Giáo án Sinh học 8 Chủ đề tiêu hóa (Tiếp theo) mới nhất - CV5555

Tải xuống 3 1.2 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Chủ đề tiêu hóa (Tiếp theo) mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Chủ đề: Tiêu hóa

                                                                                Tiết 31: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học
Chữa một số bài tập trong vở bài tập sinh học 8 – NXB GD 2006
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tư duy, tổng hợp, so sánh
Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: GD lòng yêu thích học tập bộ môn
4. Năng lực:
Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
- GV: bảng phụ
- HS: ôn tập kiến thức
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Khởi động:
Thu bài thu hoạch thực hành tiết trước.
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề
học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
B1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và
yêu cầu HS thảo luận trả lời 1 số câu hỏi.
B2: GV phát phiếu học tập có nội dung
các câu hỏi.
B3: GV quan sát hướng dẫn các nhóm
tổng hợp những kiến thức cơ bản.
- Các nhóm nhận phiếu học tập đã có
sẵn nội dung.
- Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến
hoàn thành nội dung đó.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án. Các
nhóm khác nhận xét bổ sung.

 

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và giúp HS
hoàn thiện kiến thức.
- Sau khi nghe nhận xét và bổ sung của
giáo viên, các nhóm tự sửa chữa và ghi
vào vở .

Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?
- Sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào. Tế
bào thực
hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống
của cơ thể.
Câu 2: Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa
hoặc cùng duỗi tối đa không ? Vì sao ?
Không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả
năng tiếp nhận kích thích. Do đó mất trương lực cơ (người bị liệt)
Câu 3: Hãy giải thích câu nói : chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ
chẳng có O
2 để mà nhận ?
Trong 3 – 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng
tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao
đổi khí ở phối không ngừng diễn ra, O
2 trong không khí ở phổi không ngừng
khuếch tán vào máu và CO
2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2
trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu
nữa.
Câu 4: Hoạt động hô hấp ở người và hô hấp ở thỏ có gì giống và khác nhau ?
* Giống nhau:
- Gồm các giai đoạn: sự thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, TĐK ở tế bào.
- Sự TĐK ở phổi và TĐK ở tế bào theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao
đến nơi có nồng độ thấp
* Khác nhau:
- Ở thỏ: sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực do bị
ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về 2 bên.

- Ở người:sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp với nhau và lồng ngực dãn nở
về cả 2 bên
Câu 5: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non
có thể thế nào ?
- Thiếu axit trong dạ dày môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị
xuống ruột non liên tục và nhanh hơn. Thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều
dịch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá sẽ thấp.
Câu 6: Giải thích câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu”
- Khi nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hoá càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh
dưỡng nên no lâu hơn.
Củng cố: GV nhận xét và cho điểm những nhóm hoạt động tốt
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu
:
Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
6.Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại nội dung các bài tập đã làm. Đọc trước bài 31
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………........................................................................................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Chủ đề tiêu hóa (Tiếp theo) mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Chủ đề tiêu hóa (Tiếp theo) mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Chủ đề tiêu hóa (Tiếp theo) mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống