Giáo án Sinh học 9 Bài đọc thêm các phương pháp chọn lọc, thoái hóa và ưu thế lai mới nhất

Tải xuống 5 1.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài đọc thêm các phương pháp chọn lọc, thoái hóa và ưu thế lai mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                          CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC (Đọc thêm)
                BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ DI TRUYỀN HỌC THOÁI HÓA VÀ ƯU THẾ LAI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Củng cố cho HS khái niệm thoái hoá giống.
- HS trình bày được PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
- HS hiểu được cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể F1 để nhân giống.
- HS hiểu và xác định, phân tích được kết quả phép lai là hiện tượng thoái hoá hay ưu thế lai.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, xử lí thông tin.
- Rèn kĩ năng làm bài tập về các phép lai, phân tích kết quả.
3. Thái độ:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập.
- Giáo dục HS lòng say mê môn học.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
5. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực kiến thức sinh học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn, năng lực tính toán: giải bài tập.
II. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
- HS: Xem lại các kiến thức về thoái hoá giống và ưu thế lai.
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nhóm.
- Tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nêu và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1phút):

Ngày giảng Lớp Sĩ số
9A2
9A4

2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
Cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai?
Đáp án:
- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp
=> chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.
- TT số lượng, hình thái, năng suất do nhiều gen trội qui định.
VD: P: AA bbcc x aaBBCC
F1: AaBbCc
- Muốn duy trì ưu thế lai con người dùng phương pháp nhân giống vô tính, chiết ghép, vi nhân
giống.
3. Các hoạt động dạy học: (34 phút)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Ưu thế lai là gì? cho biết cơ sở di truyền của hiện
tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F
1 để nhân
giống?
Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV
gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân?
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV đưa ra nội dung bài tập, yêu cầu HS nghiên cứu,
thảo luận nhóm 3 phút để hoàn thành.
I. Kiến thức cần nhớ
- Khái niêm thoái hoá giống.
- Khái niệm ưu thế lai.
- Ứng dụng.
II/. Bài tập
Bài tập 1:

 

a. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho chó lông ngắn thuần
chủng lai với lông dài.
b. Xác định tỉ lệ xuất hiện kiểu gen dị hợp ở mỗi đời.
Giải thích?
- GV gọi đại diện HS lên viết sơ đồ lai.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV hướng dẫn HS xác định tỉ lệ mỗi kiểu gen và rút ra
kết luận.
- Ở lúa các tính trạng thân cao, cây cứng, hạt tròn là trội
hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, cây yếu, hạt dài.
Làm thế nào để tạo được ưu thế lai từ hai dòng lúa thuần
chủng dựa vào các tính trạng trên. Viết sơ đồ lai minh
hoạ.
- GV hướng dẫn HS cách tạo các dòng lúa thuần chủng
dựa vào các tính trạng đã cho.
a. Quy ước gen A quy định tính trạng
lông ngắn; gen a quy định tính trạng
lông dài.
- Sơ đồ lai:
P AA x aa
GP A a
F1 Aa (100% lông ngắn)
F1 x F1 Aa x Aa
GF1 A, a A, a
F2 1AA : 2 Aa : 1 aa
(3 chó lông ngắn: 1 chó lông dài)
b. Tỉ lệ gen dị hợp: Đời F1: 100% ;
Đời F2: 50%.
=> Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua
các thế hệ, đây là hiện tượng thoái
hoá giống.
Bài tập 2:
- Quy ước gen A quy định tính trạng
thân cao, gen a quy định tính trạng
thân thấp;gen B quy định tính trạng
thân cứng, gen b quy định tính trạng
thân yếu; gen D quy định tính trang
hạt tròn, gen d quy định tính trạng hạt
dài.
- Để tạo được ưu thế lai các cây đem
lai cần có kiểu gen:
AAbbDD: Thân cao, yếu, hạt tròn
aaBBdd: Thân thấp, cứng, hạt dài.

 

- GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
a. Ở ngô tính trạng hạt vàng là trội so với hạt trắng. Biện
luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho ngô hạt vàng
thuần chủng lai với hạt trắng.
b. Làm thế nào để hạn chế hiện tượng thoái hoá và tạo
được ưu thế lai dựa vào các tính trạng trên?
- GV gợi ý để HS đưa ra cách giải bài tập.
- GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày.
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
Hoặc:
AAbbdd: Thân cao, yếu, hạt dài
aaBBDD: Thân thấp, cứng, hạt tròn
- Sơ đồ lai:
P AAbbDD x aaBBdd
Gp AbD aBd
F1 AaBbDd
(100% Thân cao, cứng, hạy tròn)
Bài tập 3:
a. Quy ước: Gen A quy định tính
trạng hạt vàng; gen a quy định tính
trạng hạt trắng.
Sơ đồ lai:
P: AA x aa
F1: Aa (100% hạt vàng)
F1 x F1: Aa x Aa
F2: 1AA : 2Aa : 1aa
(3 hạt vàng : 1 hạt trắng)
b. Để hạn chế hiện tượng thoái hoá và
tạo ưu thế lai cần chọn các cá thể có
kiểu gen đồng hợp đem lai với nhau
(thuần chủng).

4. Củng cố (4 phút):
- Yêu cầu HS rút ra kết luận về cách xác định hiện tượng thoái hoá và ưu thế lai.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):
GV yêu cầu HS học về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập.
GV yêu cầu HS học về nhà nghiên cứu nội dung bài 37.
VI. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................
............................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài đọc thêm các phương pháp chọn lọc, thoái hóa và ưu thế lai mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài đọc thêm các phương pháp chọn lọc, thoái hóa và ưu thế lai mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài đọc thêm các phương pháp chọn lọc, thoái hóa và ưu thế lai mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài đọc thêm các phương pháp chọn lọc, thoái hóa và ưu thế lai mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài đọc thêm các phương pháp chọn lọc, thoái hóa và ưu thế lai mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống