Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHUYÊN ĐỀ: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
I. Nội dung chuyên đề
1. Mô tả chuyên đề
Sinh học 8
+ Bài 43
: Giới thiệu chung hệ thần kinh
+ Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống
+
Bài 45: Dây thần kinh tuỷ
+
Bài 46: Trụ não, tiểu não và não trung gian
+
Bài 47: Đại não
+
Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
+ Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
+
Bài 50: Vệ sinh mắt
+
Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác
+ Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
+
Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
+
Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh
2. Thời lượng của chuyên đề

Tổng
số tiết
Tuần
thực hiện
Tiêt theo
KHDH
Tiết
theo
chủ
đề
Nội dung của từng hoạt động
12 23,24,25,
26,27
45 1 Hoạt động 1: Tìm hiểu nơron
Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ thần kinh
Hoạt động 3: Chức năng của hệ thần kinh
46 2 Thực hành: Tìm hiểu chức năng của tủy
sống liên quan đến cấu tạo của tủy sống.

 

47 3 Hoạt động 4: Cấu tạo của dây thần kinh
tủy
Hoạt động 5: Chức năng của dây thần
kinh tủy
48 4 Hoạt động 6: Ví trí và các thành phần
của não bộ
Hoạt động 7: Cấu tạo và chức năng của
trụ não
Hoạt động 8: Não trung gian
Hoạt động 9: Tiểu não
49 5 Hoạt động 10: Cấu tạo của đại não
Hoạt động 11: Sự phân vùng chức năng
của đại não
50 6 Hoạt động 12: Cung phản xạ sinh dưỡng
Hoạt động 13: Cấu tạo của hệ thần kinh
sinh dưỡng
Hoạt động 14: Chức năng của hệ thần
kinh sinh dưỡng
51 7 Hoạt động 15: Cơ quan phân tích
Hoạt động 16: Cấu tạo của cầu mắt
Hoạt động 17: Cấu tạo của màng lưới và
sự tạo ảnh trên màng lưới
52 8 Hoạt động 18: Các tật về mắt
Hoạt động 19: Các bệnh về mắt
53 9 Hoạt động 20: Cấu tạo của tai
Hoạt động 21: Chức năng thu nhận sóng
âm
Hoạt động 22: Vệ sinh tai
54 10 Hoạt động 23: Phân biệt phản xạ có điều


II. Tổ chức hoạt động dạy học
Bài 43. Giới thiệu chung hệ thần kinh
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Trình bàyđược cấu tạo và chức năng của nơron, xác định được nơron là đơn
vị cấu tạo của hệ thần kinh.
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận
động.
2.Kỹ năng

kiện và phản xạ không điều kiện
Hoạt động 24: Sự hình thành PXCĐK
Hoạt động 25: So sánh PXCĐK và
PXKĐK
55 11 Hoạt đông 26: Sự hình thành và ức chế
các PXCĐK ở người
Hoạt động 27: Vai trò của tiếng nói và
chữ viết
Hoạt động 28: Tìm hiểu tư duy trìu tượng
56 12 Hoạt động 7: Ý nghĩa của giấc ngủ với
sức khỏe
Hoạt động 8: Lao động và nghỉ ngơi hợp
Hoạt động 9: Tránh lạm dụng các chất
kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh


- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, Tự tin phát biểu ý kiến trước
tổ, nhóm, lớp, Thu thập và xử lý thông tin, Kỹ năng hợp tác, lắng nghe
tích cực
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ hệ thần kinh
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh vẽ theo sách giáo khoa
- Học sinh: Tìm hiểu trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Hoạt động nhóm
- Vấn đáp – tìm tòi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra :
Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các
biện pháp đó ?
3. Bài mới :

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hệ thần kinh thường xuyên tiếp nhận kích thích, và phản ứng lại kích thích
đó bằng sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ

 

cơ quan giúp cơ thể luân thích nghi với môi trường. Hệ thần kinh có cấu tạo như
thế nào để thực hiện các chức năng đó ? ta vào bài
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
Trình bàyđược cấu tạo và chức năng của nơron, xác định được nơron
là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.
- Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận
động.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Yêu cầu HS quan sát H
43.1, cùng với kiến thức đã
học và trả lời câu hỏi:
- Nêu thành phần cấu tạo
của mô thần kinh?
- Mô tả cấu tạo 1 nơron?
- GV lưu ý HS: nơron
không có trung thể.
- GV nhận xét câu trả lời
của HS.
- Nêu chức năng của
nơron?
- HS nhớ lại kiến thức đã
học ở bài phản xạ dể trả lời:
+ Mô thần kinh gồm: tế bào
thần kinh đệm.
+ Tế bào thần kinh đệm có
chức năng nâng đỡ, sinh
dưỡng và bảo vệ tế bào
thần kinh.
+ Tế bào thần kinh (nơron)
là đơn vị cấu tạo và chức
năng của hệ thần kinh.
- 1 HS gắn chú thích cấu
tạo của nơron, sau đó mô tả
cấu tạo.
+ Chức năng cẩm ứng và
dẫn truyền.
I.Nơron - đơn vị cấu
tạo của hệ thần kinh
* Cấu tạo của nơron
gồm:
+ Thân: chứa nhân.
+ Các sợi nhánh: ở
quanh thân.
+ 1 sợi trục: dài,
thường có bao miêlin
(các bao miêlin thường
được ngăn cách bằng
eo Ranviê tận cùng có
cúc xinap – là nơi tiếp
xúc giữa các nơron.
* Chức năng của
nơron:
+ Cảm ứng(hưng phấn)

 

- Cho HS quan sát tranh để
thấy chiều dẫn truyền xung
thần kinh của nơron.
- GV bổ sung: dựa vào chức
năng dẫn truyền, nơron
được chia thành 3 loại.
- Quan sát tranh, nghe GV
giới thiệu và tiếp thu kiến
thức.
+ Dẫn truyền xung
thần kinh theo một
chiều (từ sợi nhánh tới
thân, từ thân tới sợi
trục).
- GV thông báo có nhiều
cách phân chia các bộ phận
của hệ thần kinh (giới thiệu
2 cách).
+ Theo cấu tạo
+ Theo chức năng
- Yêu cầu HS quan sát H
43.2, đọc kĩ bài tập, lựa
chọn cụm từ điền vào chỗ
trống.
- Gọi 1 HS báo cáo kết quả.
Cho HS nhận xét, trả lời câu
hỏi:
- Xét về cấu tạo, hệ thần
kinh gồm những bộ phận
nào?
- Dây thần kinh do bộ phận
nào của nơron cấu tạo nên?
- Căn cứ vào chức năng dẫn
truyền xung thần kinh của
- HS thảo luận nhóm, làm
bài tập điền từ SGK vào vở
bài tập.
- 1 HS trình bày kết quả,
các HS khác nhận xét, bổ
sung.
1: Não
2: Tuỷ
3 + 4: bó sợi cảm giác và
bó vận động.
+ Do sợi trục của nơron tạo
thành.
+ Có 3 loại dây thần kinh:
dây hướng tâm, dây li tâm,
dây pha.
II.Các bộ phận của hệ
thần kinh
1. Dựa vào cấu tạo hệ
thần kinh gồm:
+ Bộ phận trung
ương gồm bộ não
tương ứng.
+ Bộ phận ngoại
biên gồm dây thần kinh
và các hạch thần kinh.
+ Dây thần kinh:
dây hướng tâm, li tâm,
dây pha.

 

nơron có thể chia mấy loại
dây thần kinh?
- Dựa vào chức năng hệ
thần kinh gồm những bộ
phận nào? Sự khác nhau về
chức năng của 2 bộ phận
này?
- HS dựa vào SGK để trả
lời.
2. Dựa vào chức năng,
hệ thần kinh được chia
thành:
+ Hệ thần kinh
vận động (cơ xương)
điều khiển sự hoạt
động của cơ vân 9là
hoạt động có ý thức).
+ Hệ thần kinh
sinh dưỡng: điều hoà
hoạt động của các cơ
quan sinh dưỡng và cơ
quan sinh sản (là hoạt
động không có ý thức).
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu:
Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1.
Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành
phần nào dưới đây ?
A. Tiểu não B. Trụ não C. Tủy sống D. Hạch thần kinh
âu 2. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận
động và hệ thần kinh sinh dưỡng ?
A. Cấu tạo B. Chức năng
C. Tần suất hoạt động D. Thời gian hoạt động
Câu 3. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là

 

A. hạch thần kinh. B. dây thần kinh.
C. cúc xináp. D. nơron.
Câu 4. Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục ?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 5. Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron ?
A. Thân nơron B. Sợi trục C. Sợi nhánh D. Cúc xináp
Câu 6. Nơron có chức năng gì ?
A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích
C. Trả lời các kích thích
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 7. Người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào não ?
A. 1 tỉ tế bào B. 100 tỉ tế bào C. 1000 tỉ tế bào D. 10 tỉ tế bào
Câu 8. Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng ?
A. Không có khả năng phân chia
B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục
C. Có nhiều sợi trục
D. Có một sợi nhánh
Câu 9. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron ?
A. Giữa các bao miêlin B. Đầu sợi nhánh
C. Cuối sợi trục D. Thân nơron
Câu 10. Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não ?
A. Bài tiết nước tiểu B. Co bóp dạ dày
C. Dãn mạch máu dưới da D. Co đồng tử
Đáp án
1. D 2. B 3. D 4. D 5. B
6. A 7. C 8. A 9. C 10. A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu:
Vận dụng làm bài tập

 

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành
nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm
các HS trong 1 bàn)
và giao các nhiệm
vụ: thảo luận trả lời
các câu hỏi sau và
ghi chép lại câu trả
lời vào vở bài tập
- Vì sao nói: Nơron
là đơn vị cấu tạo và
là đơn vị chức năng
của tổ chức thần
kinh (hệ thẩn
kinh) ?
2. Đánh giá kết
quả thực hiện
nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện
của mỗi nhóm trình
bày nội dung đã
thảo luận.
1. Thực hiện nhiệm
vụ học tập
HS xem lại kiến thức
đã học, thảo luận để
trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo
luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội
dung trả lời đã hoàn
thiện.
- Nơron là đơn vị cấu tạo của mô
thần kinh nói riêng và hệ thần kinh
nói chung :
+ Thân nơron và các sợi nhánh tập
trung tạo nên chất xám của vỏ đại
não, vỏ tiểu não, các nhân dưới vỏ,
trong chất xám tuỷ sống và các hạch
thần kinh ngoại biên (hạch giao cảm
và đối giao cảm).
+ Các sợi trục của nơron phần lớn
có bao miêlin, tập hợp thành chất
trắng trong trung ương thần kinh
(não, tuỷ) và hầu hết các dây thần
kinh thuộc bộ phận ngoại biên của
hệ thần kinh (chỉ có các sợi sau hạch
của dây giao cảm và đối giao cảm
của hệ thần kinh sinh dưỡng là
không có bao miêlin).
Các sợi trục phân nhánh và tận cùng
mỗi nhánh bằng các chuỳ xináp
(còn gọi là cúc xináp) là nơi tiếp
giáp giữa các nơron với các sợi
nhánh hay thân của các nơron sau
hoặc tiếp giáp với các tế bào của các
cơ quan phản ứng (cơ, tuyến).
Trong các chuỳ xináp có các bọng

 

- GV chỉ định ngẫu
nhiên HS khác bổ
sung.
- GV kiểm tra sản
phẩm thu ở vở bài
tập.
- GV phân tích báo
cáo kết quả của HS
theo hướng dẫn dắt
đến câu trả lời hoàn
thiện.
chứa các chất môi giới hoá học do
bản thân nơron tổng hợp nên, có
chức năng chuyển giao các thông tin
từ nơron tới nơron tiếp sau hoặc các
cơ quan khi nơron tiếp nhận kích
thích từ môi trường.
- Nơron đồng thời là đơn vị chức
năng của hệ thần kinh vì nơron có
khả năng hưng phấn và dẫn truyền.
Nơron là các thành phần chủ yếu
của một cung phản xạ, mà phản xạ
là chức năng của hệ thần kinh vì mọi
hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.
Cung phản xạ thông thường bao
gồm nơron hướng tâm tiếp xúc với
bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ
quan) và nơron li tâm tiếp xúc với
cơ quan phản ứng. Nơron hướng
tâm và li tâm tiếp xúc trực tiếp hay
qua một nơron trung gian trong chất
xám tuỷ sống hay vỏ não.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu:
Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức
đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học

4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài theo vở ghi và câu hỏi trong sgk
Đọc và tìm hiểu bài mới: “Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo)
của tủy sống”
Tiết 48: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG (LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA                                                               TỦY SỐNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định
- Từ kết quả quan sát thí nghiệm:
o Nêu được chức năng của tuỷ sống, phỏng đoán được thành phần cấu tạo
của tuỷ sống.
o Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu
tạo và chức năng.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng thực hành, quan sát, phân tích kênh hình
- Thu thập và xử lý thông tin
- Hợp tác, lắng nghe tích cực
- Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức cẩn thận khi thực hành
4. Định hướng phát triển năng lực:
- - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan
sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức
vào cuộc sống ...
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
o Tranh vẽ theo sách giáo khoa
o Một con ếch, bộ đồ mổ
o Dung dịch HCl 0,3%, 1%
- Học sinh:
o Tìm hiểu trước bài
o Mỗi nhóm 1 con ếch, một bộ đồ mổ
III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Hoạt động nhóm
- Thực hành – Quan sát
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức( 1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- Kiểm tra câu 1, 2 SGK –Tr 138.
3. Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.- Tài liệu Giáo án Sinh học 8 theo mẫu Giáo án môn Sinh chuẩn của Bộ Giáo dục.
VB: Trong bài trước các em đã Hiểu được các bộ phận của hệ thần kinh. Các
em biết rằng trung ương thần kinh gồm não và tuỷ sống. Tuỷ sống nằm ở đâu? Nó
có cấu tạo và chức năng như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành hôm
nay để trả lời câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định
Từ kết quả quan sát thí nghiệm:

 

Nêu được chức năng của tuỷ sống, phỏng đoán được thành phần cấu tạo của tuỷ
sống.
Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và
chức
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Yêu cầu HS huỷ não
ếch, để nguyên tuỷ.
- Yêu cầu HS tiến hành:
+ Bước 1: HS tiến hành
thí nghiệm 1, 2, 3 theo
giới thiệu ở bảng 44.
- GV lưu ý: sau mỗi lần
kích thích bằng axit phải
rửa thật sạch chỗ có axit,
lau khô để khoảng 3 – 5
phút mới kích thích lại.
- Từ kết quả thí nghiệm và
hiểu biết về phản xạ, GV
yêu cầu HS:
- Dự đoán về chức năng
của tuỷ sống?
- GV ghi nhanh dự đoán
của HS ra góc bảng.
- Từng nhóm HS tiến
hành:
+ Cắt đầu ếch hoặc phá
não.
+ Trteo lên giá 3 -5 phút
cho ếch hết choáng.
- Từng nhóm đọc kĩ 3 thí
nghiệm phải làm, lần lượt
làm thí nghiệm 1, 2, 3.
Ghi kết quả quan sát được
vào bảng 44 (đã kẻ sẵn ở
vở).
- Các nhóm dự đoán ra
giấy nháp.
- 1 số nhóm đọc kết quả
dự đoán.
+ Trong tuỷ sống chắc
chắn phải có nhiều căn cứ
thần kinh điều khiển sự
vận động của các chi.
I. Tìm hiểu chức năng
của tuỷ sống
Tiến hành thành công thí
nghiệm sẽ có kết quả:
+ Thí nghiệm 1: Chi
sau bên phải co.
+ Thí nghiệm 2: Co
cả 2 chi sau.
+ Thí nghiệm 3: Cả 4
chi đều co.
+ Thí nghiệm 4: Cả 2
chi sau co.
+ Thí nghiệm 5: Chỉ
2 chi trước co.
+ Thí nghiệm 6: 2 chi
trước không co.
+ Thí nghiệm 7: 2 chi sau
co.
Kết luận: Tuỷ sống có các
căn cứ thần kinh điều
khiển sự vận động của các
chi (PXKĐK). Giữa các

 

+ Bước 2: GV biểu diễn
thí nghiệm 4,5.
- Cắt ngang tuỷ ở đôi dây
thần kinh thứ 1 và thứ 2 (ở
lưng)
- Lưu ý: nếu vết cắt nông
có thể chỉ cắt đường lên
(trong chất trắng ở mặt
sau tuỷ sống) do đó nếu
kích thích chi trước thì 2
chi sau cũng co (đường
xuống trong chất trắng
còn).
- Em hãy cho biết thí
nghiệm này nhằm mục
đích gì?
+ Bước 3: GV biểu diễn
thí nghiệm 6 và 7 (huỷ tuỷ
ở trên vết cắt ngang rồi
tiến hành như SGK)
- Qua thí nghiệm 6, 7 có
thể khẳng định điều gì?
- GV cho HS đối chiếi với
dự đoán ban đầu, sửa câu
sai.
+ Các căn cứ đó phải có
sự liên hệ với nhau theo
các đường liên hệ dọc (vì
khi kích thích chi dưới
không chỉ chi dưới co mà
2 chi trên cũng co).
- HS quan sát thí nghiệm,
ghi kết quả thí nghiệm 4,
5 vào bảng 44 trong vở.
- HS thảo luận nhóm và
nêu được:
- Thí nghiệm này chứng
tỏ só sự liên hệ giữa các
căn cứ thần kinh ở các
phần khác nhau của tuỷ
sống (giữa căn cứ điều
khiển chi trước và chi
sau).
- HS quan sát phản ứng
của ếch, ghi kết quả thí
nghiệm 6, 7 vào bảng 44.
- HS trao đổi nhóm và rút
ra kết luận.
căn cứ thần kinh có sự liên
hệ với nhau.

 

- Yêu cầu HS nêu chức
năng của tuỷ sống.
+ Tuỷ sống có nhiều căn
cứ thần kinh điều khiển sự
vận động của các chi.
- HS nêu.
- GV cho HS quan sát lần
lượt H 44.1; 44.2; mô
hình tuỷ sống lợn và 1
đoạn tuỷ sống lợn.
- Nhận xét về hình dạng,
kích thước, mầu sắc, vị trí
của tuỷ sống?
- GV chốt lại kiến thức.
-Yêu cầu HS nhận xét
màng tuỷ.
- GV cho HS quan sát kĩ
mô hình và mẫu tuỷ lợn.
- Nhận xét cấu tạo trong
của tuỷ sống?
- Từ kết quả thí nghiệm
nêu rõ vai trò của chất
xám, chất trắng.
- Cho HS giải thích thí
nghiệm 1 trên sơ đồ cung
phản xạ.
- HS quan sát kĩ hình vé,
đọc chú thích, quan sát
mô hình, mẫu vật để nhận
biết màu sắc của tuỷ sống
lợn, trả lời câu hỏi:
- 1 HS trả lời, các HS khác
nhận xét, bổ sung và rút ra
kết luận.
- HS trả lời, nhận xét, rút
ra kết luận.
- Đại diện nhóm trình bày,
các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
II. Nghiên cứu cấu tạo
của tuỷ sống
1. Cấu tạo ngoài:
- Tuỷ sống nằm
trong cột sống từ đốt cổ
thức I đến thắt lưng II, dài
50 cm, hình trụ, có 2 phần
phình (cổ và thắt lưng),
màu trắng, mềm.
- Tuỷ sống bọc trong
3 lớp màng: màng cứng,
màng nhện, màng nuôi.
Các màng này có tác dụng
bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ
sống.
2. Cấu tạo trong:
- Chất xám nằm
trong, hình chữ H (do
thân, sợi nhánh nơron tạo
nên) là căn cứ (trung khu)
của các PXKĐK.

 

- Giải thích thí nghiệm 2
bằng nơron liên lạc bắt
chéo.
- Giải thích thí nghiệm 3
bằng đường lên, đường
xuống (chất trắng).
- Chất trắng ở ngoài
(gồm các sợi trục có
miêlin) là các đường dẫn
truyền nối các căn cứ
trong tuỷ sống với nhau và
với não bộ.
HOẠT ĐỘNG 3,4,5: Hoạt động luyện tập,vận dụng,mở rộng (18’)
Mục tiêu:
Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát,
năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao
nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành
nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm
các HS trong 1
bàn) và giao các
nhiệm vụ: thảo
luận trả lời các câu
hỏi sau và ghi chép
lại câu trả lời vào
vở bài tập
- Hãy nêu dự kiến
các bước tiến hành
trong thí nghiệm
để phát hiện các rể
tuỷ liên quan đến
1. Thực hiện
nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến
thức đã học, thảo
luận để trả lời các
câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả
hoạt động và
thảo luận
Điều đã biết qua bài học :
- Chức năng của chất trắng trong tuỷ
sống là liên hệ giữa các căn cứ điều
khiển các chi dưới với trên và ngược
lại.
- Rễ sau là rễ cảm giác, dẫn truyền xung
hướng tâm và rề trước là rễ vận độn:
dẫn truyền xung li tâm.
- Dựa trên những hiểu biết đó, ta có thể
đề ra các phương án dự kiến thí nghiệr
để tìm xem rễ nào còn, rễ nào mất giúp
Quân trước khi đưa lên lớp để thấy
minh hoạ cho bài dạy.
- Phương án 1. Kích thích các chi sau,
có thể xảy rạ các trường hợp sau :
a) Kích thích chi sau bên phải:

 

dây thẩn kinh tuỷ
đi tới các chi sau
ếch xem rễ nào
còn, các rễ nào đã
bị đút khi em Quân
mở các cung đốt
sống để tìm các rễ
tuỷ chuẩn bị cho
thầy, cô tiến hành
thí nghiệm "tìm
hiểu vể chúc năng
của dây thẩn kinh
tủy".
2. Đánh giá kết
quả thực hiện
nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện
của mỗi nhóm
trình bày nội dung
đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu
nhiên HS khác bổ
sung.
- GV kiểm tra sản
phẩm thu ở vở bài
tập.
- GV phân tích báo
cáo kết quả của HS
theo hướng dẫn dắt
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài
tập.
- HS tự ghi nhớ nội
dung trả lời đã
hoàn thiện.
- Không chi nào co cả → kết luận : rễ
sau chi sau bên phải đứt.
- Chi sau bên phải và trái đều co : rễ sau
bên phải, cả rễ trước đi tới hai chi đó
đều còn.
- Chỉ có chi sau bên phải hoặc bên trái
co : rễ sau bên phải còn và chi bên nào
co chứng tỏ chi bên đó còn rễ trước,
nhưng chưa biết rễ sau chi bên trái còn
không ?
b) Phải tiếp tục kích thích chi sau bên
trái :
Nếu còn thấy một trong các chi nào đó
co chứng tỏ rễ sau bên trái chưa đứt.
c) Nếu kích thích cả hai chi sau đều
không thấy chi nào co thì chỉ có thể kết
luận các rễ sau đã bị đứt hết ; vậy các
rễ trước còn hay đứt ? Muốn biết rõ
phải tiếp tục bước d.
d) Kích thích mạnh chi trước, xung sẽ
truyền theo chất trắng xuống các căn cứ
điều khiển chi sau, nếu rễ vận động bên
nào còn thì chi bên đó sẽ co.
- Phương án 2. Đơn giản hơn nhiều, chỉ
cần :
a) Kích thích ngay chi trước thật mạnh,
chi sau bên nào co chứng tỏ rễ vận động
tương ứng với chi bên đó vẫn còn, chưa
bị đứt.

 

đến câu trả lời
hoàn thiện.
b) Tiếp đó lần lượt kích thích mạnh các
chi sau để xem rễ sau bên nào còn, bên
nào đứt ? Nếu còn, ếch sẽ phản ứng,
nếu đã bị đứt, sẽ không gây phản ứng ở
ếch.

4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
Đọc trước bài 46 “Trụ não, tiểu não, não trung gian”.
Kẻ bảng 46 (trang 145) vào vở bài tập. 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 8 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh mới nhất - CV5512 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống