Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 53: Hoạt động thần kinh cao cấp ở người mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
1. Kiến thức:
+ Phân tích được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với động vật nói chung và thú nói riêng.
+ Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy, trừu tượng ở người.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế, khả năng suy luận.
3.Thái độ: Có ý thức học tập, rèn luyện nghiêm túc, chăm chỉ, xây dựng lối sống văn hoá.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh cung phản xạ. Tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết. Tranh các vùng của vỏ não.
2.Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. Hoạt động dạy - học.
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
* Câu 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện
* Đặt vấn đề: Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống. Giữa con người và động vật có gì giống và khác nhau?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
Hoạt động 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK: + Thông tin trên cho em biết những gì? + Lấy một vài ví dụ trong đời sống về sự ức chế px cũ, thành lập px mới thay thế? + Sự thành lập và ức chế pxcđk ở người có gì khác so với các động vật khác? Chúng có ý nghĩa như thế nào? HS thảo luận, trình bày Lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện kiến thức + Giống về quá trình thành lập và những điều kiện được hình thành và ức chế PXCĐK và ý nghĩa của chúng với đời sống + Khác về số lượng và mức độ phức tạp của PXCĐK. Hoạt động 2: GV đưa ra các ví dụ, yêu cầu HS: + Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì? + Lấy thêm các ví dụ minh hoạ? HS trình bày, GV ghi lại các ý chính lên bảng. Lớp trao đổi, hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 3 GV: + Con trâu, con cá, con gà... có những đặc điểm gì chung? Chúng ta gọi chúng là gì? + Cây bàng, cây lúa, cây ngô... có những đặc điểm nào giống nhau? Chúng ta gọi chúng là gì? + Từ những đặc điểm, thuộc tính chung của sự vật hiện tượng người ta xây dựng thành các khái niệm. Khả năng đó gọi là gì? + Có những điều trong thực tế con người không thể cảm nhận được bằng tri giác nhưng bằng khả năng tưởng tượng của mình chúng ta vẫn xây dựng được các khái niệm. Điều đó là nhờ khả năng nào?
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
I . Sự thành lập và ức chế pxcđk ở người - PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm. - Ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống - Sự thành lập và ức chế pxcđk là hai quá trình thuận nghịch, gắn bó mật thiết với nhau giúp cơ thể thích nghi với đời sống. - Ở người: Học tập, rèn luyện các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hoá chính là kết quả của sự hình thành và ức chế PXCĐK.
II . Vai trò của tiếng nói và chữ viết - Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các pxcđk cấp cao ở người. - Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm với nhau và với các thế hệ sau.
III. Tư duy trừu tượng - Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm được diễn tả bằng các từ. - Khả năng khái quát hoá và trừu tượng hoá là cơ sở của tư duy trừu tượng. * Kết luận chung: SGK |
4/ Luyện tập, củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- HS trả lời câu 2 SGK.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà
Câu 1: Đảm bảo sự thích nghi đối với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi để tồn tại và phát triển.
Câu 2: Tiếng nói và chữ viết là kết quả cử sự khái quát và trừu tượng hoá các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho thế hệ sau.
- Đọc trước bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh.
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.