Giải Sinh Học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 47: Quần thể sinh vật chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Quần thể sinh vật lớp 9.

Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 139 SGK Sinh học 9: Hãy đánh dấu × vào ô trống trong bảng 47.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Bảng 47.1. Các ví dụ về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật

Ví dụ

Quần thể sinh vật

Không phải   quần thể sinh vật

Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo, lợn rừng sống trong một rừng mưa      nhiệt đới.

 

 

Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam

 

 

Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.

 

 

Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.

 

 

Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có     khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều  vào số lượng thức ăn trên đồng.

 

 

Phương pháp giải:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
 
Trả lời:

Bảng 47.1. Các ví dụ về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật

Ví dụ

Quần thể sinh vật

Không phải    quần thể sinh vật

Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo, lợn rừng sống trong một rừng mưa      nhiệt đới.

 

×

Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam

×

 

Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.

 

×

Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.

 

×

Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có     khả  năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên đồng.

×

 

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 141 SGK Sinh học 9: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ vào các tháng mưa trong năm) số lượng muỗi nhiều hay ít?

- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?

- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?

- Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

Phương pháp giải:

Số lượng cá thể trong quần thể tãng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguổn thức ăn dổi dào và nơi ỡ rộng rãi...

Trả lời:

+ Khi thời tiết ấm áp và ẩm vào mùa hè, muỗi sinh sản mạnh và số lượng tăng cao.

+ Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa, vì mùa mưa là mùa sinh sản của ếch nhái

+ Chim cu gáy là loại chim ăn hạt, thường xuất hiện nhiều vào những tháng có lúa chín.

+ Ví dụ về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể

    Số lượng chuột đồng tăng mạnh vào mùa gặt, mùa thu hoạch do nguồn thức ăn dồi dào.

    Vào đầu mùa mưa, khí hậu nóng ẩm cũng là lúc số lượng ruồi tăng lên nhanh chóng.

Câu hỏi và bài tập (trang 142 SGK Sinh học lớp 9)

Câu 1 trang 142 SGK Sinh học 9: Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.

 
Phương pháp giải:

Quan hệ hỗ trợ: Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

Quan hệ cạnh tranh: Xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá “sức chịu đựng” của môi trường, các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.

Trả lời:

Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể:

- Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn công, các con trâu trong  đàn hỗ trợ tự vệ tốt.

- Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V phía sau con bay đầu đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu, mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản của không khí khi bay, tránh mất sức, bay đúng phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa điểm di cư một cách an toàn.

Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:

- Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói đực thắng sẽ được quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.

- Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

Câu 2 trang 142 SGK Sinh học 9: Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì?

Loài sinh vật

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi đang sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

Chuột đồng

50 con/ ha

48 con/ ha

10 con/ha

Chim trĩ

75 con/ ha

25 con /ha

5 con/ha

Nai

15 con/ha

50con/ha

5 con/ha

 
 

Phương pháp giải:

Tháp tuổi bao gổm nhiều hình thang nhỏ (hoặc hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang nhỏ thê hiện sô lượng cá thể của một nhóm tuổi, trong đó hình thang thế hiện nhóm tuổi trước sinh sản xếp phía dưới, phía trên là nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Trả lời:

Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định. (Nhóm trước sinh sản ≈ Nhóm đang sinh sản)

Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển. (Nhóm trước sinh sản ≥ Nhóm đang sinh sản ≥ Nhóm sau sinh sản)

Hình tháp của nai có dạng giảm sút. (Nhóm trước sinh sản ≤ Nhóm đang sinh sản ≥ Nhóm sau sinh sản)

Giải Sinh Học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật (ảnh 1)

Câu 3 trang 142 SGK Sinh học 9: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Phương pháp giải:

Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. 

Trả lời:

Quần thể sinh vật có cơ chế điều hòa mật độ cá thể để đảm bảo mật độ cá thể trong quần thể không xuống quá thấp hoặc tăng quá cao → duy trì trạng thái cân bằng của quần thể:

+ Khi mật độ cá thể quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở chật chội, các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt về thức ăn và nơi ở → những cá thể yếu sẽ bị loại bỏ khỏi quần thể → mức sinh sản giảm, mức tử vong tăng → mật độ cá thể trong quần thể giảm.

+ Khi mật độ cá thể giảm, môi trường cung cấp đủ thức ăn và nơi ở cho các sinh vật trong quần thể → các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau → mức sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm → mật độ cá thể trong quần thể tăng.

Lý thuyết Bài 47: Quần thể sinh vật

I. Khái niệm quần thể sinh vật

+ Quần thể sinh vật là: tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

+ Ví dụ:Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể

1. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Tỉ lệ này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể.

- Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1

- Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường…

+ Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau.

+ Ở một số loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực, nếu ủ ở nhiệt độ > 320C sẽ nở thành con cái..

2. Thành phần nhóm tuổi

- Quần thể có 3 nhóm tuổi chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.

- Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.

+ Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang (hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau.

+ Có 3 dạng tháp tuổi:

Giải Sinh Học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật (ảnh 2)

+ Tháp phát triển: Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sau sinh sản → chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể.

+ Tháp ổn định: Nhóm tuổi trước sinh sản = nhóm tuổi sinh sản → quần thể ở mức cân bằng ổn định.

+ Tháp giảm sút: nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản → quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.

- Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí và các biện pháp bảo tồn.

3. Mật độ cá thể của quần thể

- Mật độ của quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Ví dụ:

Giải Sinh Học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật (ảnh 3)

- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán…

- Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn…

- Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất vì: mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.

III. Ảnh hưởng của môi trường đến quần thể sinh vật

- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở … thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.

- Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên han khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản  nhiều cá thể bị chết → mật độ cá thể giảm xuống → mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.


 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá