Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất - CV5512

Tải xuống 5 2.8 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 40: DIỄN THẾ SINH THÁI MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG II : QUẦN XÃ SINH VẬT
                                                                 BÀI 40 : DIỄN THẾ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Trình bày được khái niệm diễn thế sinh thái.
- Trình bày được đặc điểm của các loại diễn thế sinh thái : diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh
- Trình bày được nguyên nhân và ý nghĩa của diễn thế sinh thái..
2. Kỹ năng
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.
- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường
3. Thái độ
- Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về các sinh vật trên trái đất.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài sinh vật
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để
sử dụng trong Bài học
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo
yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Diễn thế sinh thái là gì ? Có các loại diễn thế nào ? Ý nghĩa ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt Động 1: KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Tìm hiểu về khái niệm diễn thế sinh thái.
- Giáo viên: chia lớp thành các nhóm rồi
yêu cầu các nhóm nghiên cứa SGK và
quan sát sơ đồ H41.1; H41.2, mỗi nhóm
hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phân tích đặc điểm môi trường và đặc
điểm sinh vật trong 2 sơ đồ đó?
+ Lập sơ đồ diễn thế sinh thái?
+ Nêu khái niệm diễm thế sinh thái?
- Học sinh:
+ Đặc điểm môi trường:
● Giai đoạn tiên phong: Khí hậu khô,
nóng, đất không được che phủ......
● Giai đoạn giữa: Khí hậu mát và ẩm, chất
dinh dưỡng trong đất tăng dần....
● Giai đoạn cuối:
+ Đặc điểm sinh vật:
● Giai đoạn tiên phong:
● Giai đoạn giữa
●Giai đoạn cuối:
+ Sơ đồ diễm thế sinh thái
Môi trường1 Các quần thể 1
Môi trường 2 Các quần thể 2
I. KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI
1.Ví dụ: SGK
2. Khái niệm:
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần
tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng
với sự biến đổi của môi trường.
II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI
1. Diễn thế nguyên sinh:
- Là diễn thế khởi đầu từ mt chưa có sinh vật.
- Quá trình diễn thế diễn ra theo các Giai đoạn
sau:
+ Giai đoạn tiên phong: Hình thành q.xã tiên
phong.

 

Môi trường 3 Các quần thể 3
Tìm hiểu các loại diễn thế sinh thái:
- Giáo viên: hãy đọc SGK và nêu những
điểm khác nhau cơ bản giữa các loại diễn
thế?
- Học sinh: Trả lời theo 2 ý sau:
+ Môi trường khởi đầu của diễn thế khác
nhau như thế nào?
+ Quá trình diễn thế diễn ra qua các giai
đoạn nào?
( Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm
hiểu mục này bằng việc hoàn thành bảng
41 SGK)
+ Giai đoạn giữa: giai đoạn hỗn hợp, gồm các
q.xã thay đổi tuần tự.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định.
2. Diễn thế thứ sinh:
- Là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một
quần xã sinh vật sống.
- Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ sau:
+ Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định.
+ Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các q.xã thay
đổi tuần tự.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành q.xã ổn định khác
hoặc q.xã bị suy thoái.

Hoạt Động 2:
NGUYÊN NHÂN GÂY RA DIỄN THẾ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK, thu thập
thông tin và trả lời các câu hỏi sau :
- Trình bày nguyên nhân của diễn thế sinh
thái ?
- Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh
thái ?
- Qua bài này, em có đề xuất gì về việc
bảo vệ rừng ở địa phương ?
HS. Đọc SGK, thu thập thông tin của giáo
viên và trả lời câu hỏi.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
III. NGUYÊN NHÂN GÂY RA DIỄN THẾ
1. Nguyên nhân bên ngoài:
- Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên
quần xã: mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lữa,
sóng thần.
- Tác động khai thác tài nguyên của con
người.
2. Nguyên nhân bên trong:
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần
xã: cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh nơi ở ...
IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
DIỄN THẾ SINH THÁI

 

. - Hiểu biết được các quy luật phát triển của
quần xã sinh vật.
- Dự đoán trước các quần xã tồn tại trước đó
và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
- Chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo
vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
- Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục
những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh
vật và con người.

3. Hoạt động luyện tập
Câu 1 [501543]: Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước
nông như sau:
(1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài
tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước ; tôm; cá, cua, ốc...
(2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ
(3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đây làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi:
các sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn
(4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và
cây bụi Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thể trên
là:

A.(2)→(1)→(4)→(3)
C.(1)→(2)→(3)→(4)
B. (3)→(4)→(2)→(1)
D. (1)→(3)→(4)→(2)

Câu 2 [484988]: Đặc điểm nào dưới đây đúng với diễn thế sinh thái nguyên sinh:
A.khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
B.khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống.
C.giai đoạn cuối thường hình thành nên quần xã bị suy thoái.
D.khởi đầu trên một khu rừng có các cây gỗ bị chặt trắng.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Câu 1 [500097]: Cho các thông tin về quá trình diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn, chưa từng có quần xã sinh vật nào tồn tại.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
(3) Kết quả cuối cùng là hình thành nên quần xã đỉnh cực.
(4) Nguyên nhân gây ra diễn thế có thể là do tác động khai thác tài nguyên của con người.
(5) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do sự cạnh
tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Từ các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung mà cả diễn thế nguyên sinh và
diễn thế thứ sinh đều có?
Tổ hợp đúng là:

A.2.
C.5.
B. 3.
D. 4.

Câu 2 [491890]: Khi nói về diễn thế sinh thái, có các nội dung sau:
1. Diễn thế là quá trình phát triển thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi
đầu qua các giai đoạn trung gian và thường dẫn đến quần xã tương đối ổn định.
2. Diễn thế thường là một quá trình định hướng và không thể dự báo được.
3. Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của
quần xã và phù hợp với môi trường.
4. Diễn thế được bắt đầu từ một nương rẫy bỏ hoang được gọi là diễn thế
thứ sinh. Số nội dung nói đúng là:

A.3               B. 0

C.1              D. 2

V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :

1. HD học bài cũ : Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
Ôn tập chương I, II – Phần bảy : Sinh thái học- Kiểm tra 1 Bài 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống