Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất - CV5512

Tải xuống 4 2.8 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                     BÀI 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến
các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
+ Qua bài này, HS giải thích được sự thích nghi của sinh vật trong tự nhiên từ đó có
biện pháp chăm sóc sinh vật thích hợp.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
+ Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, suy luận.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống của sinh vật
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh phóng to H 43.1; 43.2 ; 43.3 SGK
Bảng 43.1 và 43.2 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Kiểm tra
: GV nêu câu hỏi:
? Tìm đặc điểm khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng? Cho Ví dụ cụ thể
? Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào ?
2.Bài mới:
A.Khởi động:
- Mục tiêu
: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV yêu cầu hs tìm hiểu xem giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của các nghành sinh vật
đã học ở lớp 7. Rút ra sự liên quan giữa tiến hóa về tổ chức cơ thể và giới hạn về
nhiệt độ.

B.Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu:Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1:TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Mục tiêu cần đạt:
- HS phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và đặc điểm sinh lí của
thực vật và động vật
-Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ tới tập tính của sinh vật và phân biệt nhóm sinh
vật

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin
SGK.
+ Sinh vật sống được ở khoảng nhiệt độ nào?
B2:GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Sinh vật sống được ở khoảng nhiệt độ nào?
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới cấu tạo cơ thể sinh vật như
thế nào?
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế
nào?
B3:HS trả lời – bổ sung
GV phân biệt sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến
nhiệt.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 43.1 SGK
- Nhiệt độ mà sinh vật sống được là 0
0C – 500C
- HS nghiên cứu thông tin nêu được: nhiệt độ ảnh
hưởng tới các hoạt động sinh lý,sinh thái của sinh vật.
B4:GV chốt lại kiển thức.
Nhiệt độ môi trường ảnh
hưởng tới hình thái, hoạt động
sinh lý của sinh vật.
- Hình thành hai nhóm sinh
vật:
- Sinh vật hằng nhiệt: là sinh
vật có nhiệt độ cơ thể không
phụ thuộc nhiệt độ môi trường
sống
- Sinh vật biến nhiệt: là sinh
vật có nhiệt độ cơ thể phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường
sống (nhưng trong giới hạn
của loài)

 

Nhóm sinh vât Tên sinh vật Môi trường sống

 

Sinh vật biến nhiết Ao, sông , suối ...
Sinh vật hằng nhiệt Chim Cây

Hoạt động 2:TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG CỦA
SINH VẬT
Mục tiêu cần đạt:
- Phân tích được ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống động vật và thực vật.

B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung
thông tin SGK.
Hoàn thành bảng 43.1
B2:GV nhận xét chung và đưa ra bảng
kiến thức chuẩn
GV tiếp tục đặt câu hỏi
+ Nơi sống ảnh hưởng tới đặc điểm nào
của sinh vật?
Độ ẩm ảnh hưởng tới đời sống sinh vật
như thế nào?
B3:HS trả lời – bổ sung
- HS nêu được: ảnh hưởng tới hình thái,
sinh lý của sinh vật
B4:GVchốt lại kiển thức.
- Sinh vật thích nghi với môi trường sống
có độ ẩm khác nhau. Từ đó hình thành
nhóm sinh vật
* Thực vật:
+ Nhóm ưa ẩm: lúa nước, dương xỉ, cây
ráy…
+ Nhóm chịu hạn: xương rồng, thông, phi
lao…
* Động vật
+ Nhóm ưa ẩm: giun đất, ếch nhái…
+ Nhóm ưa khô: Thằn lằn , Rắn, lạc đà…

 

Các nhóm sinh vật Tên sinh vật Nơi sống
Thực vật ưa ẩm Cây lúa nước Ruộng nước
Thực vật chịu hạn Cây xương rồng Bãi cát

 

Động vật ưa ẩm Ếch Ao, hồ
Động vật ưa khô Chim Trên cây

Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK
3.Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
? Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào ? Cho ví dụ
minh hoạ
? Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào
4.Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học
tập suốt đời.
-Sưu tầm tư liệu về rừng cây, nốt rể đậu, địa y.
5.Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc và chuẩn bị trước bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống