Lý thuyết Sinh học 9 Bài 43 (mới 2023 + 17 câu trắc nghiệm): Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Tải xuống 10 3.2 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 10 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật và 17 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật môn Sinh học lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Sinh học lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật: 

SINH HỌC 9 BÀI 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

I. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý, tập tính của sinh vật.

- Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 500C. Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20 – 300C. Nhiệt độ trên 400C và dưới 00C cây ngừng quang hợp và hô hấp.

+ Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, thân mọng nước...

+ Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật hay, chi tiếtLý thuyết Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật hay, chi tiết

- Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau

+ Động vật vùng lạnh có lông dày hơn, kích thước lớn hơn so với thú sống ở vùng nóng.

+ Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè…

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật hay, chi tiết

+ Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 900C. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 270C.

- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

- Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

+ Có những sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt ven các bờ suối, dưới tán cây rừng rậm…

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật hay, chi tiết

+ Có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá…

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật hay, chi tiết

- Sinh vật sống ở những vùng có độ ẩm khác nhau có hình thái, cấu tạo khác nhau:

+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng: phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

+ Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

+ Cây sống nơi khô hạn: cơ thể mọng nước, lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai.

+ Động vật sống nơi ẩm ướt (ếch, nhái ..) khi trời nóng cơ thể mất nước nhanh vì da chúng là da trần, bò sát khả năng chống mất nước hiệu quả hơn vì da có lớp vảy sừng bao bọc.

- Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật người ta chia sinh vật thành các nhóm: thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn, động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn.

Phần 2: 17 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Câu 1: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?

A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.

B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

C.  Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.

D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.

Đáp án:

Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày → Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là:

A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh

B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt

C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt

D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt

Đáp án:

- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật biến nhiệt là:

A. Ruồi giấm, ếch, cá

B. Bò, dơi, bồ câu

C. Chuột, thỏ, ếch

D. Rắn, thằn lằn, voi

Đáp án:

Ruồi giấm, ếch, cá thuộc động vật biến nhiệt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Câu có nội dung đúng là:

A. Thú có lông sống ở vùng lạnh có bộ lông mỏng và thưa

B. Chuột sống ở sa mạc vào mùa hè có màu trắng

C. Gấu Bắc cực vào mùa đông có bộ lông trắng và dày

D. Cừu sống ở vùng lạnh thì lông kém phát triển

Đáp án:

Gấu Bắc cực vào mùa đông có bộ lông trắng và dày

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Loài động vật dưới đây có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh:

A. Gấu Bắc cực

B. Chim én

C. Hươu, nai

D. Cừu

Đáp án:

Gấu Bắc cực có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là:

A. Cây có phiến lá to, rộng và dầy

B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai

C. Cây biến dạng thành thân bò

D.  Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển

Đáp án:

Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: phiến lá hẹp, mô giậu phát triển

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm?

A. Ếch, ốc sên, giun đất

B. Ếch, lạc đà, giun đất.

C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà.

D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất.

Đáp án:

Ếch, ốc sên, giun đất là những động vật ưa ẩm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa khô?

A.Thằn lằn

B. Ếch, muỗi

C. Cá sấu, cá heo

D. Hà mã

Đáp án:

Thằn lằn thuộc nhóm động vật ưa khô

Ếch, muỗi thuộc nhóm động vật ưa ẩm

Cá sấu, cá heo, hà mã sống ở đầm nước, sông, biển

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến?

A. Sự biến dạng của cây có rễ thở ở vùng ngập nước

B. Cấu tạo của rễ

C.  Sự dài ra của thân 

D. Hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật

Đáp án:

Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?

A. Bề mặt lá có tầng cutin dầy

B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên

C. Lá tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó

D. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra

Đáp án:

Để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, bề mặt lá có tầng cutin dầy.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng:

A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão.

B.  Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự vệ khỏi con người phá hoại

C.  Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc

D.  Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng.

Đáp án:

Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng:

A. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng

B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên

C.  Cây rụng nhiều lá

D. Tăng cường ôxi hoá chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh

Đáp án:

Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo:

A. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn

B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày

C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá

D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường

Đáp án:

Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Lớp động vật có cơ thể hằng nhiệt là:

A. Chim, thú, bò sát

B.  Bò sát, lưỡng cư

C.  Cá, chim, thú

D.  Chim và thú

Đáp án:

Các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người là động vật hằng nhiệt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Dựa vào khả năng thích nghi của thực vật với lượng nước trong môi trường, người ta chia làm hai nhóm thực vật

A. Thực vật ưa nước và thực vật kị nước

B. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn

C. Thực vật ở cạn và thực vật kị nước

D. Thực vật ưa ẩm và thực vật kị khô

Đáp án:

Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật người ta chia sinh vật thành các nhóm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm thực vật ưa ẩm?

A. Xương rồng

B. Cây rêu, cây thài lài

C. Cây mía

D. Cây hướng dương

Đáp án:

Cây rêu, cây thài lài thuộc nhóm thực vật ưa ẩm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có nhũng đặc điểm thích nghi nào?

A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.

B. Lá và thân cây tiêu giảm.

C.  Cơ thể mọng nước, bản lá rộng

D.  Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai

Đáp án:

Những cây sống ớ nơi khô hạn, có cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.

Đáp án cần chọn là: D

Bài giảng Sinh học 9 Bài 43: Anhr hưởng của nhiệt độ ẩm lên đời sống sinh vật
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống