Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất - CV5512

Tải xuống 6 2.3 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                       BÀI 11:PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
+ Học sinh trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật
+ Xác định được thực chất của quá trình thụ tinh
+ Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và
biến dị
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
+ Phát triển tư duy lí luận
3. Thái độ: Yêu thích môn học, nghiêm túc trong tiết học
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh phóng to H 11 ( SGK)
2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu bài mới
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kỳ giảm phân
- ý nghĩa của giảm phân
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (
3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV cho HS lần lượt lên bảng viết sơ đồ của quá trình nguyên phân và giảm phân
đã học.
Sự hình thành giao tử bắt đầu từ các quá trình trên. Bài học hôm nay ta sẽ xét.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 30 phút)
- Mục tiêu:Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Mục tiêu:Trình bày và so sánh được các quá trình phát
sinh giao tử ở động vật
B1: - GV y/c HS quan sát H 11, nghiên cứu thông tin
SGK và trả lời câu hỏi
? Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và cái ?
- HS quan sát hình tự thu nhận thông tin
- 1 HS lên trình bày trên tranh quá trình phát sinh giao
tử đực
- 1 HS lên trình bày trên tranh quá trình phát sinh giao
tử cái
B2: GV chốt lại kiến thức
- Lớp nhận xét bổ sung
B3: GV y/c HS thảo luận:
? Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản của 2 quá
trình phát sinh giao tử đực và cái.
- HS dựa vào kênh chữ và kênh hình, xác định được
điểm giống và khác nhau giữa 2 quá trình
- Đại diện các nhóm phát biểu,các nhóm khác bổ sung.
B4: GV chốt lại kiến thức chuẩn
I.Sự phát sinh giao
tử
(15ph)
Kết luận:
Giống nhau:
+ Các TB mầm (noãn
nguyên bào, tinh nguyên
bào) đều thực hiện nguyên
phân liên tiếp nhiều lần
+ Noãn bào bậc một và tinh
bào bậc một đều thực hiện
giảm phân để tạo ra giao tử

*Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho
thể cực thứ nhất (kích thước nhỏ) và
noãn bào bậc 2 (kích thước lớn)
Phát sinh giao tử đực
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2
tinh bào bậc 2
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho
2 tinh tử, các tinh tử phát sinh thành tinh
trùng.

 


-Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho
thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và một tế
bào trứng (kích thước lớn)
- Kết quả: Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm
phân cho 2 thể cực và một TB trứng
- Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4
tinh tử phát sinh thành tinh trùng.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Hiểu đựợc Thực chất của quá trình thụ tinh
B1: GV y/c HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời
câu hỏi:
? Nêu khái niệm thụ tinh?
? Bản chất của quá trình thụ tinh?
- HS sử dụng tư liệu SGK để trả lời
- 1 HS phát biểu, lớp bổ sung
B2: GV chốt lại kiến thức.
Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực
và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp
NST khác nhau về nguồn gốc
B3: HS vận dụng kiến thức nêu được: 4 tinh trùng
chứa bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc, hợp tử
có các tổ hợp NST khác nhau.
Hoạt động 3:
Mục tiêu:
Nêu dược ý nghĩa của nguyên phân, giảm
phân và thụ tinh
GV y/c HS đọc thông tin SGK trả lời các câu hỏi:
? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt
di truyền, biến dị và thực tiễn?
- HS vận dụng tư liệu SGK trả lời:
+ Về mặt di truyền:
- Giảm phân: tạo bộ NST đơn bội
- Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội
II. Thụ tinh ( 15ph)
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu
nhiên giữa một giao tử đực
và 1 giao tử cái
- Bản chất là sự kết hợp của
2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ
nhân lưỡng bội ở hợp tử.
III.ý nghĩa của giảm phân
và thụ tinh
(9ph)
- Ý nghĩa:
+ Duy trì ổn định bộ NST
đặc trưng qua các thế hệ cơ
thể.
+ Tạo nguồn biến dị tổ hợp
cho chọn giống và tiến hoá.

 

+ Về mặt biến dị: tạo ra các hợp tử mang những tổ
hợp NST khác nhau (biến dị tổ hợp)
Ý nghĩa: Tạo nguồn nguyên liệu chọn giống và tiến
hoá.

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK
- Khoanh tròn vào các chữ cái ở đầu câu trả lời đúng
(1)Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:
Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội
Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực và 1 giao tử cái
Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
Sự tạo thành hợp tử
(2)Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm sinh dục
là:
a.Nguyên phân b.Giảm phân
c. Thụ tinh d. Nguyên phân và giảm phân
(3) Trong cùng một loài sinh vật, tế bào trứng luôn có kích thước lớn hơn so với
tinh trùng vì:
a.Tế bào này chứa bộ nhân có số lượng vật chất di truyền lớn hơn.
b.Tế bào này chứa tế bào chất lớn hơn để cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển
của hợp tử sau này.
c.Chúng phải trải qua quá trình phân bào lâu hơn.
d.Sau một chu kì tạo giao tử, số lượng trứng ít hơn số lượng tinh trùng.
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
1. Tính số giao tử tạo thành và số hợp tử tạo ra.

- Tính số giao tử được tạo thành:
+Ở thời kì chín, mỗi tế bào sinh dục đực(tb sinh tinh) qua giảm phân cho 4 tinh
trùng (mang bộ NSt n);
+Mỗi tế bào sinh dục cái ở thời kì chín (tb sinh trứng) qua giảm phân sẽ cho ra 1
trứng(mang bộ NSt n) và 3 thể định hướng ( thể cực – mang bộ NST n) về sau sẽ bị
tiêu biến đi.
+ Số tinh trùng hình thành= số tế bào sinh tinh x 4.
+ Số NST chứa trong các tinh trùng = số tinh trùng x n.
+ Số trứng hình thành = số tế bào sinh trứng.
+ Số NST chứa trong các trứng được hình thành = số trứng x n
+ Số thể định hướng ( thể cực)= Số tế bào sinh trứng x 3.
+ Số NST chứa trong các thể định hướng=số thể định hướng x n.
- Tính số hợp tử được tạo thành:
Mỗi tế bào trứng chỉ kết hợp với 1 tinh trùng để tạo thành 1 hợp tử.
Số hợp tử tạo thành=số tinh trùng được thụ tinh=số trứng được thụ tinh.
-Cơ thể có n cặp gen dị hợp( chứa các cặp NST tương đồng). Tự thụ phấn thì:
+ Số loại giao tư được tạo thành 2
n. Tỉ lệ mỗi loại là 1/2n.
+ Số kiểu tổ hợp hợp tử: 4
n.
+ Số kiểu tổ hợp khác nhau 3
n.
-Trong phép lai, số tổ hợp hợp tử bằng số giao tử đực x số giao tử cái.
2.Khi giảm phân và thụ tinh, trong TB của một loài giao phối, 2 cặp NST tương
đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST trong các giao tử và các hợp tử
là:
- 4 tổ hợp NST trong các giao tử: AB, Ab, aB, ab.
- 9 tổ hợp NST trong các hợp tử: AABB, AABb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, Aabb,
aaBb, aabb.
3.Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải
thích trên cơ sở tế bào học:
Do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì bộ
NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ và làm xuất hiện
biến dị tổ hợp phong phú.

Các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Cần có bao nhiêu tế bào sinh tinh để tạo ra 16 tinh trùng?
a.1 b.2 c.4 d.16
Câu 2: Từ 5 tế bào sinh trứng của gà giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu trứng?
a.5 b.10 c.20 d.15
Câu 3: Bộ NST lưỡng bội ở thỏ là 2n=44, trong 8 tinh trùng được tạo thành có bao
nhiêu NST:
a.352 b.176 c.1048 d.704
Câu 4: 15 hợp tử được tạo thành từ:
a.15 trứng và 15 tinh trùng b. 4 trứng và 1 tinh trùng
c.1 trứng và 4 tinh trùng d. 15 trứng và 60 tinh trùng
Câu 5: Bộ NST lưỡng bội ở tinh tinh là 2n=48, số lượng NST có trong 1 tế bào
sinh trứng ở kì cuối của giảm phân 1 là:
a.38 b.19 c.76 d.0
Câu 6: Từ một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng giảm phân có thể tạo ra số
tinh trùng và trứng lần lượt là:
a.1 tinh trùng và 4 trứng.
b.1 tinh trùng và 1 trứng.
c.4 tinh trùng và 1 trứng.
d.4 tinh trùng và 4 trứng.
4. Dặn dò: (1 phút)
Học bài và trả lời câu hỏi SGK
Làm bài tập 3, 5 vào vở bài tập
Đọc mục “Em có biết”
Soạn và chuẩn bị trước bài 12: Cơ chế xác định giới tính
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống