Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết KHDH: Ngày soạn:
Tuần dạy: Lớp dạy: 8B, 8C, 8D, 8E
Bài 14: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH |
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- HS nêu được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm.
- Trình bày khái niệm miễn dịch.
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân đạo.
2. Năng lực
- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh phóng to hình 14.1, 14.2,14.2 SGK.
- Tư liệu về miễn dịch.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra miệng
- Thành phần của máu, chức năng của huyết tương và hồng cầu?
- Môi trường trong gồm những thành phần nào? Có vai trò gì đối với cơ thể?
3. Tiến trình dạy học
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh |
Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ |
||
- GV: Khi bị dẫm phải gai, hiện tượng cơ thể sau đó như thế nào? - HS trình bày quá trình từ khi bị gai đâm tới khi khỏi. - GV: Cơ chế của quá trình này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết 14. |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: khái niệm miễn dịch. |
Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân đạo. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. |
||
+ Thế nào là kháng nguyên, kháng thể ? + Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào ? + Vi khuẩn, vi rút khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những hoạt động nào của bạch cầu ? + Sự thực bào là gì ? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào? + Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào ? + Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm khuẩn, vi rút bằng cách nào ? - Gọi 1 HS trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu. |
- HS nghiên cứu thông tin. Quan sát hình 14.2 trả lời câu hỏi HS khác bổ sung - HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 14.1, 14.3, 14.4 SGK, ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời. - HS trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu |
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: - Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể. - Kháng thể: Là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên. - Cơ chế: chìa khoá ổ khoá. Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: - Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá. + Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên. |
+ Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng. |
||
- Dịch đau mắt đỏ có một số người mắc bệnh, nhiều người không bị mắc. Những người không mắc đó có khả năng miễn dịch với bệnh này. + Miễn dịch là gì ? + Có những loại miễn dịch nào ? + Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì ? - Gv giảng giải về vắc xin. + Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào ? |
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời. - HS liên hệ thực tế, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trả lời : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt |
II. Miễn dịch: Miễn dịch: Là khả năng cơ thể không mắc một số bệnh nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh. Có 2 loại miễn dịch: + Miễn dịch tự nhiên: Khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể). + Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng vắc xin. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. |
||
GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành ? A. Bạch cầu ưa kiềm B. Bạch cầu mônô C. Bạch cầu limphô D. Bạch cầu trung tính Câu 2. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ? |
A. Bạch cầu trung tính B. Bạch cầu limphô C. Bạch cầu ưa kiềm D. Bạch cầu ưa axit Câu 3. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của A. bạch cầu trung tính. B. bạch cầu limphô T. C. bạch cầu limphô B. D. bạch cầu ưa kiềm. Câu 4. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ? A. Bạch cầu mônô B. Bạch cầu limphô B C. Bạch cầu limphô T D. Bạch cầu ưa axit Câu 5. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ? A. Miễn dịch tự nhiên B. Miễn dịch nhân tạo C. Miễn dịch tập nhiễm D. Miễn dịch bẩm sinh Câu 6. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ? A. Prôtêin độc B. Kháng thể C. Kháng nguyên D. Kháng sinh Câu 7. Cho các loại bạch cầu sau : 1. Bạch cầu mônô 2. Bạch cầu trung tính 3. Bạch cầu ưa axit 4. Bạch cầu ưa kiềm 5. Bạch cầu limphô Có bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 8. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ? A. Kháng nguyên – kháng thể B. Kháng nguyên – kháng sinh C. Kháng sinh – kháng thể D. Vi khuẩn – prôtêin độc Câu 9. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là A. chất kháng sinh. B. kháng thể. C. kháng nguyên. D. prôtêin độc. Câu 10. Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây ? A. Toi gà B. Cúm gia cầm C. Dịch hạch D. Cúm lợn |
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. |
|
GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? - Miễn dịch là gì? Phân biệt các loại miễn dịch? |
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. |
|
- Vẽ sơ đồ tư duy |
- Đọc mục “Em có biế - HS liên hệ thực tế, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trả lời : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt t” về Hội chứng suy giảm miễn dịch. |
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà
1. Tổng kết
Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bẳng các cơ chế: đại thực bào, tạo kháng
thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã nhiễm bệnh
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Ôn tập lại nội dung đã ôn tập trong tiết học.
- Xem lại các bài tập đã làm trên lớp và các bài tập đã làm.
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.