Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết KHDH: Tuần dạy: |
Ngày soạn: Lớp dạy: 8B, 8C, 8D, 8E |
Tiết 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Trình bày được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
- Nêu được ý nghĩa của sự truyền máu.
- Giải thích được vấn đề cho máu có hại cho sức khỏe hay không?
2. Năng lực
- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung | N¨ng lùc chuyªn biÖt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: Bảng phụ, Tranh phóng to các hình trong SGK
- Học sinh: Tìm hiểu trước bài
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra miệng
Trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu ?
3. Tiến trình dạy học
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. |
||
Trong lịch sử phát triển y học, từ lâu con người đã biết truyền máu, song rất nhiều trường hợp gây tử vong. Sau này chính con người đã tìm ra nguyên nhân bị tử vong, đó là do khi truyền máu thì máu bị đông lại. Vậy yếu tố nào gây nên và theo cơ chế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu ở bài 15. |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - HS nêu được cơ chế chống đông máu, ý nghĩa của sự đông máu. - Hs nêu được các nhóm máu và vẽ được sơ đồ truyền máu |
Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. |
||
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi : - Nêu hiện tượng đông máu ? - Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục ? - GV viết sơ đồ đông máu để HS trình bày. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm : - Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu ? - Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu ? - Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu ? |
- HS nghiên cứu thông tin kết hợp với thực tế để trả lời câu hỏi : + HS đọc thông tin SGK, quan sát sơ đồ đông máu, hiểu và trình bày. - Thảo luận nhóm và nêu được : + Tiểu cầu vỡ, cùng với sự có mặt của Ca++. + Tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau tạo nút bịt kín vết thương. + Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo khối máu đông. + Nhờ tơ máu tạo thành lưới giữ tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách. - HS nêu kết luận. |
I.Đông máu - Khi bị đứt tay, vết thương nhỏ, máu chảy ra sau đó ngừng hẳn nhờ một khối máu đông bịt kín vết thương. - Cơ chế đông máu : SGK - Ý nghĩa : sự đông máu là cơ chế tự bảo vệ cơ thể giúp cho cơ thể không bị |
- Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể ? - GV nói thêm ý nghĩa trong y học. |
mất nhiều máu khi bị thương. |
|
- GV giới thiệu thí nghiệm của Lanstaynơ SGK. - Em biết ở người có mấy nhóm máu ? - GV giới thiệu H 15 và đặt câu hỏi : - Hồng cầu máu người cho có loại kháng nguyên nào ? - Huyết tương máu người nhận có những loại kháng thể nào ? Chúng có gây kết dính máu người nhận không ? - Lưu ý HS : Trong thực tế truyền máu, người ta chỉ chú ý đến kháng nguyên trong hồng cầu người cho có bị kết dính trong mạch máu người nhận không mà không chú ý đến huyết tương người cho. - Yêu cầu HS làm bài tập SGK. |
- HS ghi nhớ thông tin. - Quan sát H 15 để trả lời. - Rút ra kết luận. - HS vận dụng kiến thức vừa nêu, quan sát H 15 và đánh dấu mũi tên vào sơ đồ truyền máu. - HS vận dụng kiến thức ở phần 1 để trả lời câu hỏi : |
II.Các nguyên tắc truyền máu 1 . Các nhóm máu ở người - Hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B. - Huyết tương có 2 loại kháng thể : anpha và bêta. - Nếu A gặp anpha ; B gặp bêta sẽ gây kết dính hồng cầu. - Có 4 nhóm máu ở người : A, B, O, AB. + Nhóm máu O : hồng cầu không có kháng nguyên, huyết tương có cả 2 loại kháng thể. + Nhóm máu A : hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể bêta. + Nhóm máu B : hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể anpha. |
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi : - Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O ? Vì sao ? -Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? Vì sao ? - Vậy nguyên tắc truyền máu là gì ? |
+ Không, vì sẽ bị kết dính hồng cầu. + Có, vì không gây kết dính hồng cầu. - HS trả lời. |
+ Nhóm máu AB : hồng cầu có kháng nguyên A,B nhưng huyết tương không có kháng thể. 2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu - Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến và tránh nhận máu nhiễm tác nhân gây bệnh. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. |
||
GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ? A. Cl- B. Ca2+ C. Na+ D. Ba2+ Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại nước mô. B. Huyết thanh khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương. |
C. Huyết tương khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết thanh. D. Nước mô khi loại bỏ chất sinh tơ máu thì còn lại huyết tương. Câu 3. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB Câu 4. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu AB C. Nhóm máu A D. Nhóm máu B Câu 5. Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ? A. 7 trường hợp B. 3 trường hợp C. 2 trường hợp D. 6 trường hợp Câu 6. Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ? A. AB B. O C. B D. Tất cả các phương án còn lại Câu 7. Nhóm máu không mang kháng thể anpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ? A. O B. B C. A D. AB Câu 8. Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ? A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch. B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng. C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 9. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Tất cả các phương án còn lại |
Câu 10. Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể anpha ? |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. |
||
GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - GV cho HS liên hệ khi cắt tiết gà vịt, máu đông thành cục. - Vì sao trong mạch máu không đọng lại thành cục ? |
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. |
Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng một enzim. Enzim này cùng với ion Ca++ làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. |
- Vẽ sơ đồ tư duy bài học - Đọc mục “Em có biết” trang 50. |
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà
1. Tổng kết
Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu. Sự đông máu liên
quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ ýếu – hình thành một búi tơ máu ôm giữ các
tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vết thương.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK- Tr 50.
- Đọc mục “Em có biết” trang 50.
- Xem trước bài « Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết »
+ Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
+ Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ và phân hệ lớn.