Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ, tài liệu bao gồm 27 trang gồm có các câu trắc nghiệm. Tài liệu được tổng hợp từ các tài liệu ôn thi hay nhất  giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi sắp hới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây

Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ

Nội dung gồm có

THỂ TÍCH – MẶT CẦU – MẶT NÓN – MẶT TRỤ

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU

 

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Bài 1. Khái niệm khối đa diện.

Câu 1. Số cạnh của một khối chóp có đáy là một tam giác là:

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 2. Số đỉnh của một khối hộp chữ nhật là:

A. 7

B. 8

C. 10

D. 12

Câu 3. Số đỉnh của một khối lăng trụ đứng có đáy là tam giác là:

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 4. Cho khối tứ diện ABCD. Lấy một điểm M nằm giữa A và B, một điểm N nằm giữa C và D. Bằng hai mặt phẳng (MCD)(NAB) ta chia khối tứ diện đã cho thành bốn khối tứ diện:

A. AMCN, AMND, AMCD, BMCN

B. AMCD, AMND, BMCN, BMND

C. AMCD, AMND, BMCN, BMND

D. BMCD, BMND, AMCN, AMDN

Câu 5. Phép đối xứng qua mặt phẳng (P) biến đường thẳng d thành đường thẳng d’ cắt d khi và chỉ khi:

A. d cắt (P).

B. d nằm trên (P).

C. d cắt (P) nhưng không vuông góc với (P).

D. d song với (P).

Bài 2. Khối đa diện lồi và khối đa diện đều.

* Nhận biết

Câu 1. Số đỉnh của một tứ diện đều là:

A. 5

B. 4

C. 6

D. 7

Câu 2. Số cạnh của một khối lập phương là:

A. 8

B. 10

C. 6

D. 12

Câu 3. Số đỉnh của một hình bát diện đều là:

A. 6

B. 8

C. 12

D. 10

Câu 4. Số cạnh của một khối chóp tứ giác đều là:

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 5. Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?

A. Hình lập phương là đa diện lồi.

B. Tứ diện là đa diện lồi.

C. Hình tạo bởi hai tứ diện đều ghép với nhau là một hình đa diện lồi.

D. Hình hộp là đa diện lồi.

Câu 6. Có bao nhiêu loại khối đa diện đều?

A. 3

B.5

C.20

D.Vô số

Câu 7. Khối đa diện đều nào sau đây có mặt không phải là tam giác đều?

A. Thập nhị diện đều

B. Nhị thập diện đều

C. Bát diện đều

D. Tứ diện đều

Câu 8. Kim Tự Tháp ở Ai Cập có hình dáng của khối đa diện nào sau đây

A. Khối chóp tam giác đều

B. Khối chóp tứ giác

C. Khối chóp tam giác

D. Khối chóp tứ giác đều

Câu 9. Mỗi đỉnh của bát diện đều là đỉnh chung của bao nhiêu cạnh?

A. 3

B. 5

C. 8

D. 4

Câu 10. Khối chóp đều S.ABCD có mặt đáy là:

A. Hình bình hành

B. Hình chữ nhật

C. Hình thoi

D. Hình vuông

Câu 11. Số mặt phẳng đối xứng của hình lập phương là:

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 12. Số mặt phẳng đối xứng của hình bát diện đều là:

A. 3.

B. 6.

C. 9.

D. 12.

Câu 13. Số mặt phẳng đối xứng của khối tứ diện đều là:

A. 1

B. 2

C. 6

D. 3

Câu 14. Nếu không sử dụng thêm điểm nào khác ngoài các đỉnh của hình lập phương thì có thể chia hình lập phương thành

A. Một tứ diện đều và bốn hình chóp tam giác giác đều

B. Năm tứ diện đều

C. Bốn tứ diện đều và một hình chóp tam giác đều

D. Năm hình chóp tam giác giác đều, không có tứ diện đều

Bài 3. Thể tích khối đa diện

* Nhận biết

Câu 1. Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B và chiều cao h là:

A. \(V = Bh\)

B. \(V = \frac{1}{2}Bh\)

C. \(V = 2Bh\)

D. \(V = \frac{1}{3}Bh\)

Câu 2. Thể tích khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là:

A. \(V = Bh\)

B. \(V = \frac{1}{2}Bh\)

C. \(V = 2Bh\)

D. \(V = \frac{1}{3}Bh\)

Câu 3. Gọi a, b, c lần lượt là ba kích thước của một khối hộp chữ nhật H và V là thể tích của khối hộp chữ nhật H . Khi đó V được tính bởi công thức:

A. \(V = \frac{1}{3}abc\)

B. \(V = \frac{1}{2}abc\)

C. \(V = abc\)

D. \(V = 3abc\)

Câu 4. Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh bằng a . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC.A’B’C’.

A.\(V = \frac{{{a^3}}}{2}\)

B.\(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)

C.\(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)

D.\(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)

Câu 5. Cho hình chóp tam giác S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A, AB = a , AC = 2a, cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và SA = a . Tính thể tích V của khối chóp S.ABC

A. \(V = {a^3}\)

B. \(V = \frac{{{a^3}}}{2}\)

C. \(V = \frac{{{a^3}}}{3}\)

D. \(V = \frac{{{a^3}}}{4}\)

Câu 6. Cho hình chóp tam giác S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và SA = a . Tính thể tích V của khối chóp S.ABC

A. \(V = \frac{2}{3}{a^3}\)

B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)

C. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)

Câu 7. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và SA = \(a\sqrt 2 \). Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD

A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)

B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{4}\)

C. \(V = {a^3}\sqrt 2 \)

D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)

Câu 8. Cho hình chóp tam giác S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh 2a , cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và \(SB = a\sqrt 5 \). Tính thể tích V của khối chóp S.ABC . A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

B. \(V = {a^3}\sqrt 3 \)

C.  \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)

D.  \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)

Câu 9. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh \(a\sqrt 2 \), cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và \(SA = AC = a\sqrt 2 \). Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD .

A.\(V = \frac{{2{a^3}}}{3}\)

B.\(V = \frac{{{a^3}}}{3}\)

C.\(V = 2{a^3}\)

D.\(V = \frac{{4{a^3}}}{3}\)

Câu 10. Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và \(SA = AC = a\sqrt 2 \). Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD . A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)

B. \[\;V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{9}\]

C. \(V = {a^3}\sqrt 2 \)

D. \[V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}\]

Câu 11. Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy \(a\sqrt 3 \), cạnh bên bằng 2a . Tính thể tích V của khối chóp S.ABC.

A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)

B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)

C. \(V = \frac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)

 

D. \(V = \frac{{{a^3}}}{4}\)

Câu 13. Cho hình chóp S.ABC .Trên các đoạn thẳng SA, SB, SC lần lượt lấy ba điểm A’, B’, C’ khác với S . Khẳng định nào sau đây là đúng.

A. \(\frac{{{V_{S.A'B'C'}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \frac{{SA}}{{SA'}}.\frac{{SB}}{{SB'}}.\frac{{SC}}{{SC'}}\)

B. \(\frac{{{V_{S.ABC}}}}{{{V_{S.A'B'C'}}}} = \frac{{SA}}{{SA'}}.\frac{{SB}}{{SB'}}.\frac{{SC}}{{SC'}}\)

C. \(\frac{{{V_{S.A'B'C'}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \frac{1}{3}.\frac{{SA'}}{{SA}}.\frac{{SB'}}{{SB}}.\frac{{SC'}}{{SC}}\)

D. \(\frac{{{V_{S.ABC}}}}{{{V_{S.A'B'C'}}}} = 3.\frac{{SA'}}{{SA}}.\frac{{SB'}}{{SB}}.\frac{{SC'}}{{SC}}\)

Câu 14. Thể tích khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là:

A. \(V = \frac{1}{3}Bh\)

B. \(V = Bh\)

C. \(V = \frac{1}{2}Bh\)

D. \(V = 3Bh\)

Câu 15. Khối đa điện nào sau đây có công thức tính thể tích là \(V = \frac{1}{3}Bh\)

A. Khối lăng trụ

B. Khối chóp

C. Khối lập phương

D. Khối hộp chữ nhật

Câu 16. Cho một khối chóp có thể tích bằng V . Khi giảm diện tích đa giác đáy xuống còn \(\frac{1}{3}\) diện tích đa giác đáy ban đầu thì thể tích khối chóp lúc đó bằng:

A. \(\frac{V}{9}\)

B. \(\frac{V}{6}\)

C. \(\frac{V}{3}\)

D. \(\frac{V}{9}\)

\(\frac{V}{9}\). Khi tăng độ dài tất cả các cạnh của một khối hộp chữ nhật lên gấp đôi thì thể tích khối hộp tương ứng sẽ:

A. tăng 2 lần

B. tăng 4 lần

C. tăng 6 lần

D. tăng 8 lần

Câu 18. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a~. Biết SA ^ (ABCD) và \(SA = a\sqrt 3 \). Thể tích của khối chóp S.ABCD là:

A. \({a^3}\sqrt 3 \)

B. \(\frac{{{a^3}}}{4}\)

C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)

D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)

 Câu 19. Thể tích của chóp tam giác đều có tất cả các cạnh đều bằng a là:

A. \({a^3}\frac{{\sqrt 2 }}{{12}}\)

B. \({a^3}\frac{{\sqrt 2 }}{4}\)

C. \({a^3}\frac{{\sqrt 2 }}{6}\)

D. \({a^3}\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

Câu 20. Cho hình lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy bằng ?, cạnh bên bằng 2?. Thể tích của khối lăng trụ là:

A. \({a^3}\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

B. \({a^3}\frac{{\sqrt 3 }}{6}\)

C. \({a^3}\)

D. \(\frac{{{a^3}}}{3}\)

Câu 21. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a~. SA \( \bot \)(ABC) và SA\( = a\sqrt 3 \). Thể tích khối chóp S.ABC là :

A. \(\frac{{3{a^3}}}{4}\)

B. \(\frac{{{a^3}}}{4}\)

C. \(\frac{{3{a^3}}}{8}\)

D. \(\frac{{3{a^3}}}{6}\)

Câu 22. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a~. SA ^ (ABCD) và SB = \(\sqrt 3 \) . Thể tích khối chóp S.ABCD là :

A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}\)

B. \({a^3}\sqrt 2 \)

C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)

D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)

Câu 23. Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B biết AB = a , AC = 2 a . SA ^ (ABC) và SA=\(a\sqrt 3 \). Thể tích khối chóp S.ABC là :

A.3a34

B.a34

C.3a38

D.a32

A

Xem thêm
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 1)
Trang 1
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 2)
Trang 2
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 3)
Trang 3
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 4)
Trang 4
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 5)
Trang 5
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 6)
Trang 6
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 7)
Trang 7
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 8)
Trang 8
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 9)
Trang 9
Tuyển chọn các câu trắc nghiệm về thể tích mặt cầu, mặt nón, mặt trụ (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 27 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống