Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 51 Bài 49: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
/ /2020 | 3 | 8 | HS Vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Xác định rõ thành phần và ý nghĩa của một cơ quan phân tích
- Mô tả được cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác, cơ chế điều tiết của mắt để
nhìn rõ vật.
b) Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
c) Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, quan sát, phân tích, học tập tại thực địa, tranh
ảnh quan sát
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: Giải quyết vấn đề, quan sát, đàm thoại, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: Hình 49.1 - 3.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Để cảm nhận được các kích thích của môi trường, cơ thể cần có các cơ quan phân
tích. Đó là những cơ quan nào? Chúng cơ cấu tạo và hoạt động ra sao?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Phân biệt cấu tạo bộ phận thần kinh giao cảm và đối giao cảm?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (8 phút) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo của một cơ quan phân tích, trả lời câu hỏi: ? Cơ quan phân tích có cấu tạo như thế nào? ? Bộ phận nào của cơ quan phân tích quan trọng nhất? - HS trả lời, HS khác nhận xét - Gv chốt lại và ghi bảng ? Cơ quan phân tích có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? HS trình bày, lớp trao đổi, bổ sung GV cùng HS rút ra kết luận: * Hoạt động 2: (25 phút) - HS thảo luận hoàn thanh bài tập SGK, đưa ra đáp án đúng. ? Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? - HS trả lời, HS khác nhận xét - Gv chốt lại và ghi bảng |
I. Cơ quan phân tích: * Cơ quan phân tích gồm: + Cơ quan thụ cảm. + Dây thần kinh (Dẫn truyền hướng tâm) + Bộ phận phân tích (Vùng thần kinh ở vỏ não) - Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường. II. Cơ quan phân tích thị giác - Cơ quan phân tích thị giác gồm: + Cơ quan thụ cảm (Các tb thụ cảm trên màng lưới) + Dây thần kinh thị giác (Dây số II) + Vùng thị giác ở thuỳ chẩm 1. Cấu tạo cầu mắt: |
GV cho HS quan sát H.49.1-2, đọc thông tin SGK, hoàn thành bài tập: Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập. GV chiếu H.49.2, gọi HS trình bày cấu tạo của cầu mắt, dự đoán chức năng của các bộ phận? GV yêu cầu HS quan sát H.49.3: ? Nêu cấu tạo của màng lưới? Phân biệt vai trò của tế bào hình nón và tế bào hình que? Vận dụng giải thích một số hiện tượng: ? Tại sao ảnh của vật rơi trên điểm vàng thì nhìn rõ nhất, rơi trên điểm mù thì không nhìn thấy? ? Tại sao ban đêm không nhìn rõ màu sắc của vật? HS trình bày, GV ghi lại các ý chính, lớp trao đổi hoàn thiện. HS tự rút ra kết luận: GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ. ? Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới? Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt? |
* Đáp án : 1. Các cơ vận động mắt; 2. Màng cứng; 3. Màng mạch; 4. Màng lưới; 5. Tế bào thụ cảm thị giác - Gồm: Màng bọc: + Màng cứng: phía trước là màng giác. + Màng mạch: Có nhiều mạch máu, phía trước là lòng đen + Màng lưới: Có các tế bào thụ cảm thị giác - Môi trường trong suốt: Thuỷ dịch, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh. 2. Màng lưới: - Gồm: Tế bào hình nón, Tế bào hình que, Điểm vàng, Điểm mù. + Tế bào hình nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. + Tế bào hình que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. + Điểm vàng: Nơi tập trung của các tế bào hình nón. + Điểm mù: Là nơi đi ra của các sợi trục của các tế bào thụ cảm thị giác. 3. Sự tạo ảnh ở màng lưới - Thể thuỷ tinh như một thấu kính hội tụ có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật. |
- Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung | - Ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên một ảnh thu nhỏ, lộn ngược, kích thích tế bào thụ cảm, xung thần kinh theo dây thị giác về vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta biết về hình dạng, kích thước và màu sắc của vật. * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
Làm bài tập số 2 SGK
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Đọc bài 50, tìm hiểu các bệnh và tật về mắt.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................