Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết 55 - Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAP CAO Ở NGƯỜI
Ngày soạn: / /2020

Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú
/ /2020 3 8 HS Vắng:

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Phân biệt được phản xạ có điều kiện của người so với động vật.
- Trình bày được vai trò của tiếng nói và chữ viết, khả năng tư duy trừu tượng của
con người.
b) Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế, khả năng suy luận.
c) Về thái độ:
- Có ý thức học tập, rèn luyện nghiêm túc, chăm chỉ, xây dựng lối sống văn hoá.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: Tranh cung phản xạ và các vùng của võ não.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước thông tin ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
đời sống. Giữa con người và động vật có gì giống và khác nhau?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Trình bày các điều kiện để thành lập một phản xạ có điều kiện ?

- Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện.
Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: (13 phút)
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK:
? Qua thông tin trên cho em biết trẻ hình thành
PXCĐK từ khi nào? Các PXCĐK đó là gì?
- HS: Phản xạ có điều kiện hình thành ở trẻ từ rất
sớm. Các PXCĐK với ánh sáng, màu sắc, âm thanh
được thành lập, trẻ càng lớn số lượng PXCĐK xuất
hiện càng nhiều và càng phức tạp.
? Lấy một vài ví dụ trong đời sống về sự ức chế px
cũ, thành lập px mới thay thế?
(- Trẻ em nhìn thấy mẹ là khóc, nhưng khi nhìn thấy
đồ chơi trẻ liền nhìn về phía đồ chơi. Đây là loại ức
chế dập tắt,...)
- GV nhận xét và ghi bảng
- Gv treo tranh HS quan sát
? Lấy VD trong đời sống về sự thành lập các phản
xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích
hợp nữa?
+ Thành lập phản xạ dừng xe khi có tín hiệu đèn đỏ,
đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,
+ Ức chế PXCĐK dậy sớm lúc 6 giờ vào mùa đông
và thành lập PXCĐK mới lúc 5 giờ vào mùa hè
- HS trả lời
- GV nhận xét và ghi bảng.
- GV: Bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới cũng
xảy ra quá trình ức chế phản xạ, nếu phản xạ đó
I. Sự thành lập và ức chế
phản xạ có điều kiện ở
người
-

 

không còn cần thiết -> Giúp cơ thể thích nghi với
điều kiện sống luôn thay đổi
? Sự thành lập và ức chế pxcđk ở người có gì giống,
khác so với các động vật khác? Chúng có ý nghĩa
như thế nào?
- Đại diện HS trả lời:
+ Giống nhau: Về quá trình thành lập, điều kiện để
hình thành và ức chế, ý nghĩa của chúng đối với đời
sống.
+ Khác nhau: Về số lượng phản xạ, mức độ phức
tạp của các PXCĐK,…
+ Ý nghĩa đối với đời sống con người: Đảm bảo sự
hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt
cộng đồng
- GV chốt lại:
? Em đã thành lập được các thói quen, các nếp sống
văn hoá nào tốt, chưa tốt?
- HS trả lời
- GV treo tranh các thói quen nếp sống văn hóa tốt
và chưa tốt.
? Quá trình hình thành và ức chế PXCĐK có mối
quan hệ với nhau như thế nào?
- HS trả lời, Gv chốt lại.
* Chuyển ý:
* Hoạt động 2: (12 phút)
GV đưa ra các ví dụ, yêu cầu HS:
- GV đưa quả chanh, quả khế HS quan sát
Phản xạ có điều kiện không
còn thích hợp sẽ xảy ra quá
trình ức chế.
- Ý nghĩa đối với đời sống
con người: Đảm bảo sự hình
thành các thói quen, tập
quán trong sinh hoạt cộng
đồng
=> Sự thành lập và ức chế
pxcđk là hai quá trình thuận
nghịch, gắn bó mật thiết với
nhau giúp cơ thể thích nghi
với đời sống.
II. Vai trò của tiếng nói và
chữ viết

 

? Em có phản xạ gì nhìn thấy quả chanh, quả khế
này? (Tiết nước bọt)
? Khi nói đến quả dưa hấu em hình dung nó như thế
nào? (Da màu xanh, lõi màu đỏ ăn có vị ngọt)
?Vậy qua các ví dụ trên em thấy tiếng nói và chữ
viết có vai trò gì?
? Con người trên khắp thế giới giao lưu với nhau
bằng cách nào? Ngôn ngữ (nói và viết)
? Con người trao đổi với nhau những kinh nghiệm
gì? cho ví dụ
- Kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động sản xuất
học tập ->Từ đời trước cho đời sau, dân tộc này cho
dân tộc khác ->Tích luỹ trở thành kho tàng quý báu
của nhân loại
- Trồng cây ăn quả
- Chăn nuôi,...
- GV treo tranh HS quan sát
* Chuyển ý: Muốn có tư duy trừu tượng con người
cần có những khái niệm gì?
* Hoạt động 3 (8 phút)
GV:
? Con trâu, con cá, con gà... con người gọi chung
bằng khái niệm gì? (gọi chung là động vật)
1. Tiếng nói và chữ viết
cũng là tín hiệu gây ra các
phản xạ có điều kiện cấp cao
- Tiếng nói và chữ viết giúp
ta mô tả sự vật-> đọc, nghe
và tưởng tượng ra
- Tiếng nói và chữ viết là kết
quả của quá trình học tập
(mức độ từ thấp đến cao) -
>Hình thành các PXCĐK
cấp cao (Vui, buồn, phẫn
nộ… )
2. Tiếng nói và chữ viết là
phương tiện để con người
giao tiếp trao đổi kinh
nghiệm với nhau
- Nhờ tiếng nói và chữ viết
con người có thể trao đổi
kinh nghiệm trong cuộc
sống, lao động, sản xuất,
học tập…
- Truyền từ đời nay sang
đời khác, dân tộc này cho
dân tộc khác -> giúp nhân
loại văn minh
III. Tư duy trừu tượng:

 

? Cây bàng, cây lúa, cây ngô... con người gọi chung
bằng khái niệm gì? (Gọi chung là thực vật)
- Từ những đặc điểm, thuộc tính chung của sự vật
hiện tượng người ta xây dựng thành các khái niệm.
? Khả năng khái quát hoá và trừu tượng hoá là gì?
- Khả năng khái quát hóa trừu tượng hóa các sự vật
hiện tượng cụ thể thành các khái niệm được diễn đạt
bằng từ mà con người có thể hiểu được
+ VD: Nói đến khái niệm cái cốc con người sẽ nghĩ
cái cốc hình trụ, để đựng nước uống,...
?Tư duy trừu tượng có ở động vật không? Vì sao?
(Không, chỉ có ở người, vì con người có tiếng nói và
chữ viết)
? Có những điều trong thực tế con người không thể
cảm nhận được bằng tri giác nhưng bằng khả năng
tưởng tượng của mình chúng ta vẫn xây dựng được
các khái niệm. Điều đó là nhờ khả năng nào? (Trừu
tượng)
( VD: Các con số 1, 2, 3... là sự trừu tượng hoá của
sự vật cụ thể như 1 con trâu -> nhờ khả năng tư duy
trừu tượng con người làm chủ được tự nhiên khác
với loài vật,...)
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
- Từ những thuộc tính chung
của sự vật, con người biết
khái quát hoá thành những
khái niệm được diễn tả bằng
các từ.
- Khả năng khái quát hoá và
trừu tượng hoá là cơ sở của
tư duy trừu tượng.
* Kết luận chung: SGK

3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
? Lấy một vài ví dụ về vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người?
? Hoạt động thần kinh cấp cao ở người giồng và khác so với các động vật khác ở
những điểm nào?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Ôn tập toàn bộ nội dung chương "thần kinh và giác quan".
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống