Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHỦ ĐỀ 1: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
I. Tên chủ đề: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI ( 3tiết)
II. Nội dung chủ đề
1.Các bài học liên quan
Bài 28: Phương pháp nghiên cứu DT người.
Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người.
Bài 30: DTH với con người.
2. Mạch kiến thức của chuyên đề:
Phương pháp nghiên cứu DT người: nghiên cứu phả hệ, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng
sinh và ý nghĩa .
Bệnh và tật di truyền ở người: bệnh và tật di truyền, biện pháp hạn chế bệnh và tật di truyền
ở người.
DTH với con người: di truyền y học tư vấn, với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình, hậu quả
di truyền do ÔNMT .
3. Thời lượng: 3tiết
III. Mục tiêu dạy học:
1) Kiến thức
- Trình bày được hai khó khăn khi nghiên cứu di truyền học người.
- Trình bày được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa:
+ Sự khác nhau giữa sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
+ Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải
thích được một số trường hợp thường gặp.
- Phân biệt được bệnh và tật di truyền.
- Trình bày được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp
hạn chế phát sinh chúng.
- Phát biểu được khái niệm di truyền y học tư vấn và nội dung của lĩnh vực khoa học này.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc kết hôn "1 vợ, 1 chồng" và cấm kết hôn gần trong
vòng 3 đời.
- Giải thích được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35.
- Chỉ ra được tác hại của ÔNMT đối với cơ sở vật chất của tính di truyền con người.
2) Kĩ năng
- Quan sát, phân tích kênh hình.
- Khái quát, làm việc với SGK, nhóm; Làm bài tập phả hệ.
3) Thái độ
- Góp phần củng cố niềm yêu thích bộ môn và niềm tin vào khoa học.
- Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.
- Nâng cao ý thức bảo vệ MT, bảo vệ sức khỏe, chống kì thị cộng đồng.
4) Kĩ năng sống và liên môn
- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông; hợp tác và chia sẻ; giao tiếp và ứng xử,...
- Liên môn: Môn GDCD ...
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó biến đổi khí hậu.
5) Các năng lực hướng tới
Các năng lực chung
+ NL tự học: HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề.
+ NL giải quyết vấn đề
- Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu chủ đề.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
+ NL tư duy sáng tạo
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập.
- Liên hệ kiến thức lí tuyết trong làm bài tập và giải thích các hiện tượng thực tiễn.
+ NL tự quản lý: Quản lí nhóm học tập: Lắng nghe, quan sát và phản hồi tích cực, tạo hứng
khởi học tập.
+ NL giao tiếp: Trao đổi thảo luận về các nội dung, ghi chép, báo cáo kết quả.
+ NL hợp tác: Làm việc theo nhóm trao đổi nội dung thảo luận.
+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): Sưu tầm tư liệu liên quan tới chủ đề
+ NL sử dụng ngôn ngữ- NL sử dụng Tiếng Việt: Trình bày giải thích, phát hiện kiến thức
theo chủ đề.
Các kỹ năng khoa học: Quan sát; Phân loại hay sắp xếp theo nhóm; Tìm mối liên hệ; Xử lí và
trình bày các số liệu trong giải bài tập; Thực hành.
Các năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực kiến thức sinh học: Các kiến thức liên quan đến chủ đề,..,
+ Năng lực nghiên cứu khoa học: Quan sát, đo đạc, thiết kế thí nghiệm, thu thập, xử lí kết
quả,.. liên quan đến chủ đề.
V. Bảng mô tả các mức độ nhận thức của chủ đề
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Các NL/KN cần hướng tới |
Phương pháp nghiên cứu DTH người |
- Trình bày được hai khó khăn khi nghiên cứu DTH người - Trình bày được PP nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa (1-3) |
- Giải thích tại sao dùng PP phả hệ - So sánh sinh đôi cùng trứng và khác trứng. - Xác định được các tính trạng phụ thuộc vào MT, KG (8,9,10) |
- Vận dụng giải thích được một số trường hợp thường gặp liên quan đến trẻ đồng sinh, phả hệ - Làm bài tập phả hệ (16, 17) |
- Vận dụng làm bài tập nâng cao, vận dụng thực tiễn (22) |
- Tự học - Tư duy sáng tạo - Đưa ra các tiên đoán - Hợp tác - Quan sát - Tìm mối liên hệ - Vận dụng thực tiễn. |
Bệnh và tật DT ở người |
- Nhận diện một số bệnh và tật DT thông qua các đặc điểm hình thái (4,5) |
- Phân biệt được bệnh và tật di truyền - Mô tả đặc điểm bệnh, tật DT qua hình - Trình bày được nguyên nhân, cơ chế hình thành các tật, bệnh DT (11,12) |
- Đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật DT (21) - Làm bài tập bệnh DT (15, 18,19) |
- Tự học - Tư duy sáng tạo - Đưa ra các tiên đoán - Hợp tác - Quan sát - Tìm mối liên hệ - Vận dụng thực tiễn. |
|
DTH với con người |
- Phát biểu được khái niệm DTYH tư vấn là |
- Giải thích được cơ sở khoa học của một số |
- Vận dụng giải thích, tư vấn một số hiện |
- Tự học - Tư duy sáng tạo |
gì và nội dung của lĩnh vực KH này. - Trình bày các nội dung của DTH với hôn nhân, KHHGĐ. - Trình bày được tác hại của ONMT đối với con người (6,7,21) |
quy định trong hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình (13,14) |
tượng thực tiễn (20, 21) |
- Đưa ra các tiên đoán - Hợp tác - Quan sát - Tìm mối liên hệ - Vận dụng thực tiễn. |
VI. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức
Mức độ Nhận biết
Câu 1. Trình bày khó khăn khi nghiên cứu di truyền học người.
Câu 2. Thế nào là phương pháp phả hệ? Ý nghĩa.
Câu 3. Trẻ đồng sinh là gì? Ý nghĩa phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Câu 4. Nêu các biểu hiện của bệnh Đao và bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh.
Câu 5. Trình bày nguyên nhân gây ra tật dính ngón tay, tật khe hở môi hàm,..
Câu 6. Trình bày khái niệm DT học tư vấn.
Câu 7. Trình bày một số quy định của DTH với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình.
Câu 8. Các biện pháp hạn chế bệnh và tật DT là:
A. Ngăn ngừa các hoạt động gây ÔNMT
B. Sử dụng hợp lí, đúng nguyên tắc đối với các loại thuốc trừ sau, diệt cỏ, thuốc chữa bệnh,..
C. Nếu người chồng có anh (chị, em) mang dị tật mà người vợ cũng có dị tật đó thì không nên
sinh con
D. Cả A, B, C đều đúng
Mức độ Thông hiểu
Câu 9. Tại sao dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu DT người.
A. Phương pháp đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện, hiệu quả cao.
B. Không thể dùng phương pháp lai và gây ĐB ở người.
C. Người đẻ ít con, sinh sản chậm.
D. Cả A, B,C.
Câu 10. Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng, khác trứng. Kể tên một số tính trạng chất lượng
và số lượng và nêu căn cứ vì sao em biết?
Câu 11. Phân biệt bệnh Đao với bệnh Tớcnơ? Cơ chế hình thành bệnh Tớcnơ, Đao.
Câu 12. Quan sát bộ NST ở hình bên và cho biết Người đó bị bệnh gì? Trình bày cơ chế hình thành bệnh trên? |
Câu 13. Giải thích được cơ sở khoa học của việc kết hôn "1 vợ, 1 chồng" và cấm kết hôn gần
trong vòng 3 đời.
Câu 14. Giải thích được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35.
Mức độ Vận dụng thấp
Câu 15. Sắp xếp các đặc điểm bệnh di truyền tương ứng với từng bệnh.
Các bệnh DT | Các đặc điểm | Trả lời |
1. Bệnh Đao | a. Ở nữ, lùn cổ ngắn, tuyến vú không phát triển |
|
2. Bệnh Tocno | b. Da, tóc trắng, mắt hồng | |
3. Bạch tạng | c. Tay có 6 ngón | |
4. Câm điếc bẩm sinh | d. Bé lùn, cổ rụt, má phệ | |
e. Bị câm điếc từ khi mới sinh |
Câu 16. Vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình sau: Bố mẹ bình thường sinh được 3 người con. Trong
đó, 2 người con gái bình thường, 1 người con trai bị bệnh mù màu.
Câu 17. Vẽ sơ đồ phả hệ sau:
Người phụ nữ bình thường lấy 1 người chồng bình thường nhưng anh của người chồng bị
bệnh máu khó đông. Biết rằng, bố mẹ 2 bên nội ngoại đều bình thường.
Câu 18. Ở một bệnh nhân: Người ta đếm thấy trong bộ NST có 45 chiếc, gồm 44 chiếc NST
thường và một chiếc NST giới tính X.
a) Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao?
b) Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bệnh ngoài và biểu hiện sinh lí ra sao?
c) Giải thích cơ chế sinh ra trẻ em bị bệnh trên và lập sơ đồ minh họa.
Câu 19. Gọi m là gen lặn quy định mù màu. Các gen trội tương ứng (M) là bình thường. Các
gen này cùng nằm trên X. Một cặp vợ chồng có KH bình thường sinh ra 1 người con trai mắc
bệnh mù màu. Cho biết KG có thể có ở đứa trẻ và bố mẹ về các gen nói trên.
Câu 20. Hai vợ chồng bình thường, sinh được 1 người con bị câm điếc bẩm sinh.
a. Bệnh câm điếc bẩm sinh là loại bệnh gì?
b. Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định?
b. Nếu đôi vợ chồng trên muốn sinh con tiếp thì xác xuất sinh con bị bệnh là bao nhiêu?
Câu 21. Trình bày tác hại của ONMT đến con người. Liên hệ bản thân các biện pháp phòng
chống các bệnh, tật DT ở người.
Mức độ Vận dụng cao
Câu 22. (Dành cho HS giỏi) Nghiên cứu sự di truyền của bệnh máu khó đông ở một gia
đình người ta ghi được phả hệ sau:
I | 1 | 2 | ||||
II | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
III | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
a. Tính trạng máu khó đông là tính trạng trội hay lặn?
b. Bệnh di truyền do gen nằm trên NST thường hay NST giới tính?
c. Tìm kiểu gen của mỗi cá thể trong phả hệ về bệnh này.
VII. Thiết kế tiến trình dạy học
Tiết theo chủ đề |
Tiết theo PPCT | Nội dung |
1 | 29 | Phương pháp nghiên cứu DT người |
2 | 30 | Bệnh và tật DT ở người |
3 | 31 | Di truyền học với con người |
Ngày soạn:28/11/2019 | Tiết ppct: 29 |
Tuần 11 |
BÀI 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
(Tiết 1 của chủ đề)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nêu được 2 khó khăn khi nghiên cứu di truyền học người.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền 1 vài tính trạng hay đột
biến ở người. Biết cách viết, đọc phả hệ.
- Nêu được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa:
+ Sự khác nhau giữa sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
+ Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền từ đó giải
thích được 1 số trường hợp thường gặp.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành trong chủ đề.
a. Nhóm năng lực chung:
- Năng lực tự học: tự tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu di truyền người, những ứng dụng
của phương pháp đó.
- Năng lực giao tiếp: thể hiện trong các hoạt động thảo luận nhóm, trong giờ học.
- Năng lực hợp tác: thể hiện trong các hoạt động thảo luận nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): thu thập ví dụ minh họa các
phương pháp nghiên cứu di truyền người.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: nhận biết trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
- Xử lí và trình bày các số liệu: viết sơ đồ phả hệ, trình bày sơ đồ sự hình thành trẻ đồng sinh.
- NL sử dụng ngôn ngữ: khái niệm phương pháp phả hệ, ý nghĩa của các phương pháp nghiên
cứu di truyền người.
4. Các nội dung tích hợp- Trải nghiệm:
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, để tìm hiểu về các phương pháp nghiên
cứu di truyền người.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày trước tập thể.
- Kĩ năng ứng xử, giao tiếp, lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập; Bài giảng PowerPoint.
2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà, giấy A0.
3. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm
Câu 1(NB): Điều nào không đúng trong phương pháp nghiên cứu phả hệ?
A. Phát hiện gen nằm trên NST thường. B. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X.
C. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y. D. Phát hiện đột biến cấu trúc NST.
Câu 2(TH): Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới
tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp
A. nghiên cứu phả hệ. B. nghiên cứu di truyền quần thể.
C. xét nghiệm ADN. D. nghiên cứu tế bào học
Câu 3(TH). Tại sao dùng phương pháp phả hệ trong nghiên cứu DT người.
A. Phương pháp đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện, hiệu quả cao.
B. Không thể dùng phương pháp lai và gây ĐB ở người.
C. Người đẻ ít con, sinh sản chậm.
D. Cả A, B,C.
Câu 4(VD): Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng,
các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường
nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này?
A. P: Aa x Aa B. P: Aa x AA C. P: AA x AA D. P: XAXa x XAY
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan.
- Làm việc với SGK, nêu và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm; Hỏi và trả lời.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút).
Ngày giảng | Lớp | Kiểm diện |
9A3 |
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Kiểm tra bài thu hoạch của HS.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới.
Tiến hành:
GV: Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều hiện tượng di truyền của con người. Tại sao trong
nhiều gia đình có trẻ em sinh đôi lại có trường hợp giống hệt nhau, lại có trường hợp khác
nhau. Trong cùng 1 dòng họ thường có nhiều người mắc những căn bệnh như nhau?
Ta cùng đi nghiên cứu sang tiết 29 ”Phương pháp nghiên cứu di truyền người”
Theo em có thể áp dụng các phương pháp lai ở sinh vật như giao phối gần, gây đột biến, ...
cho con người khi nghiên cứu di truyền được không? Tại sao?
GV:Vì sao người ta dùng PP đó để nghiên cứu sự DT một số TT ở người?
GV : Vì: + Người sinh sản chậm, đẻ ít.
+ Lí do XH ko áp dụng được các PP lai gây đột biến
+ PP này đơn giản, dễ thực hiện.
GV chiếu nội dung những khó khăn và giới thiệu 4 PP thường dùng trong nghiên cứu DT
người và thông báo nội dung bài học.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)
Mục tiêu: HS biết sử dụng các kí hiệu PP nghiên cứu phả hệ.
- Ứng dụng của PP này trong nghiên cứu DT một số TT.
- HS hiểu được trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra trong 1 lần sinh.
Phương pháp: HĐ nhóm, Đàm thoại, Trực quan..
Phương tiện: Máy chiếu
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
I. Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu phả hệ (20 phút) Mục tiêu: HS biết sử dụng các kí hiệu PP nghiên cứu phả hệ. - Ứng dụng của PP này trong nghiên cứu DT một số TT. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK-78 trả lời câu hỏi: Em hiểu phả hệ là gì? GV gọi HS trả lời. GV chiếu hình, yêu cầu HS nghiên cứu TT và quan sát hình để giải thích các kí hiệu : HS: Thu nhận TT, ghi nhớ kiến thức, giải thích. GV: Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu biểu thị sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về 1 tính trạng? HS trả lời, HS khác nhận xét. - GV chốt: 1 tính trạng có 2 trạng thái đối lập, 4 kiểu kết hợp. + Cùng trạng thái + 2 trạng thái đối lập GV: Chiếu sơ đồ phả hệ 2 gia đình và yêu cầu HS nghiên cứu VD1, cho HS thảo luận nhóm 5 phút trả lời câu hỏi: + Mắt nâu và mắt đen tính trạng nào trội? |
I/. Nghiên cứu phả hệ |
+ Sự DT tính trạng màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao? HS: Q/sát hình, đọc TT, thảo luận, trả lời câu hỏi. GV chốt kiến thức. + Mắt nâu là trội vì có hiện tượng phân ly xuất hiện mắt đen ở đời cháu F2 + Sự DT màu mắt không liên quan đến giới tính vì trong 2 gia đình được lập phả hệ để nghiên cứu di truyền màu mắt, ở F2 tính trạng mắt nâu và mắt đen biểu hiện ở cả nam và nữ => gen quy định tính trạng này không nằm trên NST giới tính mà nằm trên NST thường. -GV nhận xét thái độ hiệu quả giải quyết công việc của các nhóm. GV: Chiếu nội dung và yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ 2 SGK, vẽ sơ đồ phả hệ. HS : Nghiên cứu VD2 SGK, vẽ sơ đồ phả hệ: - P : GV bổ sung: Tính trạng bệnh máu khó đông là do gen đột biến quy định. GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ, thảo luận nhóm bàn 1 phút, trả lời câu hỏi: Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn gây ra? Q/sát hình, đọc TT, thảo luận, trả lời câu hỏi. Phương án HS trả lời : Dựa vào sơ đồ phả hệ thấy tính trạng mắc bệnh máu khó đông là tính trạng lặn. |
- Nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định nào đó, trên những người thuộc cùng 1 dòng họ, qua nhiều thế hệ. |
GV: Ở đời con giới nào mắc bệnh?( Nam giới mắc bệnh.) HS trả lời, HS khác nhận xét. GV: Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính không? Vì sao? HS trả lời, HS khác nhận xét. Phương án HS trả lời : Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính. Vì bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới. GV hướng dẫn HS xác định gen liên kết với nhiễm sắc thể giới tính nào: + Nhắc lại cặp nhiễm sắc thể giới tính? + Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể nào? Vì sao? HS: Xác định được gen liên kết với NST giới tính. Nhắc lại cặp NST giới tính ở người: Nam giới: XY ; Nữ giới: XX - Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể X, Vì nếu nằm trên Y tất cả nam giới trong gia đình đều mắc bệnh. GV: Có thể viết công thức di truyền của các thành viên trong gia đình đó như thế nào? Viết sơ đồ lai thể hiện sơ đồ phả hệ trên? HS: 1 hs viết sơ đồ lai, hs lớp nhận xét, bổ sung: P: XA Xa x XAY GP: XA, Xa XA ,Y F1: 1XAXA : 1XAY 1XA Xa : 1XaY Kiểu hình: 2 gái bình thường: 1 trai bình thường: 1 trai máu khó đông. |
- Mục đích: Nhằm xác định đặc điểm, di truyền của tính trạng đó ở những mặt sau: + Tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn. + Tính trạng do 1 hay nhiều gen qui định. + Sự di truyền của tính trạng có thể liên quan đến yếu tố giới tính hay không. |
GV: Nghiên cứu phả hệ cho biết những đặc điểm di truyền gì? HS: Nghiên cứu phả hệ cho biết những đặc điểm DT: + Xác định được tính trạng trội lặn. + Xác định được quy luật di truyền chi phối phép lai. GV: chốt lại kiến thức. HS nghe giảng và ghi nhớ. GV: PP Nghiên cứu phả hệ là gì? GV đưa ra một số thông tin bổ sung . HS: Dựa vào ND SGK/78 trả lời. Hoạt động 2: Nghiên cứu trẻ đồng sinh (15 phút) Mục tiêu: HS hiểu được trẻ đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra 1 lần. Tiến hành: GV chiếu cho HS quan sát sơ đồ H28.3/ 80, giới thiệu trẻ đồng sinh. GV: Theo em trẻ đồng sinh là gì? Gọi HS trả lời. GV chiếu cho HS quan sát sơ đồ H28.2/79, để thảo luận nhóm bàn 3 hút trả lời các câu hỏi sau: + Sơ đồ (a;b) giống nhau và khác nhau ở điểm nào? + Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc nữ? + Đồng sinh khác trứng là gì? Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới không? GV: Gọi HS hoàn thành, HS phát biểu, bổ sung GV chiếu nội dung đáp án và rút ra kết luận . + Số lượng trứng và tinh trùng tham gia thụ tinh, lần nguyên phân đầu tiên. + Hợp tử nguyên phân => 2 phôi bào =>2 cơ thể (giống nhau về kiểu gen) -> Cùng giới. |
II Nghiên cứu trẻ đồng sinh - Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ được sinh ra trong cùng 1 lần sinh. - Có 2 trường hợp: + Cùng trứng + Khác trứng |
+ 2 trứng + 2/trùng => 2 h/tử => 2 cơ thể (khác nhau về KG) -> Có thể khác giới. GV: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa đồng sinh cùng trứng và khác trứng? Có thể phân biệt bằng mắt thường như thế nào ? HS: Dựa vào ND SGK/79 trả lời. GV chiếu hình ảnh các cặp đồng sinh yêu cầu HS nhận biết, giải thích. GV cho HS đọc nội dung “Em có biết” và nêu câu hỏi: - Tính trạng nào của Phú, Cường không thay đổi trước tác động của môi trường? Vì sao? - Tính trạng nào thay đổi do điều kiện môi trường? Gọi HS trả lời, GV kết luận. GV chiếu nội dung bài tập yêu cầu học sinh hoàn thành. - Năng khiếu toán và kết quả học tập của 2 chị em Mai và Lan yếu tố nào do kiểu gen quy định, yếu tố nào chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội? - Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân? Gọi HS trả lời, GV kết luận. GV: Nghiên cứu trẻ đồng sinh có ý nghĩa gì? HS trả lời. |
- Sự khác nhau: + Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen => cùng giới. + Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen => cùng giới hoặc khác giới. - Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh: + Giúp ta hiểu rõ vai trò của KG và MT đối với sự hình thành tính trạng. + Hiểu rõ sự ảnh hưởng của MT đối với tính trạng số lượng và TT chất lượng. |
4. Củng cố (5p)
- HS thảo luận nhóm thảo luận nhóm vẽ sơ đồ kiến thức tư duy của bài vào giấy A0, đại diện
1 nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung, Gv nhận xét nhóm
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau trắc nghiệm:
5. Hướng dẫn về nhà (3p)
Học bài cũ: GV yêu cầu HS về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK/780.
Chuẩn bị bài mới: GV yêu cầu HS nghiên cứu trước bài 29 tìm hiểu trước về các bệnh và tật
di truyền của người.
V/. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.....................