30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 47 có đáp án 2023: Quần thể sinh vật

Tải xuống 4 2.6 K 19

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 47: Quần thể sinh vật chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 4 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 47 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 47 có đáp án: Quần thể sinh vật:

 Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 47 có đáp án: Quần thể sinh vật (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 9 

BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT 

Câu 1:Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:

  1. Các cây xanh trong một khu rừng
  2. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ
  3. Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa
  4. Cả A, B và đều đúng

Đáp án:

Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa là quần thể sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên:

  1. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông
  2. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi
  3. Các con sói trong một khu rừng
  4. Các con ong mật trong tổ

Đáp án:

Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi không phải là quần thể sinh vật tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong quần thê, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  1. Tiềm năng sinh sản của loài.
  2. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn
  3. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn
  4. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn

Đáp án: 

Trong quần thê, tỉ lệ giới tính có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo:

  1. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
  2. Nguồn thức ăn của quần thể.
  3. Khu vực sinh sống.
  4. Cường độ chiếu sáng.

Đáp án:

Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là:

  1. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành
  2. Trẻ, trưởng thành và già
  3. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản
  4. Trước giao phối và sau giao phối

Đáp án:

Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là: trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

  1. Nhóm tuổi sau sinh sản
  2. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản
  3. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản
  4. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản

Đáp án:

Nhóm tuổi sau sinh sản không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là:

  1. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể
  2. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
  3. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể
  4. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể

Đáp án:

Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  1. Đáy tháp rộng
  2. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định
  3. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh
  4. Tỉ lệ sinh cao

Đáp án:

B sai, Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh do tỉ lệ sinh cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thề ở các nhóm tuổi như sau:

Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha

Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha

Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  1. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
  2. Dạng phát triển.
  3. Dạng giảm sút.
  4. Dạng ổn định.

Đáp án:

Quần thể có số cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản lớn nhất, nhóm sau sinh sản ít nhất → Tháp tuổi dạng phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở:

  1. Một khu vực nhất định
  2. Một khoảng không gian rộng lớn
  3. Một đơn vị diện tích
  4. Một đơn vị diện tích hay thể tích

Đáp án:

Mật độ của quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:

  1. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể
  2. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi
  3. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống
  4. Dịch bệnh lan tràn

Đáp án:

Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Quần thể sinh vật là

A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.

D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Câu 13: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.

B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.

C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.

Câu 14: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.

B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao.

C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con.

D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá.

Câu 15: Đặc trưng cơ bản của quần thể là

A. tỉ lệ giới tính.

B. thành phần nhóm tuổi.

C. mật đô quần thể.

D. tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa

A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

B. quyết định mức sinh sản của quần thể.

C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.

D. làm cho kích thước quần thể giảm sút.

Câu 17: Mật độ quần thể là

A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.

B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.

C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.

D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu 18: Phát biểu đúng về mật độ quần thể là

A. Mật độ quần thể luôn cố định.

B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh.

C. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.

D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.

Câu 19: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao sẽ dẫn đến

A. nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.

B. nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết.

C. mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

A. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi.

B. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.

C. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.

D. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

1. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/cái là 40/60.

2. Quần thể được đặc trưng bởi: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể.

3. Số lượng cá thể trong quần thể không bị thay đổi trước các điều kiện của môi trường.

4. Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1    B. 2     C. 3     D.4

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi?

A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn.

D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp.

Câu 23: Quần thể là một tập hợp cá thể có

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

Câu 24: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

A. môi trường sống

B. ngoại cảnh

C. nơi sinh sống của quần thể

D. ổ sinh thái

Câu 25: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.    

B. Đàn cá sống ở sông

C. Đàn chim sống trong rừng.        

D. Đàn chó nuôi trong nhà.

Câu 26: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.

B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.

C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.

D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắc Việt Nam.

Câu 27: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.

B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.

C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.

D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 28: Xét tập hợp sinh vật sau:

Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.    

Cá trắm cỏ trong ao.    

Sen trong đầm.

Cây ở ven hồ.    

Chuột trong vườn.    

Bèo tấm trên mặt ao.

Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:

A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)

B. (2), (3), (4), (5) và (6)

C. (2), (3) và (6)

D. (2), (3), (4) và (6)

Câu 29: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?

A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, ...

B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng.

C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể.

D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào.

Câu 30: Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào:

A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.

B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

C. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể.

D. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể.


 

Bài giảng Sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

Xem thêm
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 47 có đáp án 2023: Quần thể sinh vật (trang 1)
Trang 1
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 47 có đáp án 2023: Quần thể sinh vật (trang 2)
Trang 2
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 47 có đáp án 2023: Quần thể sinh vật (trang 3)
Trang 3
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 47 có đáp án 2023: Quần thể sinh vật (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống