Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 26. Thực hành: TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỜC BỌT
(không tiến hành)
Tiết KHDH: Ngày soạn: Tuần dạy: Lớp dạy: 8B, 8C, 8D, 8E Bài 27. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY |
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Trình bày được quá trình tiêu hoá ở dạ dày gồm :
+ Các hoạt động .
+ Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động .
+ Tác dụng của các hoạt động.
2. Năng lực
- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh phóng to hình 27.1 SGK
- HS kẻ bảng 27 vào vở .
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra miệng
Quá trình tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào ?
Khi thức ăn xuống đến dạ dày còn những loại chất nào cần được tiêu hoá tiếp
3. Tiến trình dạy học
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay |
||
Ở khoang miệng các hợp chất gluxit đã được tiêu hoá một phần. Các chất khác chưa bị tiêu hoá. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là ở dạ dày hợp chất nào bị tiêu hoá, quá trình tiêu hoá diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Hs nêu và phân biệt được các hoạt động của dạ dày, nêu được tác dụng của các hoạt động . Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. |
||
+ Dạ dày có cấu tạo như thế nào ? - Gv cho HS trình bày trên tranh để cả lớp theo dõi . + Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở dạ |
- Cá nhân nghiên cứu thông tin và hình 27.1 SGK trang 87. - 1 HS nhóm trình bày trên tranh |
I . Cấu tạo dạ dày : - Dạ dày hình túi dung tích 3 lít . - Thành cơ dày có 4 lớp: + Lớp màng bọc ngoài + Lớp cơ gồm 3 lớp cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo. |
dày có các hoạt động tiêu hoá nào ? |
- HS khác nhận xét, bổ sung |
+ Lớp dưới niêm mạc + Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị . |
+ Tìm hiểu thông tin hoàn thành bảng 27 - Gv giúp HS hoàn thiện kiến thức trong bảng 27 + Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào ? + Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào ? |
- Cá nhân nghiên cứu thông tin trong SGK - Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập . - Đại diện nhóm trình bày trước lớp nhóm khác nhận xét bổ sung . - Hs theo dõi và tự sữa chữa ( nếu cần ) . - Các nhóm xem lại điều dự đoán ban đầu và đánh giá bổ sung . - HS trả lời |
II. Tiêu hoá ở dạ dày * Biến đổi lý học: - dạ dày tiết dịch vị giúp hoà loãng thức ăn - Dạ dày co bóp mạnh và nhào trộn thức ăn thấm đều dịch vị * Biến đổi hoá học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axit amin. - Các loại thức ăn khác như: lipit, gluxit… chỉ biến đổi về mặt lý học . - Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3 - 6 tiếng tuỳ loại thức ăn. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. |
||
GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Dạ dày được cấu tạo bởi mấy lớp cơ bản ? A. 3 lớp B. 4 lớp C. 2 lớp D. 5 lớp |
Câu 2. Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào ? A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo Câu 3. Tuyến vị nằm ở lớp nào của dạ dày ? A. Lớp niêm mạc B. Lớp dưới niêm mạc C. Lớp màng bọc D. Lớp cơ Câu 4. Trong dạ dày, nờ sự có mặt của loại axit hữu cơ nào mà pepsinôgen được biến đổi thành pepsin – enzim chuyên hoá với vai trò phân giải prôtêin ? A. HNO3 B. HCl C. H2SO4 D. HBr Câu 5. Trong dịch vị của người, nước chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích ? A. 95% B. 80% C. 98% D. 70% Câu 6. Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá A. prôtêin. B. gluxit. C. lipit. D. axit nuclêic. Câu 7. Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ? A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại. B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. Câu 8. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu ? A. 1 – 2 giờ B. 3 – 6 giờ C. 6 – 8 giờ D. 10 – 12 giờ Câu 9. Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột nhờ hoạt động nào sau đây ? 1. Sự co bóp của cơ vùng tâm vị 2. Sự co bóp của cơ vòng môn vị 3. Sự co bóp của các cơ dạ dày A. 1, 2, 3 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 1, 2 Câu 10. Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Lipit C. Gluxit D. Prôtêin |
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. |
||
GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập + Giải thích vì sao Pr trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Pr của lớp niêm mạc dạ dày lại không? + Theo em, muốn bảo vệ dạ dày ta phải ăn uống như thế nào? |
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. |
- Các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị tiết chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim pepsin. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. |
||
Liên hệ thực tế về cách ăn uống để bảo vệ dạ dày. - HS chú ý: Thời gian ăn, loại thức ăn, lượng thức ăn |
4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục “Em có biết”
Xem trước bài : Tiêu hóa ở ruột non.
o Tìm hiểu cấu tạo của ruột non.
o Tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở ruột non.