Giáo án Sinh học 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non mới, chuẩn nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 

TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức:

- Thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và hoạt động tiêu hoá ở ruột non.

- Tác dụng của các hoạt động tiêu hoá ở ruột non.

  1. Kĩ năng:

- Phát triển tư duy dự đoán

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.

3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

  1. Đồ dùng dạy học:
  2. Giáo viên: Hình 28.1 – 2 SGK..
  3. Học sinh: Tìm hiểu trước bài mới

III/ Hoạt động dạy - học.

  1. 1. Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Trình bày các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày?

* Đặt vấn đề: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạy dày đã hoàn thiện chưa? Còn những chất nào chưa được tiêu hoá? Những chất còn lại sẽ được tiêu hoá ở đâu? Quá trình đó diễn ra như thế nào?

2.Bài mới:                            

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

GV yêu cầu HS quan sát H.28.1, trả lời câu hỏi:

-   Ruột non có cấu tạo như thế nào?

- Hãy dự đoán xem ở ruột non sẽ có những hoạt động tiêu hoá nào?

HS tự nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung, GV hoàn thiện kiến thức.

Hoạt động 2:

GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK hoàn thành bảng “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non” mà HS đã tự thiết kế.

Cá nhân HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bảng

GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.

Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.

HS tự rút ra kết luận

GV tiếp tục cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi ở lệnh SGK trang 9. Từ đó xác định được:

+ Vai trò tiêu hoá của ruột non?

+ Làm thế nào để khi chúng ta ăn, thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được?

Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung

I. Ruột non:

 

- Ruột non cũng có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng thành mỏng hơn.

+ Lớp màng ngoài

+ Lớp cơ: Vòng, dọc.

+ Lớp niêm mạc có tuyến ruột tiết dịch ruột.

+ Lớp niêm mạc trong cùng.

 

II. Tiêu hoá ở ruột non

Biến đổi thức ăn ở ruột non

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của

hoạt động

Biến đổi lý học

- Sự tiết dịch.

 

 

 

 

 

 

- Muối mật tách lipít thành các giọt nhỏ.

- Tuyến ruột, tuỵ, gan.

 

 

 

 

 

 

-Muối mật

- Hoà loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch.

- Phân nhỏ thức ăn

Biến đổi hoá học

- Tinh bột và đường đôi chịu tác động của enzim.

 Protêin chịu tác động của enzim.

- Lipít chịu tác động của muối mật và  enzim

Amilaza

Mantaza

Saccaraza

 

 

 

 

 

 

Tripsin

Eripsin

 

 

Lipaza

- Biến tinh bột, đường đôi thành đường đơn.

 

 

- Biến protêin thành các axit amin.

- Biến lipít thành axit béo và glyxerin.

 

* Kết luận 1: Bảng phần phụ lục

* Kết luận 2:

- Ruột non biến đổi các chất có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được.

3.Củng cố, luyện tập: (3’)

 Trình bày cấu tạo ruột non ?

 Giải thích câu “Nhai kĩ no lâu”?

  1. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)

- Học bài và làm bài theo câu hỏi SGK.

GV hướng dẫn bài tập 4

- Đọc "Em có biết"

- Đọc bài 29, kẻ bảng 29 vào vở

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống