Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 49: Quần xã sinh vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 49: QUẦN XÃ SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khái niệm quần xã, chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã, đó
cũng chính là dấu hiệu phân biệt với quần thể.
-Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã.
- HS nêu được mqh giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh học trong
quần xã
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, khái quát hoá, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức, thói quen học tập môn học.
- Gây được hứng thú và lòng say mê môn học.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái
niệm, những dấu hiệu điển hình và quan hệ với ngoại cảnh của quần xã sinh vật.
- Lồng ghép về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác trong HĐ nhóm và trả lời câu hỏi.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát hình 49.1- 49.3… , thu thập, xử lí kết
quả, đưa ra kết luận về quần xã.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tìm mối liên hệ: mqh giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh
học trong quần xã.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
II. Chuẩn bị
* GV:
- Tranh vẽ: Quần xã rừng mưa nhiệt đới và quần xã rừng ngập mặn ven biển, ao nước ngọt.
- Tư liệu về các quần xã sinh vật.
- Bảng phụ: Các đặc điểm của quần xã.
Đặc điểm | Các chỉ số | Thể hiện |
Số lượng các loài trong quần xã |
Mức phong phú về số lượng loài trong quần xã | |
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. | ||
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. |
||
Thành phần loài trong quần xã |
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. | |
Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn các loài khác. |
a. Gráp các chỉ số thể hiện dấu hiệu điển hình của quần xã
+ Độ đa dạng + Độ nhiều + Độ thường gặp |
+ Loài ưu thế + Loài đặc trưng. |
- Đồ thị mô tả hiện tượng khống chế sinh học (Đồ thị hình sin mô tả sự tăng giảm số lượng
sinh vật loài này ảnh hưởng đến số lượng sinh vật của loài khác).
* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Phương pháp
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Động não;
- Trực quan; Dạy học nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút):
2. Kiểm tra bài cũ (4phút):
HS: Vì sao quần thể người lại có 1 số đặc trưng mà quần thể khác không có? í nghĩa của việc
phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia?
Đáp án:
- Con người có lao động và tư duy có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể.
- Phát triển dân số hợp lý tạo được sự hài hoà giữa kinh tế và xã hội đảm bảo cuộc sống cho
mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: (15 phút) Thế nào là quần xã SV?
Mục tiêu:HS phát biểu được k/n QTSV; phân biệt QXSV và tập hợp ngẫu nhiên, lấy VD về
QTSV.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV yêu cầu HS HĐ cá nhân nghiên cứu thông tin SGK/146, trao đổi, trả lời câu hỏi: Cho biết trong 1 cái ao tự nhiên có những quần thể SV nào? HS có thể trả lời (Quần thể cá, tôm, rong…) GV: Thứ tự xuất hiện các quần thể có mối quan HST như thế nào? HS có thể trả lời : Quần thể TV xuất hiện trước tiếp đến các quần thể ĐV GV: Các quần thể có mối quan HST như thế nào? HS có thể trả lời : Quan hệ cùng loài, khác loài. GV: Hãy tìm các VD tương tự khác và phân tích… GV: Ao cá, rừng được gọi là quần xã => Vậy quần xã SV là gì? HS khái quát hoá kiến thức thành khái niệm. GV: Trong 1 bể cá có các loài như cá chép, cá mè, cá trắm… => vậy bể cá này có được gọi là quần xã hay không? |
I.Thế nào là quần xã SV? * Quần xã SV là tập hợp những quần thể SV khác loài cùng sông trong 1 không gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó nh 1 thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các SV trong quần xã thích nghi với MT sống của chúng * VD: Rừng cúc phương, ao cá tự nhiên… |
HS có thể trả lời : Không, vì chỉ là ngẫu nhiên nhốt chung, không có quan hệ thống nhất. GV liên hệ: Mô hình V.A.C. có phải là 1 quần xã sinh vật không? HS : Có, là quần xã sinh vật nhân tạo vì giữa các sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. GV Mở rộng: nhận biết QX cần có dấu hiệu bên ngoài và bên trong. GV: Chốt lại kiến thức. |
Hoạt động 2: (12 phút) Tìm hiểu những dấu hiệu điển hình của 1 quần xã.
Mục tiêu: HS chỉ rõ đặc điểm cơ bản của quần xã.
HS phân biệt được quần thể với quần xã.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV yêu cầu hs thảo luận nhóm 3 phút theo bàn chọn grap thích hợp điền vào bảng khuyết: Các đặc điểm của quần xã. HS: Ghi nhớ thông tin, thảo luận, điền grap thích hợp vào bảng phụ. GV: Những dấu hiệu đặc trưng của một quần xã là gì? HS: Quan sát bảng phụ (bảng 49 SGK) trả lời nêu được ND Kiến thức trong bảng và các VD minh hoạ => nhóm khác bổ sung. GV: Lưu ý cách gọi loài ưu thế, loài đặc trưng tương tự quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng. GV: Cho thêm VD. Quần thể TV có hạt là q/thể ưu thế ở quần xã SV trên cạn. |
II. Những dấu hiệu điển hình của 1 quần xã. * Kết luận: ND bảng 49 SGK tr 147 |
Hoạt động 3: (8 phút) Tìm hiểu quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
Mục tiêu: HS chỉ ra mối quan hệ ngoại cảnh và quần xã.
HS nắm được KN cân bằng sinh học.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi, trả lời câu hỏi: Đ/kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? HS: Hoạt động cá nhân, trả lời hệ thống câu hỏi. - Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quần thể: + Làm thay đổi hình thái, sinh lý của sinh vật. + Hình thành tập tính hoạt động cho nhiều sinh vật. + Ảnh hưởng đến số lượng sinh vật. GV nêu chú ý: Số lượng sinh vật thay đổi không những do nhân tố vô sinh tác động mà do số lượng sinh vật này ảnh hưởng đến số lượng sinh vật khác. GV liên hệ: Lấy 1 số VD thể hiện ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quần xã đặc biệt về số lượng sinh vật trong quần thể? HS lấy 1 số VD: thời tiết ẩm muỗi nhiều, dơi nhiều… GV: + Sự tăng giảm chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động theo chu kì của SV. + ĐK thuận lợi TV phát triển => động vật cũng phát triển. + Số lượng loài ĐV này khống chế số lượng loài ĐV khác. GV treo sơ đồ ảnh hưởng số lượng sâu và chim sâu: Gải thích hiện tượng tăng giảm số lượng của sâu? + Sự tăng giảm này ảnh hưởng như thế nào đến số lượng của chim sâu? + Hiện tượng này gọi là hiện tượng khống chế sinh học. Khái niệm? |
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã. - Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong quần xã tăng giảm và luôn đ- ược khống chế ở mức độ phù hợp với MT. - Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học. |
HS: Khi điều kiện sống thuận lợi số lượng sâu tăng. Số lượng sâu tăng thức ăn của chim sâu tăng => Chim sâu tăng. Khái niệm hiện tượng khống chế sinh học. GV: Tại sao quần xã luôn có cấu trúc ổn định? HS: Dựa trên những VD đã phân tích trả lời: Do có sự cân bằng các quần thể trong quần xã. GV: Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học? HS: Tạo ra sự cân bằng sinh học trong quần xã (số lượng cá thể ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường). GV: Tác động nào của con người gây mất CBSH trong QX? HS: Nhà nước có pháp lệnh BVMT thiên nhiên hoang dã. GV liên hệ: Tác động nào của con người gây mất cân bằng sinh học trong quần xã? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cân bằng sinh thái? HS: Liên hệ với thực tế. - Săn bắt, gây cháy rừng.. - Bảo vệ môi trường, thiên nhiên hoang dã… Tuyên truyền mỗi người dân phải tham gia BV môi tường thiên nhiên. Các loài trong quần xã luôn có quan hệ mật thiết với nhau thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Số lượng cá thể của quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng chứa của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã -> Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ quần xã sinh vật, tăng cường sử dụng thiên địch tự nhiên để phòng trừ sâu hại, giảm sử dụng thuốc trừ sâu hoá học -> tiết kiệm năng lượng sản xất và giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. |
4. Củng cố (4phút):
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 sgk-149.
GV yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm. Chọn câu trả lời đúng.
1/ Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể?
a) Mật độ. b) Tỉ lệ đực cái.
c) Tỉ lệ tử vong. d) Tỉ lệ nhóm tuổi.
e) Độ đa dạng.
2/ Vai trò khống chế SH trong quần xã là: Sự tồn tại của:
a) Điều hoà mật độ ở quần thể.
b) làm giảm số lượng cá thể trong quần xã.
c) Đảm bảo sự cân bằng trong quần xã.
d) Chỉ a, b.
e) Chỉ c.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo SGK/ 149.
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết SGK.
GV yêu cầu HS nghiên cứu trước tiết 52.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
...........................