Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555

Tải xuống 9 2.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                               Bài 35: ƯU THẾ LAI
I. MỤC TIÊU
:
1. Kiến thức
:
- HS hiểu và trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu
thế lai.
- Hiểu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
- Giải thích được lí do không dùng con lai F
1 để nhân giống, các biện pháp duy trì
ưu thế lai.
- Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo
con lai kinh tế ở nước ta.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (6p)
:

Câu1: Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua
nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ ?
Câu2: Trong chọn giống người ta dùng hai phương pháp: tự thụ phấn bắt buộc và
giao phối gần nhằm mục đích gì ?
*
Đáp án:
Câu1: Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật
gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại . VD ( HS
tự nêu )
Câu2: Trong chọn giống người ta thường dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc
ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV để củng cố và giữ tính ổn định của một số
tính trạng mong muốn , tạo dòng thuần đ/giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các
gen xấu để loại ra khỏi quần thể .
3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng
lực quan sát, năng lực giao tiếp.
- GV hỏi:
? Kể tên một số giống lai trong sản xuất nông nghiệp?
? Những giống này có những đặc điểm nổi bật nào? Vì sao có được những đặc điểm
đó?
- GV: Nhận xét, bổ sung vào bài mới: “Ưu thế lai”.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
lí do không dùng con lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai.
- khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo con lai kinh tế ở nước ta.


3

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- GV cho HS quan sát H
35 phóng to và đặt câu
hỏi:
? So sánh cây và bắp ngô
của 2 dòng tự thụ phấn với
cây và bắp ngô ở cơ thể lai
F
1 trong H 35?
- GV nhận xét ý kiến của
HS và cho biết: hiện tượng
trên được gọi là ưu thế lai.
? Ưu thế lai là gì? Cho
VD minh hoạ ưu thế
lai ở động vật và thực
vật?
- GV cung cấp thêm 1 số
VD.
- HS quan sát hình, chú ý đặc
điểm: chiều cao cây, chiều
dài bắp, số lượng hạt
hiểu
được :
+ Cơ thể lai F
1 có nhiều đặc
điểm trội hơn cây bố mẹ.
- HS nghiên cứu SGK, kết
hợp với nội dung vừa so sánh
nêu khái niệm ưu thế lai.
+ HS lấy VD.
I. Ưu thế lai (10p).
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ
thể lai F
1có sức sống cao hơn,
phát triển mạnh hơn, chống
chịu tốt hơn, các tính trạng
năng suất cao hơn trung bình
giữa hai bố mẹ hoặc trội vượt
cả bố mẹ.
Ví dụ : + ở thực vật: cà chua
hồng Việt nam x cà chua Ba
lan
+ Ở động vật: gà Đông cảo x
gà ri; vịt x ngan
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất
ở F
1 sau đó giảm dần qua các
thế hệ.
- Yêu cầu HS đọc thông
tin SGK và trả lời câu hỏi:
? Tại sao khi lai 2 dòng
thuần ưu thế lai thể hiện
rõ nhất?
? Tại sao ưu thế lai biểu
hiện rõ nhất ở F
1 sau đó
giảm dần qua các thế hệ?
- HS nghiên cứu SGK, thảo
luận nhóm. Đại diện HS trả
lời, HS khác n/xét, bổ sung:
+ Ưu thế lai rõ vì xuất hiện
nhiều gen trội có lợi ở con lai
F
1.
II. Nguyên nhân của hiện
tượng ưu thế lai (8p)
.
- Khi lai 2 dòng thuần, ưu thế
lai lại biểu hiện rõ nhất vì
các gen trội có lợi được biểu
hiện ở F
1.
- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất
ở F
1 sau đó giảm dần qua các


4

- GV giúp HS rút ra kết
luận.
? Muốn duy trì ưu thế lai
con người đã làm gì?
-
GV n/xét và chốt ý.
+ Các thế hệ sau ưu thế lai
giảm dần vì tỉ lệ thể dị hợp
giảm.
+ Nhân giống vô tính.
thế hệ vì ở F1 tỉ lệ các cặp gen
dị hợp cao nhất và sau đó
giảm dần.
P: AAbbCC x aaBBcc
GP: AbC aBc
F
1 : AaBbCc
(F
1 mang 3 gen trội)
-GV yêu cầu HS đọc
thông tin SGK, hỏi:
? Con người đã tiến hành
tạo ưu thế lai ở cây trồng
bằng phương pháp nào?
? Nêu VD cụ thể?
- GV giải thích thêm về
lai khác thứ và lai khác
dòng.
- Lai khác dòng được sử
dụng phổ biến hơn.
? Con người đã tiến
hành tạo ưu thế lai ở
vật nuôi bằng phương
pháp nào?VD?
- GV cho HS quan sát
tranh ảnh về các giống vật
nuôi.
- HS nghiên cứu SGK mục
III để trả lời.
+ Lai khác dòng, lai khác
thứ.
+ HS nêu ví dụ.
- HS lăng nghe, tiếp thu.
- HS nghiên cứu SGK và
hiểu được các phương pháp.
+ Lai kinh tế: ở lợn, bò.
- HS quan sát tranh vận dụng
trả lời.
+ Dùng phương pháp lai kinh
tế.
III. Các phương pháp tạo
ưu thế lai (14p)
1. Phương pháp tạo ưu thế
lai ở cây trồng
:
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng
tự thụ phấn rồi cho giao phấn
với nhau.
VD: ở ngô lai (F
1) có năng
suất cao hơn từ 25 – 30 % so
giống ngô tốt.
- Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ
hoặc tổng hợp nhiều thứ của
1 loài.
VD: Lúa DT
17 tạo ra từ tổ
hợp lai giữa giống lúa DT
10
với OM80 năng suất cao
(DT
10 và chất lượng cao
(OM
80).
2. Phương pháp tạo ưu thế
lai ở vật nuôi
:


5

? Ở vật nuôi người ta
dùng phương pháp lai
nào là chủ yếu?
? Lai kinh tế là gì?
? Tại sao không dùng con
lai F
1 để nhân giống?
- GV mở rộng: ở nước ta
lai kinh tế thường dùng
con cái trong nước lai với
con đực giống ngoại.
- Áp dụng kĩ thuật giữ tinh
đông lạnh.
+ HS nêu khái niệm lai kinh
tế.
+ Nếu nhân giống thì sang
thế hệ sau các gen lặn gây hại
ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu
hiện tính trạng.
- Lai kinh tế: cho giao phối
giữa cặp vật nuôi bố mẹ
thuộc 2 dòng thuần khác
nhau rồi dùng con lai F
1 làm
sản phẩm.
VD: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn
Đại Bạch
Lợn con mới đẻ
nặng 0,7 – 0,8 kg tăng trọng
nhanh, tỉ lệ nạc cao.

 

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp
tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1:
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa:
A. Các cá thể khác loài
B. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
C. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ
D. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây
Câu 2:
Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ
nhất ở thế hệ con lai:
A. Thứ 1
B. Thứ 2


6

C. Thứ 3
D. Mọi thế hệ
Câu 3:
Lai kinh tế là:
A. Cho vật nuôi giao phối cận huyết qua một, hai thế hệ rồi dùng con lai làm sản
phẩm
B. Lai giữa 2 loài khác nhau rồi dùng con lai làm giống
C. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm giống
D. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm sản phẩm
Câu 4:
Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?
A. Giao phối gần
B. Cho F1 lai với cây P
C Lai khác dòng
D. Lai kinh tế
Câu 5:
Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây?
A. Tự thụ phấn
B. Cho cây F1 lai với cây P
C. Lai khác dòng
D. Lai phân tích
Câu 6:
Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ:
A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ .
B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ .
C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ .
Câu 7:


7

Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:
A. Lai khác dòng
B. Lai kinh tế
C. Lai phân tích
D. Tạo ra các dòng thuần
Câu 8:
Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều
trứng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế có nhiều thuận lợi đối với các vật
nuôi nào sau đây?
A. Bò và lợn
B. Gà và lợn
C. Vịt và cá
D. Bò và vịt
Câu 9:
Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào?
A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau
B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép…
C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau
D. Cho F1 lai với P
Câu 10.
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?
A. P: AABbDD X AABbDD
B. P: AaBBDD X Aabbdd
C. P: AAbbDD X aaBBdd
D. P: aabbdd X aabbdd
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.


8

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh
tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
Câu1/ Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng
ưu thế lai để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? (MĐ2)
Câu2/ Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F
1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? (MĐ2)
Câu3/ Lai kinh tế là gì? ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví
dụ? (MĐ3)
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Đáp án:
Câu1/ Hiện tượng cơ thể lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu
tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội
hơn cả 2 dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.
- Cơ sở di truyền học: ( Nội dung II)
- Người ta không dùng cơ thể lai F
1 làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau qua phân li
sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm.
- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết,
ghép,...)
Câu2/ Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F
1 sau đó giảm dần qua các thế hệ (Nội dung 2)
Câu3/ Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau
rồi dùng cơ thể lai F
1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

 

Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với
con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Ví dụ: Con cái là ỉ Móng cái lai với con đực Đại
Bạch.
Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao
sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?
Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai ,
tại sao?

4. Dặn dò (1p):
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Soạn trước bài mới: “ Thực hành: Tập dượt các thao tác giao phấn”
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai mới nhất - CV5555 (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống