Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 7: Bài tập chương 1 mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI TẬP CHƯƠNG I
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- GV củng cố, khắc sâu kiến thức về các quy luật DT: Quy luật phân li và PLĐL.
- HS biết vận dụng lý thuyết để giải các dạng bài tập: Viết sơ đồ lai và xác định được KG, KH từ P F3 khi lai 1 cặp TT (bài toán thuận, bài toán nghịch). Viết thành thạo 6 sơ đồ lai một cặp tính trạng từ P2, bài tập trắc nghiệm khách quan.
- HS quy ước, xác định KG-KH, tìm giao tử, lai trong phép lai 2 cặp tính trạng
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ giải BTDT bằng phương pháp tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Rèn kĩ năng xác định kết quả phép lai một, hai cặp tính trạng, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: tự nghiên cứu tìm hiểu kiến thức liên quan đến nội dung qui luật phân li,
QL phân li độc lập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Sử dụng các kiến thức khoa học (toán học) tìm tỉ lệ kiểu hình,
kiểu gen.
- NL giao tiếp: Trao đổi thảo luận trong nhóm khi làm bài tập nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: nghe hiểu, giải thích viết SĐL.
- Năng lực tính toán: sử dụng tính toán số liệu để tìm tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình.
- Năng lực sử dụng CNTT.
b. Năng lực chuyên biệt
- Tìm mối liên hệ về các KN liên quan trong kiến thức về qui luật di truyền của lai 2 cặp tính
trạng và lai 1 cặp tính trạng
- Năng lực vẽ sơ đồ lai.
- Năng lực tính toán rút ra tỉ lệ KG, KH.
4. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm:
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. Kĩ năng hợp tác, xử lí thông tin.
- Kĩ năng phân tích, suy đoán kết quả phép lai, dùng sơ đồ lai để giải thích phép lai.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ. Một số bài tập nâng cao, bảng phụ.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài ở nhà và ôn lại kiến thức về lai 2 cặp tính trạng.
3. Câu hỏi- Bài tập trắc nghiệm.
Câu 1( TH): Kết quả của phép lai AABB x aabb là :
a. 100% AaBb
b. 100% AABB
C. 100% AaBB
d. 100% aaBB
Câu 2( VD): Nếu tỉ lệ kiểu hình ở đời con F: (3: 1) thì P có kiểu gen như thế nào?
a. P: A A x A a b. P: A a x A a
c. P: a a x A a d. P: a a x a a
Câu 3( TH) Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất?
a. AABB x AaBb. b. Aabb x Aabb.
c. AABB x AABb. d. Aabb x aabb.
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nhóm. Tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
Ngày giảng | Lớp | Kiểm diện |
9A3 |
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS cách giải bài tập di truyền (20 phút)
Mục tiêu: Giúp HS biết và hiểu được 1 số dạng bài tập di truyền của Menđen.
Phương pháp: Đàm thoại,...
Phương tiện: Bảng phụ
I. Hướng dẫn HS cách giải bài tập Lai một cặp tính trạng.
1/ Dạng 1: Biết kiểu hình của P – xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở F1 và F2.
* Cách giải:
+ Bước 1: Quy ước gen. + Bước 3: Viết sơ đồ lai. |
+ Bước 2: Xác định kiểu gen của P. + Bước 4: Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình. |
2/ Dạng 2: Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con – xác định kiểu gen kiểu hình ở P. * Cách giải: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con. |
|
+ F: (3: 1) | -> P: A a x A a |
+ F: (1: 1) -> P: A a x a a
I. Hướng dẫn HS cách giải bài tập Lai hai cặp tính trạng.
1/ Dạng 1: Biết KG, KH của P xác định tỉ lệ kiểu hình.
Cách giải: Ở F1 (F2) – Tích tỉ lệ của các tính trạng ở F1 và F2.
(3: 1) x (3: 1) = 9: 3: 3: 1 1 |
(3: 1) x (1: 1) = 3: 3: 1: 1 | (1:1) x (1: 1) = 1: 1: 1: |
2/ Dạng 2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con. X ác định kiểu gen của P.
Cách giải: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con xác định kiểu gen của P.
+ F2 : 9: 3: 3: 1 = (3: 1) x (3: 1) –> F2: Dị hợp về hai cặp gen.
-> P: Thuần chủng về hai cặp gen.
+F2 : 3: 3: 1: 1 = (3:1) x (1: 1) –> F2 : Dị hợp về hai tính trạng.
-> P: Thuần chủng về hai cặp gen.
Hoạt động 2. Bài tập vận dụng (20 phút)
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiên thức đã học vào để giải bài tập di truyền.
Phương pháp: Đàm thoại,HĐ nhóm...
Phương tiện: Bảng phụ
Tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
1. Bài tập Lai một cặp tính trạng: HĐ cá nhân Y/c hs đọc nội dụng bài tập 1/sgk-22 sau đó suy nghĩ trả lời: Cho biết kết quả lai F1 ở phép lai trên và giải thích tại sao? GV: Gọi 1HS lên bảng giải, HS khác ở dưới lớp làm bài, so sánh, nhận xét. GV thông báo đáp án đúng; HS sửa chữa vào vở. GV: Gọi hs đọc nội dung bài tập 2/sgk Hãy xác định kiểu gen của P để phù hợp với phép lai trên? 1HS lên bảng giải, HS khác ở dưới lớp làm bài, nhận xét, bổ sung. |
II. Bài tập vận dụng 1. Bài tập Lai một cặp tính trạng Bài tập 1 sgk - 22 P: Lông ngắn x Lông dài F1: Toàn lông ngắn (F1 mang tính trạng trội). Vậy đáp án là a. Bài tập 2 sgk - 22 Từ kết quả F1 có: 75% T đỏ thẫm : 25% T xanh lục |
GV: Gọi hs đọc nội dung bài tập sau nếu còn nhiều thời gian: Khi lai hai thứ hoa thuần chủng màu đỏ và màu trắng với nhau được F1 đều hoa đỏ. Cho các cây F1 thụ phấn với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ: 103 hoa đỏ: 31 hoa trắng. a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. b. Bằng cách nào xác định được cây hoa đỏ thuần chủng ở F2? GV: Gọi một đến hai HS đọc đề bài. HS: Đọc đề bài. GV gợi ý để HS làm bài tập: - Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2? - Tính tỉ lệ từng cặp tính trạng: Đỏ/vàng; Tròn/bầu dục. - Xác định kiểu gen của P ? HS suy nghĩ, trả lời. GV gọi một HS lên bảng giải, HS khác ở dưới lớp làm bài, so sánh, nhận xét, bổ sung. HS lên bảng làm, HS khác NX. GV: Thông báo đáp án đúng. GV: Đưa bài tập nâng cao nếu còn thời gian: Gọi một HS đọc đề bài. Bài tập: Pt/c: vàng trơn x xanh nhăn => F1 : 100% vàng - trơn F2: Phân tích => Fb : 100 vàng - trơn; 101 vàng - nhăn; 100 xanh - trơn; 99 xanh - nhăn. a) Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình, tỉ lệ từng tính trạng ở Fb? |
3 Thân đỏ thẫm : 1 Thân xanh lục Theo qui luật phân li thì P: Aa x Aa. Vậy đáp án là d. Hướng dẫn: a. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình : 103 hoa đỏ: 31 hoa trắng ≈ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. → hoa đỏ là tính trạng trội. - Quy ước gen: A – hoa đỏ; a – hoa trắng. - Sơ đồ lai. b. Dùng phép lai phân tích… 2. Bài tập Lai hai cặp tính trạng Bài tập 5 sgk – 23 F2 có 901 QĐT : 299 QĐBD: 301 QVT : 103 QVBD. Tỉ lệ KH F2 có 9 QĐT : 3 QĐBD: 3 QVT : 1 QVBD + P: Thuần chủng về hai cặp gen bố mẹ + P: Qủa đỏ, bầu dục x Qủa vàng, tròn * KG của P: AABB x aabb Hoặc KG của P: AAbb x aaBB Vậy đáp án là a và d. Hướng dẫn: |
b) So sánh tích của các tính trạng hợp thành với tỉ lệ từng kiểu hình ở Fb? GV yêu cầu HS thảo luận, làm bài. GV gợi ý xây dựng công thức cho học sinh: - F1 dị hợp 2 cặp gen -> có mấy loại giao tử? (4 giao tử = 2.2 = 22). - F1 dị hợp n cặp -> số loại giao tử là? (2n). - Số tổ hợp ở F2 khi P dị hợp n cặp? (3+1)n GV đưa ra công thức tổ hợp của Menđen. Gọi n là số cặp gen dị hợp (PLĐL) thì: + Số loại giao tử là: 2n. + Số hợp tử là: 4n. + Số loại kiểu hình: 2n. + Số loại kiểu gen: 3n. Đối với kiểu hình n là số cặp tính trạng tương phản tuân theo di truyền trội hoàn toàn. HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức. |
a) Tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fb : 1 vàng – trơn : 1 vàng – nhăn : 1 xanh – trơn : 1 xanh - nhăn. Tỉ lệ phân li từng tính trạng ở Fb: Vàng/xanh = 1/1 ; Trơn/nhăn = 1/1 b) So sánh (Vàng/xanh) x (Trơn/nhăn) = 1 vàng – trơn : 1 vàng – nhăn : 1 xanh – trơn : 1 xanh - nhăn. Vậy tích của các tính trạng hợp thành = với tỉ lệ từng kiểu hình ở Fb. |
4. Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết quả 1 số phép lai thường gặp:
P : AABB x aabb . P : AaBb x AaBb P : AaBb x aabb
- GV yêu cầu HS về làm bài tập chọn câu trả lời đúng trong phần chuẩn bị:
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút)
- Đọc trước bài Nhiếm sắc thể theo câu hỏi có trong các phần sgk-24, 25.
V. Rút kinh nghiệm