Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 5: Di truyền học người

Tải xuống 4 2.6 K 28

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 5: Di truyền học người, tài liệu bao gồm 4 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi THPT QG môn Sinh học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC - LỚP 12

PHẦN I: DI TRUYỀN HỌC

Chương 5

DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

Câu 1: Một trong những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người là:

a. Có số lượng NST nhiều.                                                     b. Chịu tác động của môi trường.

c. Phương tiện kĩ thuật chưa hiện đại.                                    d. Di truyền y học kém phát triển.

Câu 2: Phương pháp phả hệ dùng để nghiên cứu:

a. Bộ NST.                                          b. Sự di truyền của một tính trạng qua nhiều thế hệ của một dòng họ.

c. Người đồng sinh.                            d. Di truyền phân tử.

Câu 3: Phương pháp nghiên cứu không áp dụng cho người là:

a. Phương pháp phả hệ.                                  b. Phương pháp người đồng sinh.     

c. Phương pháp tế bào.                                   d. Phương pháp gây đột biến.

Câu 4: Điều nào không đúng trong phương pháp phả hệ?

a. Phát hiện gen nằm trên NST thường.                     b. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X.

c. Phát hiện đột biến cấu trúc NST.                            d. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y.

Câu 5: Xây dựng phả hệ cần ít nhất qua:

a. 2 thế hệ.                               b. 3 thế hệ.                              c. 4 thế hệ.                               d. 5 thế hệ.

Câu 6: Bệnh máu không đông có thể xác định bằng phương pháp:

a. Người đồng sinh.                b. Tế bào.                                c. Phân tử.                               d. Phả hệ.

Câu 7: Dùng phương phap phả hệ có thể khắc phục được một trong các khó khăn khi nghiên cứu di truyền ở người là:

a. Không thể xây dựng phép lai tuỳ ý.                                b. Để xác định tính trạng do gen lặn.

c. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.             d. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.

Câu 8: Bố mẹ bình thưòng cả về bệnh bạch tạng và mù màu (bệnh bạch tạng do gen lặn b nằm trên NST thường; bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X) nhưng có con trai mắc cà 2 loại bệnh trên. Xác định kiểu gen của bố và mẹ?

a. AAXmY x AAXMXM.                                              b. AaXMY x AaXMXM.                      

c. AaXMY x AaXMXM .                                               d. AAXMY x aaXMXM.

Câu 9: Qua nghiên cứu phả hệ đã phát hiện được:

a. Tóc quăn do gen trội trên NST thường.                             b. Bệnh hồng cầu liềm.

c. Bệnh ung thư máu.                                                             d. Hội chứng Đao.

Câu 10: Mục đích của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là:

a. Phát hiện các loại bệnh có liên quan đến đột biến gen.

b. Phát hiện các loại bệnh có liên quan đến đột biến NST.

c. Xác định vai trò của di truyền và ngoại cảnh trong sự biểu hiện tín trạng.

d. Xác định các loại bệnh di truyền khác.

Câu 11: Điều không đúng khi nói về người đồng sinh cùng trứng:

a. Có cùng kiểu gen.                                                   b. Có cùng kiểu hình.            

c. Khác nhau về nhóm máu.                                       d. Giống nhau về giới tính.

Câu 12: Người đồng sinh khác trứng là:

a. Từ hai hay nhiều tinh trùng thụ tinh với hai hay nhiều tế bào trứng.

b. Từ một tế bào trứng thụ tinh với một tinh trùng.

c. Từ hai hay nhiều tinh trùng thụ tinh với một tế bào trứng.

d. Từ hai hay nhiều tinh trùng thụ tinh với hai hay nhiều tế trứng ở cùng một thời điểm.

Câu 13: Phương pháp không dùng trong nghiên cứu di truyền người là:

a. Phương pháp gây đột biến.                         b. Phương pháp phả hệ.

c. Phương pháp tế bào.                                   d. Phương pháp phân tử.

Câu 14: Phương pháp di truyền tế bào dùng để kiểm tra:

a. Gen, ADN.              b. Tế bào học bộ NS.              c. ADN và bộ NST.                d. Gen và NST.

Câu 15: Xây dựng bản đồ gen người dựa trên phương pháp nghiên cứu:

a. Phả hệ.                    b. Người đồng sinh.                c. Tế bào học.                         d. Di truyền phân tử.

Câu 16: Hội chứng Đao phát hiện bằng phương pháp:

a. Di truyền phân tử.               b. Di truyền tế bào.                 c. Người đồng sinh.                d. Phả hệ.

Câu 17: Di truyền y học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kì:

a. Trước sinh.                          b. Sắp sinh.                             c. Mới sinh.                             d. Con bú mẹ.

Câu 18: Lời khuyên cho những bà mẹ để tránh sinh con mắc hội chứng Đao không nên sinh ở tuổi:

a. Dưới 30.                              b. 30 – 35.                               c. 35 – 40.                               d. Trên 40.

Câu 19: Loạn dưỡng cơ Đuxen là bệnh do:

a. Đột biến gen trội nằm trên NST thường.                            b. Đột biến gen lặn nằm trên NST thường.

c. Đột biến gen lặn  nằm trên NST giới tính X.                      d. Đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính Y.

Câu 20: Loại bệnh không thuộc đột biến dị bội ở người là hội chứng:

a. Claifentơ.                            b. Tiếng mèo kêu.                   c. Đao.                                     d. Tơcnơ.

Câu 21: Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X ( không có alen trên NST giới tính Y) có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh?

a. 1.                                         b. 2.                                         c. 3.                                         d. 4.

Câu 22: Bệnh mù màu và máu không đông do các đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X, mẹ có kiểu gen XMhXmH, hiện tượng gì đã xảy ra khi sinh một con trai mắc cả 2 loại bệnh trên?

a. Do di truyền thẳng từ mẹ.                                                   b. Do di truyền chéo từ mẹ.           

c. Do di truyền từ cả bố và mẹ.                                              d. Do mẹ phát sinh hoán vị gen.

Câu 23: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen bệnh tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con?

a. 12,5%.                                 b. 25%.                                    c. 50%.                                    d. 75%.

Câu 24: Bệnh phênylkêtônuria là bệnh di truyền do:

a. Đột biến gen trội nằm trên NST thường.                            b. Đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X.

c. Đột biến gen lặn nằm trên NST thường.                             d. Đột biến gen nằm trên NST giới tính Y.

Câu 25: Nhược điểm của phương pháp phả hệ là:

a. Khó phát hiện ngay tính trạng di truyền hay không di truyền.      

b. Khó phát hiện tính trạng do gen trội quy định.                  c. Khó phát hiện tính trạng do gen lặn quy định.

d. Khó phát hiện gen nằm trên NST thường.

Câu 26: Phương pháp nghiên cứu tế bào quan sát NST ở chu kì nguyên phân:

a. Kì đầu.                                b. Kì giữa.                               c. Kì sau.                                 d. Kì cuối.

Câu 27: Qua phương pháp nghiên cứu tế bào phát hiện được:

a. Sai lệch NST về cấu trúc.                                                   b. Sai lệch NST về số lượng.

c. Sai lệch của NST về cấu trúc và số lượng.                         d. Các gen nằm trên NST thường hay giới tính.

Câu 28: Hội chứng đột biến NST ở người thường gặp là:

a. Hội chứng Đao.       b. Hội chứng Claifentơ.          c. Hội chứng Tơcnơ.           d. Hội chứng thể 3 nhiễm X.

Câu 29: Loại bệnh di truyền ở người có thể điều trị được là:

a. Hội chứng Tơcnơ.           b. Hội chứng Đao.          c. Bệnh tiểu đường.            d. Hội chứng Claifentơ.

Câu 30: Đặc điểm không có ở đột biến NST là:

a. Gây sẩy thai.       b. Không di truyền từ đời trước.       c. Làm thay đổi kiểu hình.          d. Xuất hiện lặp lại.

Câu 31: Dạng đột biến NST gây tử vong cao ở người là:

a. Hội chứng tiếng mèo kêu.                                                   b. Hội chứng Đao.                 

c. Hội chứng Claifentơ.                                                          d. Hội chứng thể 3 nhiễm X.

Câu 32: Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, bố mẹ có mang gen bệnh tiềm ẩn, xác suất con của họ bị mắc bệnh này là:

a. 1/2                                b. 1/4                                    c. 1/6                                      d. 1/8

Câu 33: Bệnh phênylkêtônuria có thể phát hiện sớm bằng phương pháp:

a. Nghiên cứu phả hệ.                                     b. Di truyền tế bào.                

c. Di truyền phân tử.                                       d. Dùng giấy chỉ thị màu thử nước tiểu trẻ sơ sinh.

Câu 34: Nguyên nhân gây bệnh Bệnh phênylkêtônuria là:

a. Thiếu enzim xúc tác chuyển hoá phênylalanin.

b. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi bêta của hêmôglôbin.

c. Bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu.                         d. Do đột biến nhiễm sắc thể.

Câu 35: Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên NST X thường gặp ở nam giới vì:

a. Do cơ thể nam dễ mẫn cảm với bệnh.                                b. Chỉ mang một NST X.

c. Có mang NST Y.                                                                d. Dễ xảy ra đột biến NST.

 

Xem thêm
Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 5: Di truyền học người (trang 1)
Trang 1
Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 5: Di truyền học người (trang 2)
Trang 2
Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 5: Di truyền học người (trang 3)
Trang 3
Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 5: Di truyền học người (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống