Giải Sinh Học 8 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

1.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vệ sinh tiêu hóa lớp 8.

Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 98 SGK Sinh học 8: Liệt kê các thông tin nêu trên cho phù hợp với các cột và hàng trong bảng 30-1.

Bảng 30-1. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá     

Tác nhân

Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

 

 

 

Trả lời:

 

Tác nhân

Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Các sinh vật

Vi khuẩn

Răng

Tạo môi trường axit làm hư men răng

Dạ dày

Bị viêm, loét

Ruột

Bị viêm

Các tuyến tiêu hóa

Bị viêm

Giun sán

Ruột

Gây tắc ruột

Các tuyến tiêu hóa

Gây tắc ống mật

Chế độ ăn uống

Ăn uống không đúng cách

Các cơ quan tiêu hóa

Có thể bị viêm

Hoạt động tiêu hóa

Kém hiệu quả

Hoạt động hấp thụ

Kém hiệu quả

Khẩu phần ăn không hợp lý

Các cơ quan tiêu hóa

Dạ dày, ruột bị mệt mỏi

Gan có thể bị cơ

Hoạt động tiêu hóa

Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả

Hoạt động hấp thụ

Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả

 

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 98 SGK Sinh học 8: - Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?

- Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?

- Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hoá đạt hiệu quả?

Trả lời:

* Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mểm và thuốc đánh răng có chứa canxi (Ca) và flo (F). Chải răng đúng cách như đã học ở tiểu học.

* Ăn uống hợp vệ sinh gồm các nội dung sau:

- Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi.

- Rau sống và các trái cây tươi cần được rửa sạch trước khi ăn.

- Không để thức ăn bị ôi thiu.

- Không để ruồi nhặng... đậu vào thức ăn.

* Ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, để thấm dịch tiêu hoá hơn nên tiêu hoá được hiệu quả hơn.

Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng tiêu hoá cao hơn và sự tiêu hoá sẽ hiệu quả hơn.

Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như trong bầu không khí vui vẻ dều giúp sự tiết dịch tiêu hoá tốt hơn nên sự tiêu hoá sẽ hiệu quả.

Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hoá cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn nên sự tiêu hoá hiệu quả hơn.

Câu hỏi và bài tập (trang 99 SGK Sinh học 8)

Bài 1 trang 99 SGK Sinh học 8: Thử nhớ lại xem quá trình sống của em từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi những tác nhân có hại nào và mức độ tác hại tới đâu đối với hệ tiêu hóa, rồi liệt kê vào bảng 30-2.

Bảng 30-2. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa của bản thân em

Năm

Tác nhân gây hại

Mức độ ảnh hưởng

 

 

 

Trả lời:

Năm

Tác nhân gây hại

Mức độ ảnh hưởng

2002

Kí sinh trùng đường ruột

Bị kiết lị

2003

ăn uống không đúng cách

Viêm dạ dày cấp

2003

ăn quá cay (ăn ớt nhiều)

Viêm dạ dày cấp

2005

ăn nhiều ổi

Táo bón

2005

Thức ăn không hợp vệ sinh

Ngộ độc (đau bụng, nôn, nhức đầu...)

 

Bài 2 trang 99 SGK Sinh học 8: Trong các thói quen ăn uống khoa học, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào?

Trả lời:

- Thói quen ăn uống khoa học: Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chậm nhai kĩ và hợp khẩu vị.

- Thói quen chưa khoa học: Sau khi ăn chưa có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Bài 3 trang 99 SGK Sinh học 8: Thử thiết lập kế hoạch để hình thành một thói quen ăn uống khoa học mà em chưa từng có

Trả lời:

Em sẽ lập thời khoá biểu học tập ờ nhà hợp lí hơn để sau khi ăn có thời gian nghỉ ngơi, không vội học ngay vì sợ không kịp giờ.

Ví dụ:

Để hình thành thói quen ăn uống khoa học:

- Sẵn sàng cải thiện thói quen ăn uống:

    + Tham khảo ý kiến của bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng.

    + Ghi nhật kí ăn uống để biết tình trạng hiện tại của mình với chế độ ăn uống, biết những điểm yếu của bản thân.

    + Lên kế hoạch thực hiện ăn uống lành mạnh.

    + Tìm bạn bè và người thân để nhờ sự giúp đỡ và động viên.

- Thay đổi cách ăn uống:

    + Ăn theo lịch trình cố định hằng ngày.

    + Ăn bữa sáng giàu protein và chất xơ.

    + Dành ra ít nhất 20 phút để thưởng thức bữa ăn.

    + Ngừng ăn khi cảm thấy hết đói thay vì bụng no.

  - Thay đổi thực phẩm:

    + Chọn nguồn protein ít béo.

    + Ăn từ năm đến chín phần trái cây và rau quả mỗi ngày.

    + Hạn chế thức ăn vặt chế biến sẵn.

    + Uống nhiều nước.

    + Hoạt động tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên.

Lý thuyết Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

I - Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau:

- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.

- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.

- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.

- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.

- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.

- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như:

+ Ăn vội vàng, nhai không kĩ; ăn không đúng giờ, đúng bữa; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí.

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng.

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.

- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn (chứng táo bón) do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và prôtêin nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh).

+ Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà...).

II. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả

Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.

Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.

Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.

Ăn chậm nhai kĩ: ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

Bài giảng Sinh học 8 Bài 30: Vệ sinh hệ tiêu hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá