Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
-HS trình bày được khái niệm thoái hoá giống
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK, trao đổi theo nhóm và quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
3/ Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 34.1-3 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 34.1-3 SGK.
2/ Học sinh:
- Đọc trước bài
-Ôn lại kiến thức chương I
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới
Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1/ Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn: - GV cho HS đọc SGK, quan sát tranh phóng to hình 43.1 SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện.
2/ Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật: - Yêu cầu HS Q/s tranh phóng to hình 34.2 SGK và nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi:
+ Giao phối gần là gì?
+ Hậu quả của giao phối gần? + Thoái hoá là gì? |
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Qua thảo luận, dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm nêu lên được: -Biểu hiện: Cây (ngô) tự thụ phấn sau nhiều thế hệ chiều cao cây giảm, bắp dị dạng ít hạt
- HS Q/s tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Giao phối giữa con cái sinh ra trong cùng một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái giao phối gần - Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh HS trả lời, hs khác nhận xét bổ sung |
KL
-Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu , năng suất giảm
-Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái
Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động học sinh |
- Yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi sau: + Thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần. + Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV lại gây ra hiện tượng thoái hóa? - GV giải thích cho HS: Một số loài thực vật tự thụ phấn cao độ (cà chua, đậu Hà lan...) hoặc thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, cu gáy...) không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối gần. Vì chúng đang có những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. |
- HS Q/s hình 34.3 SGK, tìm hiểu mục II SGK, thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời. Một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp cùng xây dựng đáp án. * Kết luận: -Đồng hợp tăng, dị hợp giảm -Thể đồng hợp lặn biểu hiện bằng các tính trạng có hại. |
KL:
-Do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các thể đồng hợp lặn, biểu hiện bằng các tính trạng có hại.
Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- Cho HS đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sSGK. + Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống? |
- HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, thống nhất câu trả lời. Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận và cùng xây dựng đáp án.
|
KL
- Củng cố một số tính trạng mong muốn
-Tạo dòng thuần
-Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể
-Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thể lai
4/ Kiểm tra đánh giá:
5/ Dặn dò: