Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất

Tải xuống 9 1.8 K 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
                                                            BÀI 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được quan điểm hiện đại về nguồn gốc sự sống. Vẽ được sơ đồ 3 giai đoạn
phát sinh và tiến hoá của sinh giới, so sánh được 3 giai đoạn.
- Phân tích được nội dung, kết quả, nhân tố tác động vào từng giai đoạn trong quá
trình phát sinh sự sống: Giai đoạn tiến hoá hoá học, giai đoạn tiền sinh học.
- Giải thích được vì sao ngày nay, sự sống không thể hình thành từ chất vô cơ theo
phương thức hoá học.
- Tìm hiểu một số giả thuyết về sự xuất hiện chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất.
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ, so sánh, kĩ năng hình thành khái niệm, kĩ năng hình thành giả thuyết.
3.Thái độ:
- Thấy được sự xuất hiện và tiến hoá của sinh giới như thế nào và chỉ dưới ánh sáng
sinh học hiện đại mới được quan niệm và giải quyết đúng đắn.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lý, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt:

TT Năng lực Các kỹ năng
1 Năng lực tự học - Tóm tắt SGK, chuẩn bị nội dung phiếu học tập.
2 Năng lực giao
tiếp
- Thông qua thảo luận nhóm.
3 NL giải quyết
vấn đề
- Phát hiện về sự phát triển của sinh giới

 

4 Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
- thuyết minh trả lời phiếu học tập.
5 Năng lực tư duy - Phân tích được vai trò của các nhân tố tiến hóa trong quá
trình tiến hóa.
6 NL nghiên cứu
khoa học
- NC về tiến hóa hóa học, tiền sinh học, sinh học.

II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
-
Một số hình ảnh liên quan đến bài dạy
Phiếu học tập 1:
-
Những nhân tố TH nào tác động nên giai đoạn này?
- Sự tổng hợp các chất hữu cơ theo phương thức hoá học diễn ra theo quy luật nào?
-Quả đất lúc đó còn rất thô sơ, chưa có sự sống. Vậy người ta đã chứng minh giả
thuyết trên ntn?
- Những giai đoạn nào trong quá trình tiến hoá hoá học chưa được chứng minh, mới
là giả thuyết?
- Các nhà khoa học cho rằng quá trình tiến hoá dẫn đến sự xuất hiện phức hợp các
phân tử hữu cơ có thể tự sao và và dịch mã diễn ra ntn?
- Theo thí nghiệm của S. Milơ, chất sống có thể được tạo ra theo con đường nhân
tạo không?
- Trong điều kiện sống hiện nay, các hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ chất
vô cơ nữa không?
- Vậy ngày nay, quá trình phát sinh sự sống diẽn ra theo phương thức nào? (Sinh học
trong cơ thể sống)
- Chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất có thể đến từ vũ trụ- hành tinh khác hay không?
Phiếu học tập 2:
- Thế nào là tiến hoá tiền sinh học?
- Sự hình thành nên các tế bào sơ khai được giải thích ntn?
- Coaxecva là gì? Nêu đặc điểm của coaxecva?
- Bản chất của Coaxecva?
- Coaxecva đã được gọi là SV chưa?

- Để trở thành 1 cơ thể sống độc lập có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống
thì coaxecva cần có thêm những đặc tính nào?
- Để tạo thành 1 thể sống độc lập, giảm bớt sự lệ thuộc vào MT, giúp cho quá trình
TĐC và NL diễn ra 1 cách chủ động, có chọn lọc, các coaxecva cần phải có yếu tố
nào?
- Để chuyển quá trình sinh sản cơ giới (phân chia cơ giới) sang phương thức sinh
học, giúp tạo ra những dạng sống giống chúng và di truyền các đặc điểm đó cho các
thế hệ sau, các coaxecva cần phải có cơ chế nào?
- ý nghĩa của các sự kiện trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học?
- Người ta đã chứng minh luận điểm này ntn?
- Giai đoạn này chịu tác động của những nhân tố nào?
2. Chuẩn bị của HS:
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo phân công của GV.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra,
đánh giá

Cấp độ
Tên
Bài học
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp
độ
thấp
Cấp
độ
cao
CÁC
BẰNG
CHỨNG
TIẾN
HOÁ
- Nêu được quan
điểm hiện đại về
nguồn gốc sự sống.
Vẽ được sơ đồ 3 giai
đoạn phát sinh và
tiến hoá của sinh
giới, so sánh được 3
giai đoạn.
- Phân tích được nội dung, kết quả, nhân
tố tác động vào từng giai đoạn trong quá
trình phát sinh sự sống: Giai đoạn tiến
hoá hoá học, giai đoạn tiền sinh học.
- Giải thích được vì sao ngày nay, sự
sống không thể hình thành từ chất vô cơ
theo phương thức hoá học.
Giải thích CLTn giúp hình thành tế bào
sơ khai ntn ?
- -

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1.
Tình huống xuất phát
( mức độ 2)
Sự sống được hình thành như thế nào?
1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề mà bằng kiến thức cũ chưa lí giải đầy đủ
hết.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, phiếu học tập ...
5. Sản phẩm: Dự kiến HS nêu được:
- Từ các chất vô cơ, hữu cơ.Chưa giải thích được vì sao?
Nội dung hoạt động 1 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
Sự sống được hình thành như thế
nào?
Suy nghĩ tìm câu trả lời
Thực hiện nhiệm
vụ
Gợi ý, hướng dẫn Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả Gọi HS trả lời Cá nhân trả lời
Đánh giá kết quả Nhận xét câu trả lời của HS,
chuyển ý vào bài.
HS muốn biết Sự sống
được hình thành như thế
nào?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu Tiến hóa hóa học.
1. Mục tiêu: các giai đoạn của tiến hóa hóa học.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: phiếu học tập, câu hỏi
5. Sản phẩm: Dự kiến HS hoàn thành cơ bản nội dung của phiếu học tập:
Nội dung hoạt động 2 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
phát phiếu học tập số 1cho
mỗi nhóm
Tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm
vụ
GV quan sát, theo dõi các nhóm
hoạt động, chủ động phát hiện
những học sinh khó khăn để giúp
đỡ;khuyến khích học sinh hợp
tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành
Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả Mỗi nhóm lần lượt trả lời 1 câu
trong PHT
Các nhóm trả lời
Đánh giá kết quả tổng hợp nhận xét đánh giá và
đưa ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn
thiện nội dung

Chuẩn kiến thức:
I. Tiến hoá hoá học:
- Năm 1920, Nhà Bác học Oparin (Nga) và Handan (Anh) đưa ra giả thuyết: Các
hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được xuất hiện bằng con đường
tổng hợp hoá học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoaị,
núi lửa...
* Tiến hoá hoá học: Là quá trình tiến hoá của các hợp chất hoá học.
- Nhân tố hoá học: Các chất khí trong khí quyển nguyên thuỷ CH4, NH3, H2, hơi
H2O.
- Nhân tố vật lí: Các nguồn năng lượng tự nhiên như bức xạ nhiệt của mặt trời, tia
tử ngoại, sự phóng điện trong khí quyển, hoạt động của núi lửa, sự phân rã của các
nguyên tố phóng xạ...
- Từ các chất vô cơ ( Chất hữu cơ đơn giản ( chất hữu cơ phức tạp (những đại phân
tử) ( những hệ đại phân tử.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Tiến hóa tiền sinh học.
1. Mục tiêu: các giai đoạn của tiến hóa tiền sinh học.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phân tích thông tin - vấn đáp
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: phiếu học tập, câu hỏi

5. Sản phẩm: Dự kiến HS hoàn thành cơ bản nội dung của phiếu học tập:
Nội dung hoạt động 2 :

Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
phát phiếu học tập số 2 cho
mỗi nhóm
Tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm
vụ
GV quan sát, theo dõi các nhóm
hoạt động, chủ động phát hiện
những học sinh khó khăn để giúp
đỡ;khuyến khích học sinh hợp
tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành
Suy nghĩ, thảo luận
Báo cáo kết quả Mỗi nhóm lần lượt trả lời 1 câu
trong PHT
Các nhóm trả lời
Đánh giá kết quả tổng hợp nhận xét đánh giá và
đưa ra kiến thức chuẩn.
Nghe, ghi chép, hoàn
thiện nội dung

Chuẩn kiến thức:
II. Tiến hoá tiền sinh học:
* KN: Là giai đoạn hình thành nên những tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên
những tế bào sống đầu tiên.
* Coaxecva:
- Các chất hữu cơ cao phân tử hoà tan trong nước tạo ra dung dịch keo, đông tụ lại
tạo thành cục đông coaxecva (Điều này đã được kiểm chứng trong PTN).
- Đặc điểm:
+ Có khả năng TĐC và NL với MT
+ Có khả năng phân chia và và duy trì thành phần hoá học của mình.
=> Như vậy: Coaxecva có đã có những đặc tính của sự sống là TĐC, sinh trưởng và
sinh sản.
- Bản chất: Pr hoặc Axitnucleic
* KL: Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học gồm các giai đoạn
Sự tạo thành coaxecva -> Sự hình thành lớp màng -> Sự xuất hiện các enzim -> Sự
xuất hiện cơ chế tự sao chép -> kết quả hình thành các tế bào sơ khai đầu tiên, chưa
phải là sinh vật.

* ý nghĩa:
- Sự hình thành lớp màng tạo nên các tế bào sơ khai:
+ Tách biệt các tế bào sơ khai với môi trường
+ Giúp các tế bào sơ khai TĐC theo phương thức sinh học.
- CLTN tác động nên các tế bào sơ khai: Chọn lọc, giữ lại những tế bào sơ khai có
khả năng phân chia, duy trì ổn định thành phần hoá học.
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4:
(Luyện tập) Trả lời các câu hỏi
1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi liên
quan đến sự hình thành sự sống
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: hỏi và trả lời
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, câu hỏi.
5. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi Vận dụng kiến thức vừa học trả lời
nhanh

Phân biệt TH hóa học, TH tiền sinh học và TH sinh học

Chỉ tiêu so
sánh
TH hoá học TH tiền sinh học TH sinh học
Khái niệm Là quá trình tiến
hóa hình thành các
phân tử và đại phân
tử hữu cơ theo
phương thức hoá
học với các nguồn
năng lượng tự nhiên
Là giai đoạn hình
thành những thể sống
đầu tiên
Là giai đoạn tiến
hoá phát triển của
giới sinh vật, từ
những sinh vật đơn
giản ban đầu đến
sinh vật ngày nay.
Nhân tố tác Nhân tố vật lí và hoá Nhân tố sinh Nhân tố sinh học:

 

động học là chủ yếu học(CLTN) BD, DT, CLTN
Kết quả Hình thành các
phân tử và đại phân
tử hữu cơ
Hình thành tế bào
nguyên thuỷ
(Prôtobiont)
Hình thành thế giới
SV da dạng ngày
nay

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Hoạt động 5: Giải quyết các vấn đề thực tế.
1. Mục tiêu: Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ hoạt động cá nhân
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Kiến thức đã học, tài liệu tham khảo khác, mạng internet...
5. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không
diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?
A. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
B. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
C. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
Câu 2: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái
Đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là
A. lipit. B. ADN. C. prôtêin. D. ARN.
Câu 3: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở
giai đoạn tiến hoá hoá học không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau
đây?
A. Năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.
B. Năng lượng từ hoạt động của núi lửa. D. Năng lượng từ bức xạ mặt
trời.
C. Năng lượng từ sự phóng điện trong tự nhiên.
Câu 4: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình
thành nên

A. các tế bào nhân thực. B. các đại phân tử hữu cơ.
C. các giọt côaxecva. D. các tế bào sơ khai.
Câu 5: Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của Oparin
và Handan. Trong thí nghiệm này, loại khí nào sau đây
không được sử dụng để tạo
môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất?
A. CH4. B. H2. C. NH3. D. O2.
Câu 6: Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của Oparin
và Handan. Trong thí nghiệm này, loại khí nào sau đây
không được sử dụng để tạo
môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất?
B. CH4. B. H2. C. NH3. D. O2.
Câu 7: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra
môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái
Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. CH4, NH3, H2 và hơi nước. B. N2, NH3, H2 và hơi nước.
C. CH4, CO2, H2 và hơi nước. D. CH4, CO, H2 và hơi nước.
Câu 8: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu
tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).
B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.
D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
Hướng dẫn về nhà :Trả lời câu hỏi SGK + Đọc bài tiếp theo 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống