Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ MỚI NHẤT (TIẾP THEO) - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT (t2)
I.MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, Hs phải:
1. Kiến thức:
- Trình bầy được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng...
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
II. NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC
1. tích hợp kĩ năng sống:
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm quần xã, thành phần loài
trong quần xã sinh vật, các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.
- Kỹ năng quàn lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
2. Tích hợp bảo vệ môi trường
-Mối quan hệ hỗ trợ và đối địch giữa các loài trong quần xã ,duy trì trạng thái
cân bằng trong quần xã và hệ sinh thái
-Rèn kĩ năng quan sát môi trướng xung quanh,nâng cao ý thức bảo vệ các loài
sinh vật trong tự nhiên.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Đọc trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
CH: N/cứu biến động số lượng cá thể của quần thể có ý nghĩa gì? Ví dụ minh
hoạ?
2.Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
*Hoạt động 3: QH giữa các loài trong QX -Gv: cho Hs lấy vd và phân tích vd rút ra đ/n các dạng quan hệ. -Hs: n/c Mục III.1-2, qs H40.3-4 SGK Thảo luận, hoàn thành bảng 40 SGK - Ý nghĩa của từng mối quan hệ qua từng VD minh họa? -Gv: Nêu vd Đk sống TL cây cối pt mạnh sâu bọ pt mạnh (đktl) sl chim sâu tăng sl sâu |
III. Quan hệ giữa các loài trong QX 1. Các mối quan hệ sinh thái a. Quan hệ hỗ trợ: - Qh cộng sinh: Là qh hợp tác giữa 2 loài sv trong đó cả 2 bên có lợi cần thiết. Mỗi bên chỉ có thể sống, phát triển và sinh sản đc dựa vào sự hợp tác của bên kia. - Qh hợp tác: Là mqh giữa 2 loài sv trong đó cả 2 bên có lợi , nhưng ko nhất thiết cần thiết cho sự tồn tại của chúng (bởi vì khi tách ra chúng vẫn có thể sống được). - Qh hội sinh: Là qh giữa 2 loài sv, 1 bên có lợi cần thiết còn bên kia ko có lợi cũng ko có hại gì. b. Quan hệ đối kháng: - Qh cạnh tranh: các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống. Cả 2 loài đều bị a/h bất lợi, thg thì 1 loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn. - Kí sinh: Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. - Qh ức chế - cảm nhiễm: Là qh giữa các loài sv, trong đó loài này ức chế sự phát triển hoặc sinh sản của loài kia |
bọ giảm mạnh (qt sâu bọ bị chim sâu tiêu diệt mạnh)....gọi là hiện tượng KCSH. -Gv: Thế nào là khống chế sinh học? VD minh họa? *Liên hệ: Trong sx con người đã vận dụng khống chế sinh học ntn? Nêu ý nghĩa của KCSH? -Hs: dùng sv có ích để tiêu diệt sv gây hại; tránh gây ô nhiễm môi trường. |
bằng cách tiết vào môi trường những chất độc đối với loài kia. - Sinh vật này ăn sinh vật khác: Hai loài sống chung với nhau, 1 loài sd loài kia làm thức ăn. Bao gồm: đv ăn đv; đv ăn tv. 2. Hiện tượng khống chế sinh học - Khống chế sinh học: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài luôn dao động quanh một mức nhất định (không tăng quá cao, không giảm quá thấp) do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. - Ý nghĩa: + Sinh học: Bảo tồn tính đa dạng của loài trong qx. +Thực tiễn: Sử dụng thiên địch phòng trừ các sinh vật gây hại trong sản xuất và đời sống. Vd: dùng ong mắt đỏ sâu đục thân ở lúa (bướm 2 chầm); Bọ rùa rệp hại cam; Kiến đỏ sâu hại cam... |
3. Củng cố:
- Trả lời câu hỏi SGK trang 180
4. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong sgk/180
- Về nhà đọc trước bài 41 và tìm ví dụ ở địa phương hoặc trong nước về DTST.