong tảo...), rừng cây ... Khái niệm: Quần xã là tập hợp các quần thể sv thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Các sv trong quần xã có mối quan gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã |
*Hoạt động2: 1 số đặc trưng cơ bản của qx -Gv(Tb): qx có 2 đặc trưng cơ bản là:... -Gv: đặc trưng về thành phần loài trong qx được thể hiện ntn? -Hs: sl loài, sl cá thể của mỗi loài, loài ưu thế, loài đặc trưng. -Gv: qxsv ở mt thuận lợi có độ đa dạng cao (rừng nhiệt đới), ở những nơi có đk sống khắc nghiệt thì có độ đa dạng thấp (rừng thông phương Bắc). -Gv: Sl cá thể của mỗi loài trong qx có bằng nhau ko? vì sao? -Hs: ko do CLTN mà sl cá thể mỗi loài khác nhau; qt nào có sl cá thể lớn thì gọi là qt ưu thế và ngược lại. -Gv: Thế nào là qt ưu thế? Đối với qxsv ở cạn thì qt nào là qt ưu thế? vì sao. -Hs: tv có hạt là qt ưu thế vì: là sv tự dg, là nguồn t/a cho đa số các loài đv khác, làm chỗ ở cho nhiều loài đv có a/h lớn tới khí hậu mt.Vd: trên sa mạc: cây xương rồng, cỏ lạc đà, đà điểu... -Gv(lấy vd): Thông Đà lạt, Phi lao bãi biển; hông xiêm Xân đỉnh; Nhã lồng Hưng Yên; Gấu Bắc cực... -Gv(lưu ý): Trong số các qt ưu thế thường có 1 qt tiêu biểu nhất cho qx qt đặc trưng của qxsv. trong nhiều trường hợp, |
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã - Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của qx. Qx ổn định thường có sl loài lớn và sl cá thể trong mỗi loài cao. - Loài ưu thế và loài đặc trưng: + Loài ưu thế: Là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Vd: trong các qx trên cạn, loài tv có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế, vì chúng a/h rất lớn tới khí hậu của môi trường; Cá, tôm, sv nổi thường là những qt ưu thế ở các qx sv ở nước. + Loài đặc trưng: Là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong qx so với các loài khác. Vd: Cây cọ là loài đặc trưng của qx vùng đồi Vĩnh Phú; cây tràm là loài đặc trưng của qx rừng U Minh; qt cá trắm cỏ hoặc cá mè trong qx ao hồ nuôi cá. |
một loài có thể vừa là loài ưu thế, vừa là loài đặc trưng. -Gv: y/c Hs đọc mục II.2, qs H40.2 SGK/176 và một số hình ảnh về QXSV rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, thủy vực ... Thảo luận: + Qx tv rừng nhiệt đới gồm mấy phần? 3- 5 + Trong ao nuôi cá thường có mấy phần? 3t -Hs: Ao cá 3 tầng +tầng mặt: tv, đv phù du; mè, trắm... + Tầng giữa: chép, trôi, quả, rô... + Tầng đáy: tôm, cua, ốc, lươn, trạch... Ứng dụng: thả ghép cùng lúc nhiều loại cá. -Gv: Các kiểu phân bố cá thể trong không gian? VD minh họa? Sự pb của các qt như vậy có ý nghĩa ntn trong tự nhiên và trong sản xuất? -Hs: Ở tv: cây ưa bóng sống dưới tán của cây ưa sáng; Ở đv: sự phân tầng làm nâng cao hiệu quả sd nguồn t/a ko bị lãng phí Liên hệ: Khi nuôi cá người dân thường thả nhiều loài cá khác nhau trong cùng 1 ao. Xây dựng đc các vùng sx đặc trưng với những cây trồng và con giống có giá trị như: Bưởi Đoan hùng... |
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã - Các kiểu phân bố: + Phân bố theo chiều thẳng đứng (chiều cao - độ sâu): các cá thể pb thành từng tầng. Vd: Rừng mưa nhiệt đới pb thành 5 tầng, mỗi tầng cây ; Sv phân bố theo độ sâu của nước biển, tùy thuộc vào nhu cầu sd ánh sáng của từng loài. + Phân bố theo chiều ngang: sv pb thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có slsv phong phú khác nhau, chịu a/h của các đk tự nhiên. Vd: Ở qx biển, vùng gần bờ, thành phần sv rất phong phú; ra khơi xa số lg các loài sv ít dần. Trên đất liền, tv pb thành những vành đai, theo độ cao của nền đất. - Ý nghĩa: Giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống trong mt. |
3. Củng cố:
- Trả lời câu hỏi SGK trang 180
4. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong sgk/180
- Về nhà đọc trước bài 41 và tìm ví dụ ở địa phương hoặc trong nước về DTST.