Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất

Tải xuống 9 1.7 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                               BÀI 33 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I. Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm hoá thạch và sự hình thành hoá thạch, rút ra ý nghĩa của
hoá thạch trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật và lịch sử vỏ trái đất.
- Kể tên các phương pháp xác định tuổi hoá thạch và giải thích được vì sao lại dùng
các nguyên tố phóng xạ làm đồng hồ địa chất.
- Nêu được khái niệm, thành phần của trái đất và những biến cố địa chất làm thay
đổi vỏ quả đất? ảnh hưởng của hiện tượng trôi dạt lục địa đến sự tiến hoá của sinh
giới?
- Phân đại các đại, kỉ, cùng các sinh vật điển hình.
- Tóm tắt được trình tự phát sinh, phát triển và diệt vong của các nghành, lớp chính
của giới động vật, TV thông qua các bằng chứng điển hình.
- Giải thích được sự phát sinh, phát triển và diệt vong của 1 số nghành lớp chính theo
quan điểm hiện đại.
- Chứng minh được sự TH của sinh giới có quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi các điều
kiện vô cơ, hữu cơ trên quả đất.
- Giải thích được sự xuất hiện môi trường sống của sinh vật như ngày nay.
- Từ lịch sử phát triển của sinh vật, rút ra được nguyên nhân và chiều hướng tiến hoá
của sự sống, rút ra được nhận xét chung về quá trình của sinh giới.
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ, so sánh, kĩ năng hình thành khái niệm, kĩ năng hình thành giả thuyết.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức gìn giữ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi
trường, trách sự tuyệt chủng của các loài SV.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
Hóa thạch là bằng chứng tiến hóa. Phân định các đại, kỉ cùng các sinh vật
đại diện, mối tương quan giữa sinh vật với địa chất khí hậu trong đó sinh vật sống.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực tự học - Tóm tắt SGK, chuẩn bị nội dung phiếu học tập.
2 Năng lực giao
tiếp
- Thông qua thảo luận nhóm.
3 NL giải quyết
vấn đề
- Phát hiện về sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
4 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
- thuyết minh trả lời phiếu học tập.
5 Năng lực tư duy - Lập bảng các đại địa chất và các sinh vật tương ứng.
6 NL nghiên cứu
khoa học
- Xác định tuổi của hóa thạch.
7 Năng lực tính
toán
- Tính thời gian địa chất, tuổi hóa thạch.

II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
-
Một số hình ảnh liên quan đến bài dạy
Phiếu học tập :
-
Hoá thạch là gì? Thường gặp những loại hoá thạch nào?
- Có những loại hoá thạch nào thường gặp?
- Cho biết trong các VD đó VD nào là hoá thạch?
1. Xác voi Mamut được ướp trong băng ;2. Một đoạn xương chân khủng long hoá
đá;3. Dấu chân khủng long;4. Vỏ sò hoá đá trên núi gần thị xã lạng sơn.;5. Cục than
có in hình 1 lá cây.
- Vậy ng/c hoá thạch để làm gì?
- Từ hoá thạch chứa trong các lớp đất đá, tại sao có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát
triển, diệt vong của SV?
- Căn cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hoá thạch, tại sao có thể xác định được tuổi
của hoá thạch và ngược lại?

- Nêu các VD để CM hoá thạch là tài liệu có giá trị trong việc ng/c lịch sử hình thành
vỏ quả đất?
- Khi các hoá thạch được sắp xếp theo một trật tự lịch sử, có thể rút ra kết luận gì
về lịch sử phát triển của sinh giới?
- Để tính tuổi của hoá thạch, người ta phải căn cứ vào các lớp đất chứa hoá thạch
hoặc ngược lại. Vậy có những phương pháp nào để tính tuổi các lớp đất và hoá
thạch?
- Hãy ng/c nội dung SGK và cho biết hiện tượng trôi dạt lục địa đã xẩy ra ntn? Hiện
tượng này có gây ảnh hưởng gì tới khí hậu quả đất hay không?
- Để căn cứ các mốc thời gian địa chất, phải căn cứ vào những yếu tố nào?
- Vì sao phải căn cứ vào các yếu tố đó?
2. Chuẩn bị của HS:
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo phân công của GV.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra,
đánh giá

Cấp độ
Tên
Bài học
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
- Nêu được khái
niệm hoá thạch và
sự hình thành hoá
thạch.
- nêu được một số
hóa thạch điển
hình.
- Mô tả được ý
nghĩa của hoá thạch
trong việc nghiên
cứu lịch sử phát
triển của sinh vật và
lịch sử vỏ trái đất.
- Vận
dụng kiến thức
để giải các bài
tập xác định
tuổi của các
lớp đất đá và
hóa thạch
- Phân tích được
mối quan hệ giữa
điều kiện địa chất,
khí hậu và các sinh
vật điển hình qua các
đại địa chất.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các giai đoạn tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học?
3) Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1.
Tình huống xuất phát
( mức độ 2)
Loài người xuất hiện sau rất nhiều loài nhưng nhờ đâu chúng ta xác định
được mối quan hệ của những loài có trước?
1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề mà bằng kiến thức cũ chưa lí giải đầy đủ
hết.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, phiếu học tập ...
5. Sản phẩm: Dự kiến HS nêu được:
- nhờ các hóa thạch
Chưa giải thích được vì sao?
Nội dung hoạt động 1 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Loài người xuất hiện sau rất
nhiều loài nhưng nhờ đâu
chúng ta xác định được mối
quan hệ của những loài có
trước?
Suy nghĩ tìm câu trả lời
Thực hiện nhiệm
vụ
Gợi ý, hướng dẫn Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả Gọi HS trả lời Cá nhân trả lời
Đánh giá kết quả Nhận xét câu trả lời của HS,
chuyển ý vào bài.
HS muốn biết Loài người
xuất hiện sau rất nhiều loài
nhưng nhờ đâu chúng ta xác
định được mối quan hệ của

 

những loài có trước?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoá thạch và vai trò của hoá thạch trong ng/c lịch sử
phát triển của sinh giới.
1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm hoá thạch và sự hình thành hoá thạch. Mô tả được
ý nghĩa của hoá thạch trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật và lịch
sử vỏ trái đất.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: phiếu học tập, câu hỏi
5. Sản phẩm: Dự kiến HS hoàn thành cơ bản nội dung của phiếu học tập:
Nội dung hoạt động 2 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
phát phiếu học tập cho mỗi
nhóm
Tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm
vụ
GV quan sát, theo dõi các nhóm
hoạt động, chủ động phát hiện
những học sinh khó khăn để giúp
đỡ;khuyến khích học sinh hợp
tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành
Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả Mỗi nhóm lần lượt trả lời 1 câu
trong PHT
Các nhóm trả lời
Đánh giá kết quả tổng hợp nhận xét đánh giá và
đưa ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn
thiện nội dung

Chuẩn kiến thức:
I. Hoá thạch và vai trò của hoá thạch trong ng/c lịch sử phát triển của sinh giới.
1. Hoá thạch
* Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
* Gồm:
- Hoá thạch là những xác nguyên vẹn: Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách
hoặc trong các lớp băng...

- Hoá thạch bằng đá (khuôn trong): Hoá thạch cá bảo tồn trong hạch đá...
- Hoá thạch dưới dạng dấu vết (khuôn ngoài): dấu chân, phân...
2. Vai trò của hoá thạch trong ng/c lịch sử phát triển của sinh giới.
- Hoá thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
+ Căn cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hoá thạch, có thể xác định được tuổi hoá
thạch và ngược lại.
+ Từ tuổi của hoá thạch chứa trong các lớp đất đá, có thể suy ra lịch sử xuất hiện,
phát triển, diệt vong của sinh vật và mqh giữa cá loài.
+ Hoá thạch là tài liệu có giá trị trong việc ng/c lịch sử hình thành vỏ quả đất.
* Để tính tuổi của các lớp đất, các mẫu hoá thạch -> dùng phương pháp đồng vị
phóng xạ
- Để xác định tuổi của các lớp đất và hoá thạch, người ta phân tích các đồng vị phóng
xạ có trong hoá thạch(đất đá)
VD: Dùng cacbon và Uran phóng xạ
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 3:
(Luyện tập) Trả lời các câu hỏi
1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi liên
quan đến hóa thạch
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, câu hỏi.
5. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi Vận dụng kiến thức vừa học trả lời
nhanh

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động 4: Giải quyết các vấn đề thực tế.
1. Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.

4. Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
5. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp
(Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này
là:
A. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và
chim.
C. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim.
D. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát
sinh bò sát.
Câu 2: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh
và bò sát phát sinh ở kỉ
A. Krêta. B. Cacbon. C. Ocđôvic. D. Pecmi.
Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp
(Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này
là:
A. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và
chim.
C. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim.
D. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát
sinh bò sát.
Câu 4: Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc
điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là
A.dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh
bò sát.
B.cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
C.cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.
D. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
Câu 5: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở

A. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
Tân sinh.
B. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại

 

C. kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
Trung sinh.
D. kỉ Triat (Tam điệp) của đại

Câu 6: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở
A. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh. B. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh.
C. kỉ Jura của đại Trung sinh. D. kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
Câu 7: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị

A. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
sinh.
B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung

C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh
Câu 8: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái
Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. B. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

C. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
sinh.
D. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân

Câu 9: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
A. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh. B. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại
Trung sinh.
C. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh. D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Câu 10: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, cho đến
nay, hoá thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất tìm thấy thuộc đại
A. Tân sinh. B. Trung sinh. C. Thái cổ. D. Nguyên sinh.
Câu 11: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp
than đá ở Quảng Ninh.
B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự
nhau.
D. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
Hướng dẫn về nhà :Trả lời câu hỏi SGK + Đọc bài tiếp theo 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống