Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 chủ đề quần xã mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
PHẦN BẢY: SINH THÁI HỌC
CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT
Tuần soạn: Tuần 25
Tuần dạy: Tuần 25,26 ( Tiết KHDH:44,45 )
Thời lượng: 2tiết
A. TÊN CHUYÊN ĐỀ: QUẦN XÃ SINH VẬT
1. Mô tả chuyên đề
Chủ đề này gồm 2 bài trong chương II, thuộc phần 7 SINH THÁI HỌC – Sinh học
12CB
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Bài41: Diễn thế sinh thái
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
2.1. Cơ sở khoa học
- Khái niệm quần xã sinh vật
- Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- Quan hệ giữa các loài trong quần xã: các mối quan hệ sinh thái, hiện tượng khống
chế sinh học.
- Diễn thế sinh thái: khái niệm diễn thế, các loại diễn thế, nguyên nhân của diễn
thế.
2.2 Vận dụng vào thực tiễn
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên. Biết ứng dụng kiến thức đã học vào bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Nêu được khái niệm quần xã, lấy ví dụ.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của qx: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các
loài trong không gian, VD và phân tích VD
- Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp tác,
cộng sinh, ức chế-cảm nhiễm, vật ăn thịt-con mồi và vật chủ-vật kí sinh).
- Trình bày được DTST: khái niệm, nguyên nhân, ý nghĩa diễn thế sinh thái.
- Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái
- Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái: tầm quan trọng
của DTST từ đó XD kế hoạch trong việc BV, khai thác và phục hồi hợp lí tài nguyên
thiên nhiên, tăng cường trồng cây gây rừng.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích, so sánh
- Sưu tầm các tư liệu đề cập các mqh giữa các loài và ứng dụng các mqh trong thực
tiễn.
- KNS:
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, quản lí thời gian và đảm nhận trách
nhiệm trong h.động nhóm.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, sách báo, internet,....về KN quần
xã, tp loài trong quần xã SV, các mqh sinh thái giữa các loài trong quần xã,... KN
DTST và đặc điểm của các loại DTST ( diễn thế nguyên sinh, thứ sinh); xác định
nguyên nhân của DTST và tầm quan trọng của việc nghiên cứu DTST.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác, chủ động tuyên truyền khắc phục các kĩ thuật canh tác lạc hậu.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống, bảo vệ các
loài SV trong tự nhiên và HST; giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
Khái niệm QX, các đặc trưng cơ bản của QX; các mối quan hệ trong quần
xã.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt:
TT | Năng lực | Các kỹ năng |
1 | Năng lực tự học | - Tóm tắt SGK, chuẩn bị nội dung phiếu học tập. |
2 | Năng lực giao tiếp |
- Thông qua thảo luận nhóm. |
3 | NL giải quyết vấn đề |
- Phân biệt các QXSV trong tự nhiên, thành phần cấu trúc của quần xã theo vai trò và chức năng của các nhóm sinh vật.mối quan hệ dinh dưỡng và hệ quả của nó.Mối quan hệ cạnh tranh khác loài và sự phân hóa ổ sinh thái. - Phát hiện và giải quyết vến đề diễn thế sinh thái và cân bằng QX. |
4 | Năng lực sử dụng ngôn ngữ |
- Thuyết minh trả lời phiếu học tập. Xây dựng ý thức bảo vệ thiên nhiên. |
5 | NL NC khoa học |
- Nghiên cứu về thành phần cấu trúc của QXSV. Từ đó ứng dụng vào sản xuất một cách hợp lí. - Nghiên cứu diễn thế tự nhiên để tìm cách khôi phục tài nguyên. |
6 | NL thu nhận và xử lí thông tin |
- Các phương pháp NC môi trường và sinh thái học về mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã. |
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình 40.1 Sơ đồ thành phần cấu trúc của quần xã.
- Bảng 40. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
- Hình 40.3 Mối quan hệ cộng sinh.
- Hình 40.4 Mối quan hệ hợp tác.
- Hình 41.1. DTST hình thành rừng cây gỗ lớn; Hình 41.2, Hình 41.3.
- Bảng 41 Các giai đoạn của DTST và nguyên nhân của DT.
- Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập.
- Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập cho HS chuẩn bị bài ở nhà.
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
GV chiếu hình vẽ về quần xã SV trong ao.
- Trong ao có những quần thể nào đang sinh sống? Nêu lên mối quan hệ giữa các
quần thể SV đó?
- Trong ao có các QT SV cùng loài hay khác loài?
- Tập hợp cá QT trong ao có môi quan hệ với nhau như thế nào?
- Quần xã có chịu tác động của ngoại cảnh hay không?
HS: Quan sát 40.1 SGK -> phân tích các mối quan hệ giữa các QT và giữa QT với
môi trường
- Hãy kể tên một số loài ở quần xã rừng nhiệt đới? So sánh các loài của quần xã A
và quần xã B?
- Số lượng cá thể trong mỗi quần thể của quần xã có bằng nhau hay không? vì
sao?
- thế nào là loài ưu thế?
- hãy kể tên những đặc sản ở địa phương em?
- Trong ao nuôi cá thường có mấy tầng?
- ở thềm lục địa có mấy tầng?
HS quan sát H40.3; 40.4 SGK -> Trình bày các mối quan hệ giưã các loài trong
quần xã? VD
BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI
GV: Yêu cầu HS quan sát H41.1; 41.2
- Các em có nhận xét gì về sự thay đổi của hệ sinh vật có trong đầm và môi trường
sống của nó qua các giai đoạn?
- Nhận xét đặc điểm của môi trường khởi đầu và đặc điểm giai đoạn cuối cùng của
quá trình diễn thế trên?
GV Yêu cầu hs thảo luận nhóm và hoàn thành PHT
Kiểu diễn thế sinh | Các giai đoạn của diễn thế sinh thái | Nguyên nhân |
thái | Giai đoạn khởi đầu (giai đoạn tiên phong) |
Giai đoạn giữa |
Giai đoạn cuối |
Diễn thế nguyên sinh |
|||
Diễn thế thứ sinh |
- Có những nguyên nhân nào gây ra diễn thế sinh thái?
- Nghiên cứu diễn thế sinh thái có vai trò quan trọng ntn?
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu SGK, tham khảo thông tin trên internet
- Thực hiện như nội dung được phân công
- Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh liên quan bài học.
3- Bảng tham chiếu các mức độ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung | Mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp |
Vận dụng cao | |
Quần xã và đặc trưng của quần xã |
- Nêu được KN quần xã - Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã - các mối quan hệ trong quần xã - KN khống chế SH |
- VD quần xã - Giải thích vì sao quần xã có cấu trúc tương đối ổn định - Phân biệt các đặc trưng của quần xã, VD - Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ, đối kháng; VD - VD khống chế SH, ứng dụng |
- VD không phải là quần xã và phân tích, giải thích vì sao - Ứng dụng khống chế SH vào cuộc sống (bảo vệ SV trong tự nhiên và trong SX) |
- Nhận thức được vai trò của con người đối với sự phát triển của nhiều loài SV. - XD được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ các loài SV; biết lựa chọn cho mình môi trường sống thích hợp. - Đề xuất biện pháp bv sinh vật |
Diễn thế sinh thái |
- Khái niệm - Nguyên nhân - Các loại |
- VD - Phân biệt các nguyên nhân gây diễn thế - Phân biệt các loại diễn thế - Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế |
- Biện pháp chống BĐKH -> tránh diễn thế có hại cho QXSV |
- XD kế hoạch trong việc BV, khai thác và phục hồi hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tăng cường trồng cây gây rừng. - Vận dụng nguyên nhân gây diễn thế -> điều chỉnh hướng phát triển của quần xã trong tự nhiên -> bảo tồn đa dạng SH - Vận dụng được kiến thức vào thực tiễn đánh bắt, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí. |