Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                      CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI
Mục tiêu của toàn chương:
1. Kiến thức
:
- Học sinh nắm được khái niệm, cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy VD.
- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
- Học sinh trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân
số.
- Học sinh trình bày được khái niệm của quần xã, phân biệt quần xã với quần thể.
- Lấy được VD minh hoạ các mối liên hệ sinh thái trong quần xã.
- Học sinh hiểu được khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong thiên nhiên.
- Nắm được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, cho được VD.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, khái quát hoá, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
- Rèn kĩ năng phát triển tư duy, logic.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học, gây được hứng thú cho HS.
- Từ đó thay đổi nhận thức dân số và phát triển xã hội, giúp cán bộ với mọi người dân thực
hiện tốt pháp lệnh dân số.
- Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực tự quản.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng CNTT.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tìm mối liên hệ.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
- Năng lực thí nghiệm.


                                                                        BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
:
- HS nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể SV, lấy ví dụ minh hoạ.
- HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể và lấy được các ví dụ minh hoạ cho các
đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, khái quát hoá, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
- Rèn kĩ năng phát triển tư duy, logic.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học, gây được hứng thú cho HS.
- Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác trong thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát sơ đồ bảng biểu trong bài…, thu thập,
xử lí kết quả, đưa ra kết luận về các kiến thức liên quan đến quần thể.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tìm mối liên hệ: các đặc trưng cơ bản của quần thể và lấy được các ví dụ minh
hoạ cho các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của
nó.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
II. Chuẩn bị
* GV: - Tranh vẽ về quần thể động vật, TV.
- Tranh phóng to hình 47 SGK.
- Thông tin bổ sung trang 158-159 SGV.
- Sơ đồ sự biến đổi số lượng cá thể phụ thuộc vào môi trường.
( GV pao poi dạy máy chiếu 9A2)
* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Phương pháp dạy học
- Quan sát tìm tòi, thảo luận nhóm.
- Hỏi đáp nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút)
:

Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất (ảnh 1)

2. Kiểm tra bài cũ (4phút): Thu báo cáo thực hành của học sinh.
3. Bài mới:
GV giới thiệu ND chương và những vấn đề sẽ học trong chương sau đó đi vào
bài cụ thể đầu tiên của chương.
Hoạt động 1: (15 phút) Tìm hiểu thế nào là 1 quần thể SV?
Mục tiêu: HS nắm được KN quần thể SV và dấu hiệu cơ bản để nhận biết quần thể.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

 

Gv yêu cầu HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là quần thể sinh vật?
GV yêu cầu HS HĐ cá nhân hoàn thành bảng 47.1, GV
đánh giá kết quả của HS và thông báo đáp án đúng.
HS: Hoàn thành bảng 47.1, đại diện trả lời đáp án, HS
khác bổ sung.
GV yêu cầu HS kể thêm 1 số quần thể khác mà em biết,
GV: 1 lồng gà, 1 chậu cá chép có phải là quần thể hay
không? Tại sao?
HS: Trả lời (1 lồng gà, 1 chậu cá chép không phải là 1
quần thể vì lồng gà và chậu cá chép mới chỉ có biểu hiệu
bên ngoài của quần thể).
I. Thế nào là 1 quần thể SV?
* Khái niệm:
Quần thể SV là tập hợp những cá
thể cùng loài sinh sống trong 1
khoảng không gian nhất định, ở 1
thời điểm nhất định, có khả năng
giao phối với nhau để sinh sản.
*
VD: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim
én, đàn trâu rừng, ...

Hoạt động 2: (15 phút) Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Mục tiêu: Phân tích được những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trũ Nội dung
- HĐ nhóm lớn 3-4 phút
- GV phân lớp 3 nhóm lớn, mỗi nhóm gồm nhiều nhóm
nhỏ:
- Nhóm 1( Tổ 1):
+ Tỷ lệ giới tính là gì ?
+ Tỷ lệ giới tính của các loài sinh sản hữu tính thông qua
giao phối thường bằng bao nhiêu?
+ Tỷ lệ này có thay đổi không?
+ Lấy VD về đặc trưng tỷ lệ giới tính ở 1 số quần thể
sinh vật?
+ Tỷ lệ giới tính có ý nghĩa gì trong chăn nuôi trồng trọt?
Phương án HS trả lời:
II. Những đặc trưng cơ bản của
quần thể:
1) Tỷ lệ giới tính:
- Tỷ lệ giới tính là số lượng cá thể
đực trên cá thể cái.
- T
lệ giới tính thay đổi phụ thuộc
vào lứa tuổi, sự tử vong không đồng
đều giữa cá thể đực và cái.

 

- Tỷ lệ giới tính là số lượng cá thể đực/cái.
- Tỷ lệ giới tính thường là 50/50.
- Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào lứa tuổi, sự tử
vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- VD: Ngỗng: 60/40
- Trong chăn nuôi điều khiển tỷ lệ giới tính nâng cao hiệu
quả chăn nuôi.
- Nhóm 2( tổ 2):
+ Quần thể gồm mấy nhóm tuổi?
+ Quan sát hình 47 nhận xét các dạng tháp tuổi?
+ Trong chăn nuôi trồng trọt cần điều khiển tỷ lệ nhóm
tuổi của quần thể theo hình tháp nào?
Phương án HS trả lời:
- 3 nhóm tuổi.
- Các dạng tháp:
+ Dạng phát triển: đáy rộng chứng tỏ tỷ lệ sinh sản cao,
số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.
+ Dạng phát triển:: Đáy tháp rộng trung bình, tỷ lệ sinh
không cao, số lượng cá thể ổn định.
+ Dạng giảm sút: Đáy tháp hẹp, tỷ lệ sinh thấp, số lượng
cá thể giảm dần.
- Điều khiển tỷ lệ nhóm tuổi theo mục đích chăn nuôi.
Vd: nuôi để lấy thương phẩm điều chỉnh theo tháp phát
triển.
- Nhóm 3( Tổ 3):
+ Mật độ quần thể là gì?
+ Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
+ Khi mật độ cao các cá thể trong quần thể có mối quan
hệ với nhau như thế nào?
2) Thành phần nhóm tuổi:
- 3 nhóm tuổi:
+ Trước sinh sản
+ Nhóm sinh sản
+ Nhóm sau sinh sản.
- Các dạng tháp:
+ Dạng phát triển.
+ Dạng phát triển.
+ Dạng giảm sút.
3) Mật độ quần thể:
- Là số lượng hay khối lượng sinh
vật có trong 1 đơn vị diện tích hay
thể tích.

 

+ Khi mật độ thấp quần thể điều chỉnh số lượng như thế
nào?
* Kết luận về biến động mật độ cá thể trong quần thể?
Phương án HS trả lời:
- Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị
diện tích hay thể tích.
- Mật độ thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào môi
trường.
- Khi cạnh tranh gay gắt mật độ giảm.
- Khi mật độ thấp quần thể lại điều chỉnh tăng số lượng
cá thể.
- Mật độ cá thể luôn luôn giao động xung quanh giá trị
cân bằng.
- Mật độ thường xuyên thay đổi phụ
thuộc vào môi trường.

Hoạt động 3: (5 phút) Tìm hiểu ảnh hưởng của MT tới quần thể SV.
Mục tiêu: HS chỉ ra được ảnh hưởng của MT tới quần thể SV.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- yêu cầu HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm 2-3
phút.
- Thảo luận nhóm theo bàn theo nội dung phiếu học tập
là câu hỏi trong mục tam giác sgk-141.
+ Khi thời tiết ấm, lượng mưa cao số lượng muỗi như
thế nào?
+ Số lượng ếch nhái tăng vào mùa nào?
+ Chim cu gáy xuất hiện vào thời gian nào trong năm?
* Lấy 2 vd về sự biến động số lượng cá thể trong quần
thể?
- Từng nhóm trả lời các câu hỏi, nhóm khác nhận xét
bổ sung. GV hoàn thiện kiến thức cho HS.
Phương án HS trả lời:
- Muỗi nhiều khi ẩm độ môi trường cao.
III. Ảnh hưởng của MT tới
quần thể
SV.
- Số lượng cá thể trong quần thể biến
động theo mùa, năm phụ thuộc vào
thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống
của môi trường.
- Số lượng cá thể trong quần thể được
điều chỉnh xung quanh giá trị cân
bằng.

 

- Ếch nhái nhiều vào mùa mưa.
- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào mùa hè.
- Ví dụ: + Ve sầu xuất hiện nhiều vào mùa hè.
+ Cỏ dại mọc nhiều vào mùa xuân.
+ Thực chất của thay đổi mật độ quần thể là gì?
HS có thể trả lời: Thực chất là sự thay đổi số lượng cá
thể
+ Số lượng cá thể tăng, giảm khi nào?
HS có thể trả lời: Số lượng cá thể tăng khi môi trường
thận lợi thức ăn dồi dào, giảm khi nơi sống chật chội,
thức ăn khan hiếm.
+ Biểu đồ về sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể
có dạng gì?
HS có thể trả lời: Biểu đồ tăng giảm theo chu kì.
+ Kết luận về tính tăng giảm số lượng cá thể trong quần
thể?
HS có thể trả lời: Số lượng cá thể trong quần thể tăng
giảm xung quanh giá trị cân bằng.
+ Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý
nghĩa như thế nào?
GV mở rộng: Vai trò của quần thể sinh vật trong thiên
nhiên và trong đời sống con người. Các yếu tố ảnh
hưởng đến biến động số lượng cá thể của quần thể và
cân bằng quần thể.

4. Củng cố (4phút):
+ Em hãy nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể SV?
+ Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
- Hướng dẫn trả lời:
+ Mật độ cá thể trong quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc
vào chu kỳ sống của sinh vật. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống
thấp hoặc tăng cao, nhờ đó duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.

+ Khi mật độ cá thể quá cao, ĐK sông suy giảm => QT xuất hiện những dấu hiệu làm giảm
số lượng như: Hiện tượng di cư của một bộ phận cá thể trong QT, giảm khả năng sinh sản và
mắn đẻ của cá thể cái, giảm sức sống sót của cá thể non hoặc già…
+ Khi mật độ giảm tới mức nhất định QT có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược
lại, khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong QT tăng cao.
5.
Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài làm bài tập, theo SGK/ 142.
Câu 3: Cơ chế điều hoà mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc tăng cao
nhờ đó duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.
+ Số lượng cá thể tăng khi môi trường thận lợi thức ăn đồ dào.
+ Số lượng cá thể giảm khi nơi sống chật chội, thức ăn khan hiếm.
- Câu 2: Vẽ các tháp tuổi: Các hình chữ nhật chồng lên nhau.
Nhận xét:
+ Tháp tuổi của chuột đồng: Dạng ổn định.
+ Tháp tuổi của chim trĩ: Dạng phát triển.
+ Tháp tuổi của nai: Dạng giảm sút.
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết SGK/ 142.
GV yêu cầu HS nghiên cứu trước tiết 50.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
............................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống