Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 32: Công nghệ gen mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 32: CÔNG NGHỆ GEN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS trình bày được công nghệ gen, công nghệ SH là gì? Trình bày được các khâu trong kĩ
thuật gen.
- HS trình bày được khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học.
- HS biết được ứng dụng của KT gen và các lĩnh vực của CNSH h.đại.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích, hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Các năng lực cần hình thành – Phát triển
a. Nhóm năng lực chung:
- Năng lực tự học: Khái niệm kĩ thuật gen, công nghệ gen và những ứng dụng công nghệ gen,
Khái niệm cộng nghệ sinh học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: kĩ thuật gen, công nghệ gen, CNSH.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Tìm mối liên hệ: Kiến thức DT học và các ứng dụng vào thực tế SX.
4. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Liên hệ về biến đổi khí hậu trong mục III.
- Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng những thành tựu của khoa học. Trung thực khách
quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học; Khiêm tốn, trách nhiệm đoàn kết,
độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung.
II. Chuẩn bị
1. GV: Tranh phóng to H32.1 đến 32.2 SGK/92; Tài liệu. Thông tin BS SGV trang 115
2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.
3. Câu hỏi- bài tập trắc nghiêm:
Câu 1(NB): Kĩ thuật gen gồm mầy khâu?
A.1 khâu B. 2 khâu C. 3 khâu D. 4 khâu
Câu 2(TH): Trong kĩ thuật gen, khi đưa vào tế bào nhận là tế bào động vật, thực vật hay
nấm men, thì đoạn ADN của tế bào của loài cho cần phải được:
A. Đưa vào các bào quan B. Chuyển gắn Vào NST của tế bào nhận
C. Đưa vào nhân của tế bào nhận D. Gắn lên màng nhân của tế bào nhận
Câu 3(VD): Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật
gen nhờ nó có đặc điểm:
A. Có khả năng đề kháng mạnh B. Dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh
C. Cơ thể chỉ có một tế bào D. Có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau
III. Phương pháp dạy học Hỏi đáp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát tìm tòi.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) :
Ngày giảng | Lớp | Kiểm diện |
9A3 |
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Nêu ưu điểm và triển vọng của PP nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
Đáp án: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp có hiệu quả để tăng nhanh số
lượng cá thể, đáp ứng với yêu cầu của SX.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen (12 phút)
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về kĩ thuật gen và công nghệ gen.
HS trình bày được các khâu chính trong kỹ thuật gen và mục đích của kỹ thuật gen
Phương pháp: HĐ nhóm, Quan sát, đàm thoại..
Phương tiện:Tranh vẽ
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV: Treo H32.1 và 32.2 cho HS qs yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút trả lời câu hỏi sau: + Kĩ thuật gen là gì? Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích gì? + KT gen gồm những khâu và PP chủ yếu nào? + Công nghệ gen là gì? HS thảo luận nhóm, đại diện 1-2 nhóm trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt kiến thức. |
I/. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen. * Khái niệm KT gen: KT gen là các thao tác, tác động lên ADN để chuyển 1 đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ TB của loài cho sang TB của loài nhận nhờ thể truyền. * Kĩ thuật gen gồm 3 khâu: + Khâu 1: Tách ADN, NST của TB cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ VK, VR. |
GV: Lưu ý khi qs H32.1, 32.2 thấy được những đoạn giống nhau (1, 2, 3, 4) và khác nhau (5, 6). GV: Trong TB vi khuẩn gen được chuyển do gắn vào thể truyền (plamit) nên vẫn có khả năng tái bản độc lập với dạng vòng của vật chủ (E.coli). - GV: Trong TB động vật, gen được chuyển chỉ có khả năng tái bản khi nó được gắn vào NST của TB nhận. GV: Chốt lại kiến thức. HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở. |
+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (gọi là ADN lai), ADN của TB cho và phân tử ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, lập tức ghép đoạn ADN của TB cho và ADN làm thể truyền nhờ enzim nối. + Khâu 3: Chuyển đoạn ADN tái tổ hợp vào TB nhận, tạo đk cho gen đã ghép được biểu hiện. * Khái niệm về công nghệ gen: Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kỹ thuật gen. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ gen (12 phút)
Mục tiêu: HS nắm được ứng dụng quan trọng của CN gen trong 1số lĩnh vực của cuộc
sống.
Phương pháp: HĐ nhóm, Quan sát, đàm thoại..
Phương tiện:Tranh vẽ
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV y/c HS đọc thông tin SGK /93 hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi: + Nêu những ứng dụng của công nghệ gen? + Vì sao dùng chủng E.coli để SX hoocmon insulin chữa bệnh đái tháo đường lại rẻ hơn hàng vạn lần so với trước đây phải tách chiết từ mô động vật? Vai trò khác của khuẩn E.coli? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt lại kiến thức. GV nêu vấn đề: Bằng kĩ thuật gen người ta đã đưa nhiều gen qui định tính trạng quí (Năng suất, hàm lượng dinh dưỡng cao)…Từ giống này sang giống khác. VD: chuyển gen qui định tổng hợp B-caroten vào TB cây lúa, tạo giống lúa giàu vitamin A, chuyển 1 gen từ giống đậu của Pháp vào TB cây lúa, làm phát triển hàm lượng sắt trong gạo lên 3 lần. HS: Đọc SGK thảo luận theo nhóm để nêu được các thành tựu chuyển gen vào động vật. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình. GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm để nêu được các thành tựu chuyển gen vào ĐV. HS trả lời: Thành tựu chuyển gen vào ĐV còn rất hạn chế, người ta đã nghiên cứu được gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp hiệu quả tiêu hoá thức ăn cao hơn, ít mỡ hơn lợn bình thường, nhưng cũng có tác động phụ có hại cho người tiêu dùng |
II. Ứng dụng công nghệ gen 1. Tạo ra các chủng vi SV mới: - Các chủng vi SV mới là khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết cho con người như: (axitamin, Prôtêin, VTM, enzim, kháng sinh.....) với giá thành rẻ. - Sản xuất ra một lượng sản phẩm sinh học lớn trong thời gian ngắn 2/. Tạo giống cây trồng biến đổi gen: - Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng. - VD: Chuyển gen qui định tổng hợp B caroten vào TB cây lúa, tạo giống lúa giàu vitamin A. 3/. Tạo động vật biến đổi gen - Trên thế giới đã chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn, giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn. - Ở VN chuyển gen tổng hợp hoóc môn sinh trưởng của người vào cá trạch. |
(tim nở to, loét dạ dày, viêm da), ... GV: Chốt lại kiến thức. HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học. |
Hoạt động 3: Khái niện công nghệ sinh học (10 phút)
Mục tiêu: HS nắm được k/n CN SH và chỉ ra được các lĩmh vực trong công nghệ SH hiện
đại.
Phương pháp: HĐ nhóm, Quan sát, đàm thoại..
Phương tiện:
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK để trả lời các câu hỏi: CN sinh học là gì? gồm những lĩnh vực nào? HS: Nghiên cứu SGK thảo luận theo nhóm 3 phút và cử đại diện trình bày câu trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Tại sao CNSH là hướng được ưu tiên đầu tiên và phát triển? HS: Dựa vào ND SGK/94 trả lời. GV chốt: Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm và lai tạo ra các giống sinh vật có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt là việc làm hết sức cần thiết và có hiệu quả để bảo vệ thiên nhiên. HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức. |
III. Khái niệm công nghệ sinh học * Khái niện CNSH: là 1 ngành công nghệ sử dụng TB sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. * CN SH gồm có 7 lĩnh vực: SGK * CNSH được coi là hướng ưu tiên và phát triển vì giá trị sản lượng cao, 1 số chế phẩm CNSH trên thế giới dự kiến năm 2010 sẽ đạt 1.000 tỉ đola Mĩ |
4. Củng cố (4 phút):
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần chuẩn bị.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo SGK
GV yêu cầu HS đọc mục em có biết SGK, ôn lại kiến thức cũ.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.....................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.....................