Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
+ Nắm được cấu tạo của dạ dày.
+ Biết được các quá trình tiêu hoá diễn ra ở dạ dày gồm: Các hoạt động tiêu hoá, cơ quan, tế bào thực hiện hoạt động, tác dụng của hoạt động.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hoá.
- Tranh phóng H 27.1; 27.2; 27.3
- Băng video minh hoạ hoạt động tiêu hoá ở dạ dày: sự tiết dịch vị, sự co bóp, sự tiêu hoá.
- Tìm hiểu trước bài mới
- HS kẻ bảng 27 vào vở.
III/ Hoạt động dạy - học.
* Câu 1: Nêu các tuyến tiêu hoá trong hệ tiêu hoá ở người? Nước bọt có khả năng tiêu hoá hợp chất nào?
* Câu 2: Nêu các bộ phân trong ống tiêu hoá ở người? Qua trình tiêu hoá ở khoang miệng gồm có những quá trình biến đổi nào?
* Đặt vấn đề: Tiếp theo thưc quản là cơ quan nào trong ống tiêu hóa? (dạ dày)
Dạ dày diễn ra quá trình tiêu hoá lý học hay hoá học là chủ yếu? Những loại thức ăn nào được biến đổi trong dạ dày?
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: ? Dạ dày có cấu tạo như thế nào? ? Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo để dự đoán xem ở dạ dày có hoạt động tiêu hoá nào? -Quan sát hình 27.1 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi vào bảng nhóm
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi: ? Tiêu hoá ở dạ dày gồm những hoạt động nào? - Sự tiết dịch vị, sự co bóp của dạ dày, hoạt động của enzim pepsin, đẩy thức ăn tới ruột. ? Những hoạt động nào là biến đổi lí học, hoá học? - Yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành bảng 27 SGK. ? Thức ăn được đẩy xuống ruột là nhờ hoạt động của cơ quan nào? - Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ dạ dày phối hợp với cơ vòng ở môn vị. ? Loại thức ăn G, L được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào? - Thức ăn lipit không tiêu hoá trong dạ dày vì không có enzim tiêu hoá lipit trong dịch vị. => L, G chỉ biến đổi lí học. ? Giải thích vì sao Pr trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Pr của lớp niêm mạc dạ dày lại không? - Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ không bị phân huỷ là nhờ chất nhầy được tiết ra từ tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuýên vị. Các chất nhầy phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin - GV mở rộng: Thời gian lưu thức ăn trong dạ dày từ 3 – 6 giờ tuỳ loại thức ăn. Bữa ăn điểm tâm chỉ lưiu ở dạ dày 3- 4 tiếng. Bữa ăn thật no mất khoảng 6 tiếng thậm chí lâu hơn. |
I. Cấu tạo dạ dày: - Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít. - Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc. - Lớp cơ rất dày, khoẻ gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo. - Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị. II. Tiêu hóa ở dạ dày: |
Kết luận 2:
Biến đổi thức ăn ở dạ dày |
Các hoạt động tham gia |
Cơ quan hay tế bào thực hiện |
Tác dụng của hoạt động |
Biến đổi lý học |
- Tiết dịch vị - Co bóp của dạ dày |
- Tuyến vị - Các lớp cơ |
- Hoà loãng thức ăn - Đảo trộn thức ăn để ngấm đều dịch vị |
Biến đổi hoá học |
Hoạt động của enzim pepsin |
Enzim pepsin |
Phân cắt chuỗi protêin
|
3.Luyện tập, củng cố: (3’)
Câu 4:
- Cháo thấm 1 ít nước bọt, 1 phần tinh bột trong cháo bị biến đổi thành đường mantozơ dưới tác dụng của enzim amilaza.
- Với sữa thấm 1 ít nước bọt sự tiêu hoá hoá học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hoá học của sữa là Protein và đường đôi hoặc đường đơn.
( Để tạo điều kiện cho thức ăn thấm dịch vị có trong nước bọt)
*Nguyên nhân sâu răng?Làm thế nào để có răng chắc khoẻ và không bị sâu?
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK- Tr 83.
- Đọc mục “Em có biết”
Tìm hiểu bài mới : Tiêu hóa ở ruột non