Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng thảo luận theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và quan sát, phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức.
3/ Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, bảo vệ sinh vật
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên:
-Tranh phóng to hình 43.1-3 SGK
-Bảng phụ ghi nội dung bảng 43.1, 43.2 SGK
2/ Học sinh:
-Đọc trước bài
-Kẻ bảng 43.1, 43.2 sgk vào vở bài tập
III/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- GV treo tranh phóng to hình 43.1-2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu mục I SGK để thực hiện sSGK.
- Từ kết luận trên, GV gợi ý để HS nêu lên được: Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0oC đến 50oC. Tuy nhiên cũng có một số SV sống được ở nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng) hoặc ở nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27oC).
|
- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. * Kết luận: + Nhiệt độ ảnh hưởng tới quang hợp và hô hấp của thực vật: Cây chỉ quang hợp và hô hấp tốt ở nhiệt độ 20oC- 30oC. Cây ngừng quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ quá thấp (0oC) hoặc quá cao (hơn 40oC).
- HS độc lập nghiên cứu các ví dụ, rồi thảo luận theo nhóm, tìm các cụm từ phùg hợp điền vào ô trống hoàn thiện bảng 43.1 SGK. * Đáp án: Các SV biến nhiệt và hằng nhiệt (đây là một ví dụ) |
*KL
-Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái , hoạt động sinh lí của sinh vật
-Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và nhóm sinh vật hằng nhiệt
Hoạt động 2: Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- GV: Sự sinh trưởng và phát triển của SV cũng chịu nhiều ảnh hưởng của độ ẩm không khí và đất có SV thường xuyên sống trong nước hoặc trong MT ẩm ướt (ven bờ sông suối, dưới tán rừng rậm trong các hang động ... Có những SV sống nơi khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá ...) |
- HS QS tranh phóng to hình 43.3 SGK và đọc mục II SGK, thảo luận theo nhóm, để thực hiện sSGK. Một đại diện nhóm HS lên bảng điền vào bảng (nội dung bảng 43.2 SGK), các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng * Đáp án: |
Bảng: Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường
Các nhóm SV |
Tên sinh vật |
Môi trường sống |
TV ưa ẩm |
- Cây lúa nước - Cây cói - Cây dương xỉ - Cây ráy |
- Ruộng lúa nước - Bãi ngập ven biển - Dưới tán rừng - Dưới tán rừng |
TV chịu hạn |
- Cây lá bỏng - Cây xương rồng - Cây thông - Cây phi lao |
- Trong vườn nơi khô - Bãi cát - Trên đồi - Bãi cát ven biển |
ĐV ưa ẩm |
- Giun đất - Ếch, nhái - Con sên |
- Trong đất - Ven bờ nước ao, hồ - Khu vực ẩm ướt trong rừng, vườn |
ĐV ưa khô |
- Thằn lằn - Lạc đà |
- Vùng cát khô - Sa mạc |
* KL
-Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau
-Hình thành các nhóm sinh vật:
+Thực vật: nhóm ưa ẩm và nhóm chịu hạn
+Động vật: nhóm ưa ẩm và nhóm ưa khô
4/ Kiểm tra đánh giá:
5/ Dặn dò: