Giáo án Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác mới, chuẩn nhất

Tải xuống 4 0.9 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

+ Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thị giác.

+ Nêu được ý nghĩa của các cơ quan phân tích đối với cơ thể.

+ Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ, chức năng của từng bộ phận.

+ Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ mắt.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Tranh phóng to H 49.2; 49.3.

 2.Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. Hoạt động dạy - học.

1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động?

* Đặt vấn đề: Để cảm nhận được các kích thích của môi trường, cơ thể cần có các cơ quan phân tích. Đó là những cơ quan nào? Chúng cơ cấu tạo và hoạt động ra sao?

 3.Bài mới:           

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo của một cơ quan phân tích, trả lời câu hỏi:

+ Cơ quan phân tích có cấu tạo như thế nào?

+ Bộ phận nào của cơ quan phân tích quan trọng nhất?

+ Cơ quan phân tích có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể?

- HS thảo luận, trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.

GV cùng HS rút ra kết luận:

Hoạt động 2:

+ Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào?

- GV cho quan sát thông tin SGK hoàn thành BT

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập.

 

- GV cho quan s¸t H.49.2, gọi HS trình bày cấu tạo của cầu mắt

Dự đoán chức năng của các bộ phận?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát H.49.3:

 

+ Nêu cấu tạo của màng lưới?

+ Phân biệt vai trò của tế bào hình nón và tế bào hình que? Vận dụng giải thích một số hiện tượng:

- Tại sao ảnh của vật rơi trên điểm vàng thì nhìn rõ nhất, rơi trên điểm mù thì không nhìn thấy?

- Tại sao ban đêm không nhìn rõ màu sắc của vật?

HS trình bày, GV ghi lại các ý chính, lớp trao đổi hoàn thiện. HS tự rút ra kết luận:

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK:

+ Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?

Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung

I.Cơ quan phân tích:

* Kết luận: Cơ quan phân tích gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Dây thần kinh (Dẫn truyền hướng tâm)

+ Bộ phận phân tích (Vùng thần kinh ở vỏ não)

- ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.

 

 

II. Cơ quan phân tích thị giác

 

- Cơ quan phân tích thị giác gồm:

+ Cơ quan thụ cảm (Các tế bào thụ cảm trên màng lưới)

+ Dây thần kinh thị giác (Dây số II)

+ Vùng thị giác ở thuỳ chẩm

1, Cấu tạo cầu mắt:

*Gåm

- Màng bọc:

+ Màng cứng: phía trước là màng giác.

+ Màng mạch: Có nhiều mạch máu, phía trước là lòng đen

+ Màng lưới: Có các tế bào thụ cảm thị giác

- Môi trường trong suốt: Thuỷ dịch, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh.

2. Màng lưới:

+ Tế bào hình nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào hình que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

+ Điểm vàng: Nơi tập trung của các tế bào hình nón.

+ Điểm mù: Là nơi đi ra của các sợi trục của các tế bào thụ cảm thị giác.

 

 

 

 

3. Sự tạo ảnh ở màng lưới

* Kết luận:

- Thể thuỷ tinh như một thấu kính hội tụ có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.

- ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên một ảnh thu nhỏ, lộn ngược, kích hích tế bào thụ cảm, xung thần kinh theo dây thị giác về vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta biết về hình dạng, kích thước và màu sắc của vật.

* Kết luận chung: SGK

3. Luyện tập, củng cố:

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:

  1. Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh và bộ phận trung ương.
  2. Các tế bào nón giúp ta nhìn rõ về ban đêm.
  3. Sự phân tích hình ảnh xảy ra ngay ở cơ quan thụ cảm thị giác
  4. Khi dọi đèn pin vào mắt đồng tử dãn rộng để nhìn rõ vật.
  5. Vùng thị giác ở thuỳ chẩm.

Câu 2. Trình bày quá trình thu nhận ảnh của vật ở cơ quan phân tích thị giác?

5/ Hướng dẫn HS học tập ở nhà:

- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.

- Làm bài tập 3 vào vở.

- Đọc mục “Em có biêt”.

- Tìm hiểu các tật, bệnh về mắt.

*** Thông tin bổ sung

1, Cơ quan phân tích thực hiện sự phân tích các tác động đa dạngcủa môi trường trong cũng như ngoài đối với cơ thể để có những phản ứng chính xác đảm bảo sự thích nghi và tồn tại của cơ thể. Tiếp nhận các kích thích tác động lên cơ thể là các thụ quan. Đó là khâu đầu của cơ quan phân tích

Màng lưới trong cầu mắt là cơ quan thụ vảm ánh sáng, phản chiếu từ các vật, khi tiếp nhận sẽ hưng phấn và được truyền về cơ quan phân tích TƯ nằm ở thuỳ chẩm của vỏ đại não qua các dây TK thị giác (Số II) dưới dạng các xung TK

Toàn bộ màng lưới ,dây TK thị giác và trung khu thị giác (ở vùng chẩm) tạo thành cơ quan phân tích thị giác

Ngay trong các cơ quan phân tích thì sự phân tích sơ bộ các tác động của môi trường đã xảy ra ở bộ phận thụ cảm

Chẳng hạn ở mắt TB nón chỉ tiếp nhận KT về màu sắc, TB que chủ yếu tiếp nhận KT về ánh sáng....

2, ánh sáng,màu sắc phản chiếu từ vật túi màng lưới sẽ tác động lên TB thụ cảm là các TB que hoặc TB nón, gây nên những biến đổi quang hoá. Đó là những biến đổicác sắc tố cảm quan: rô đôp sin ở TB que và i ô đôp sin ở TB nón. Chẳng hạn dưới tác dụng của ánh sáng rô đôp sin bị biến đổi thành ôp sinvà rê ti men. Sau đó thành Vi ta min A

Khi ánh sáng thôi tác dụng, Rê ti men lại dược hình thành từ Vi ta min A dưới tác dụng của 1 loại en zim khác, sẽ kết hợp với ôp sin để tái tạo lại rô đôp sin

Như vậy là Vitamin A là một thành phần cấu tạo nên Rô đôp sin. Do đó, thiếu VTM: A thì không hình thành được Rê ti nen => không tổng hợp được Rôđôpsin (nguyên nhân gây bệnh quáng gà)

Iôđôpsin trong TB nón cũng có thành phần và biến đổi tương tự như Rô đôpsin, nhưng Ôp sin trong I ô đôp sin khác với ôp sin của Rô đôp sin

3, Ngưỡng KT của TB nón cao hơn ngưỡng KT của các TB que nên có thể coi TB nón là các TB nhìn thấy ban ngày, còn TB que là TB nhìn thấy ban đêm .Các động vật nhìn thấy ban đêm màng lưới chỉ gồm TB que

 

***Đáp án câu hỏi

2, Khi rọi đèn pin vào mắt , đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn đồng tử trước khi rọi đèn. Đó là phản xạ đồng tử. Vì khi ánh sáng quá mạnh sẽ làm loá  mắt.

 Ngược lại nếu từ sáng vào tối thì đồng tử dãn rộngđể có đủ năng lượng ánh sáng mới có thể nhìn thẩỹo vật. Sự co dãn đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới

3, Trường hợp thứ nhất, chữ đọc được dễ dàng và nhận rõ màu của bút

 Trường hợp thứ 2, không nhìn rõ chữ trên bút và không nhận được màu của bút khi vẫn hướng mắt về trước mà bút chuyển sang bên phải măt vì ảnh của bútkhông rơi vào điểm vàng mà rơivào vùng ngoại vi của điểm vàng, nơi ít TB nón và chủ yếu là TB que 

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác mới, chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống