Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 48: Quần thể người mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 48: QUẦN THỂ NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
- HS trình bày được 1số đặc điểm cơ bản của quần thể người, từ đó thấy được ý nghĩa của
việc thực hiện pháp lệnh về dân số.
- Đặc điểm quần thể người giống quần thể sinh vật : giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử
vong, ảnh hưởng của môi trường đến quần thể người.
- Đặc điểm chỉ có ở quần thể người: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa do con
người có tư duy, có lao động, có khả năng làm chủ thiên nhiên.
- Hiểu được tháp dân số, từ đó nhận thức được ý nghĩa của sự tăng, giảm dân số và phát triển
xã hội => Giúp các em sau này cùng với mọi người thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
- Rèn kĩ năng tư duy, logic, quan sát tranh, biểu đồ, tháp dân số tìm kiến thức.
- Rèn kĩ năng tư duy, lôgíc, khái quát hoá kiến thức, phân tích tổng hợp.
3.Thái độ:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.
- Gây được hứng thú, giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, để tìm hiểu về sự khác nhau giữa quần
thể người với các quần thể khác ; Các đặc trưng của quần thể người ; Ý nghĩa của sự tăng
dân dân số đến sự phát triển xã hội.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng ứng xử, giao tiếp, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trong đóng vai.
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó với BĐKH.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác trong thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát hình 48. ba dạng tháp tuổi và bảng
biểu…, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận về 1số đặc điểm cơ bản của quần thể người,
từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số, đặc điểm chỉ có ở quần thể
người….
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học.
- Năng lực tìm mối liên hệ.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.
II. Chuẩn bị
* GV: Tranh SGK ; Tranh ảnh tuyên truyền về dân số.
Tư liệu về dân số VN từ năm 2000 – 2005.
Bảng phụ 48.1, 48.2
Giáo án paopoi dạy máy chiếu lớp 9A2.
* HS: Tranh ảnh tuyên truyền về dân số.
Kiến thức về quần thể sinh vật.
Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Phương pháp dạy học
- Trực quan; Hỏi chuyên gia.
- Trực quan; Dạy học nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút):
2. Kiểm tra bài cũ (4ph):
Câu hỏi: Quần thể sinh vật là gì? Ví dụ? Nêu đặc trưng của một quần thể sinh vật?
Đáp án:
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài, sống trong cùng 1 không gian xác
định, vào cùng 1 thời điểm, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
VD: tất cả cá rô phi trong 1 cái ao.
- Những đặc điểm đặc trưng của quần thể sinh vật: tỉ lệ giới tính, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ quần
thể.
3. Các hoạt động dạy học:
GV giới thiệu cụm từ quần thể người theo quan niệm sinh học vì mang những đặc điểm của
quần thể, và về mặt xã hội có đầy đủ đặc trưng về pháp luật, chế độ KT, chính trị, .....
Hoạt động 1: (15 phút)
Tìm hiểu sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể SV khác.
Mục tiêu: HS nắm được sự khác nhau giữa quần thể người với quần thể SV khác.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV yêu cầu HS HĐ nhóm 2-3 phút hoàn thành bảng 48.1 SGK. HS: Quan sát tranh quần thể ĐV, tranh nhóm người, vận dụng kiến thức đã học ở bài trước thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 48.1. - Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Nhận xét và thông báo đáp án đúng lần lượt từ trên xuống dưới. (Đặc điểm chỉ có ở quần thể người là: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá, chính trị…) GV giải thích: phân biệt sự cạnh tranh ngôi thứ ở động vật khác với pháp luật. + Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể SV khác thể hiện điều gì? Vì sao có sự khác nhau đó? HS có thể trả lời: Sự khác nhau giữa quần thể người với QTSV khác thể hiện sự tiến hoá và hoàn thiện trong quần thể người. |
I. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể SV khác. + Quần thể người có những đặc điểm sinh học giống các quần thể SV khác. + Quần thể người có những đặc trưng khác với những quần thể SV khác: Kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá. Pháp luật, hôn nhân, giáo dục.… + Con người có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể. |
GV chuyển ý: Đối với quần thể người ta thường quan tâm đến nhóm tuổi. Vậy nhóm tuổi ở mỗi nước có giống nhau không? Nhóm tuổi sẽ nói lên điều gì? HS: Dựa vào sự hiểu biết của mình trả lời. GV: Chốt lại kiến thức. |
Hoạt động 2: (10 phút)
Tìm hiểu tính đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
Mục tiêu: Học sinh thấy được thành phần nhóm tuổi trong quần thể người liên quan đến dân
số, kinh tế, chính trị, của quốc gia.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV: Nêu vấn đề, treo tranh và giải thích: * Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau. + Nhóm tuổi trớc sinh sản: từ 0 => 15t. + Nhóm tuổi sinh sản và lao động: 15 => 64t. + Nhóm tuổi hết khả năng LĐ: 65 tuổi trở lên. * Có 3 dạng tháp tuổi GV: Giới thiệu ND của mỗi biểu đồ. GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ HĐ nhóm bàn 2 phút hoàn thành bảng 48.2 SGK. HS: Quan sát tranh hình 48 SGK tham khảo SGK thảo luận nhóm để xác định câu trả lời. 3 HS lên điền bảng, đánh dấu x vào ô trống để hoàn thành bảng 48.2 mỗi HS điền 1 cột. GV: Nhận xét, bổ sung, treo bảng phụ đáp án đúng => đồng thời nhận xét đáp án yêu cầu HS trả lời: GV: Thế nào là 1 nước có dạng tháp d/số trẻ hay già? HS có thể trả lời: Tháp dân số già: tỉ lệ người già nhiều, tỉ lệ sơ sinh ít. Tháp dân số trẻ: Tỉ lệ sinh trưởng dân số cao. |
II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người. Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi: + Nhóm trước sinh sản. + Nhóm tuổi lao động và sinh sản. + Nhóm tuổi hết lao động nặng. - Tháp dân số (tháp tuổi) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước. |
GV: Dân số VN năm 2004 là: 82,5 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 3 ĐNÁ. GV: Việc nghiên cứu tháp tuổi ở quần thể người có ý nghĩa như thế nào? HS có thể trả lời: Để có kế hoạch điều chỉnh tăng giảm dân số. GV: Trong 3 nước Ấn độ, Việt nam, Thụy điển nước nào có nền kinh tế phát triển nhất? HS có thể trả lời: Thuỵ điển: Nước phát triển;Việt nam, Ấn độ là nước đang phát triển. GV: Liên hệ sự phát triển kinh tế chính trị với tỉ lệ các nhóm tuổi? HS có thể trả lời: Nước phát triển có d/số già. Nước đang phát triển có dân số trẻ. GV: Chốt lại kiến thức. HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học. *Chuyển ý: Nghiên cứu về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người giúp ta biết được sự tăng hay giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở mỗi nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội? Chúng ta vào mục III. |
Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu sự tăng dân số và phát triển xã hội.
Mục tiêu: HS hiểu được KN tăng dân số, chỉ ra sự liên quan giữa tăng dân số và chất lượng
cuộc sống.
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp với hiểu biết bản thân, trả lời câu hỏi: Tăng dân số tự nhiên là gì? |
III. Tăng dân số và phát triển xã hội. - Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. |
HS có thể trả lời : Tăng dân số tự nhiên là kq của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. Tuy nhiên còn chịu ảnh hưởng của di cư… GV: Treo biểu đồ dân số của nước ta và Yêu cầu HS HĐ nhóm 2 phút trả lời câu hỏi thảo luận mục III- sgk-145. HS: Các nhóm làm bài tập SGK, nghiên cứu SGK, tài liệu đã chuẩn bị => thống nhất ý kiến. GV chốt kiến thức. GV: Sự gia tăng dân số có liên quan như thế nào đến chất lượng c/s? GV: Ghi kết quả lựa chọn của các nhóm lên bảng => để các nhóm bổ sung ý kiến => Gv kết luận. HS có thể trả lời: Đại diện nhóm trả lời: a, b, c, d, e, f, g, h… GV: Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc phát triển dân số quá nhanh cần phải làm gì? HS: Thảo luận nêu được: + Mỗi quốc gia cần phải tăng dân số một cách hợp lí và thực hiện pháp lệnh dân số để đảm bảo chất lượng cuộc sống của cá nhân gia đình và xã hội. + Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên MT. + Tuyên truyền sâu rộng đến với mỗi người dân. + Giáo dục sinh sản vị thành niên. Liên hệ: Ở Việt Nam đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống? Sử dụng tư liệu trả lời câu hỏi: + Thực hiện pháp lệnh dân số. + Tuyên truyền: panô, khẩu hiệu trên đường phố. + Giáo dục sinh sản vị thành niên. |
- Tăng dân số quá nhanh dẫn tới thiếu lương thực, thực phẩm, chỗ ở, phòng học, bệnh viện, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm môi trường… - Mỗi quốc gia cần phải tăng dân số một cách hợp lí để đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân gia đình và của toàn xã hội. |
GV: Một trong những ng/nhân quan trọng làm cho nước ta nghèo đói là do d/s phát triển quá nhanh => cần phải nghiêm túc và kiên trì thực hiện pháp lệnh dân số thì mới nâng cao được chất lượng cuộc sống, việc làm tăng dân số quá nhanh trong năm 2003 và 2004 là một minh chứng. GV: Nơi em ở có nhiều gia đình đông con không? Vì sao? HS: Dựa vào sự hiểu biết của mình trả lời câu hỏi. GV: Ở nước như Thụy Điển, Đức người ta có chiến lược phát triển dân số như thế nào? Tại sao? HS có thể trả lời: Dân số già, khuyến khích đẻ. Ở Đức mỗi ca đẻ hỗ trợ 33.000 USD. GV: Chốt lại kiến thức. Ảnh hưởng của dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, tàn phá rừng và các tài nguyên khác, giảm bể hấp thụ khí cacbonic tăng tác động của BĐKH. Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải có chiến lược và chính sách phát triển dân số hợp lí. |
4. Củng cố (4phút):
GV yêu cầu HS làm bài tập
Bài tập 1: Đặc trưng kinh tế xã hội chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể SV khác
vì sao?
Bài tập 2: Phát triển dân số hợp lí là như thế nào?
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập SGK/ 145.
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết SGK/ 145, HS nghiên cứu trước tiết 50
V/. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
..........................