Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 53 - Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
/ /2020 | 3 | 8 | HS Vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức:
- Xác định được các thành phần của cơ quan phân tích thính giác
- Mô tả được cấu tạo của tai và cơ quan coocti.
- Trình bày được quá trình thu nhận cảm giác âm thanh.
b) Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
* Rèn luyện kĩ năng sống:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát sơ đồ tai để tìm hiểu
và chức năng của cơ quan phân tích thính giác.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
c) Về thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh tai thường xuyên.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, Quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv:
- Hình 51.1 - 2, mô hình cấu tạo của tai.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài ở nhà
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Chúng ta có thể nghe được một bản nhạc, một bài hát là nhơ cơ quan phân tích
thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo và hoạt động như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của Gv và HS | Nội dung chính |
- Gv đặt câu hỏi. (2 phút) ? Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào? HS trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện. * Hoạt động 1: (11 phút) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H.51.1, hoàn thành bài tập điền từ. HS thảo luận, trình bày lên bảng, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện. GV yêu cầu HS xác định trên mô hình các bộ phận cấu tạo của tai ? Nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận của tai? |
Cơ quan phân tích thính giác gồm 3 bộ phận: + Cơ quan thụ cảm: Các tế bào thụ cảm thính giác trong cơ quan coocti. + Dây thần kinh thính giác (dây VIII) + Vùng thính giác trên vỏ não ở thuỳ thái dương. I. Cấu tạo của tai: - Tai ngoài: + Vành tai: hứng sóng âm. + ống tai: hướng sóng âm. + Màng nhĩ: Khuếch đại âm. - Tai giữa: + Chuổi xương tai: truyền sóng âm + Vòi nhĩ: cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ. |
* Hoạt động 2: (15 phút) GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H.51.2 ? Trình bày cấu tạo của ốc tai? - HS trả lời, Hs khác nhận xét - Gv nhận xét và ghi bảng ? Sóng âm sẽ truyền vào cơ quan coocti như thế nào? - HS trình bày - GV ghi lại các ý chính lên bảng. * Hoạt động 3: (10 phút) ? Để tai hoạt động tốt cần lưu ý điều gì? Vì sao? ? Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai? |
- Tai trong: + Bộ phân tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận cảm giác về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian + Ốc tai: thu nhận kích thích sóng âm. II. Chức năng thu nhân sóng âm 1. Cấu tạo ốc tai: - Ốc tai xương ở ngoài - Ốc tai màng ở trong gồm: + Màng tiền đình ở trên + Màng cơ sở ở dưới có chứa cơ quan coocti là nơi tập trung các tế bào thụ cảm thính giác 2. Cơ chế truyền và thu nhận cảm giác âm thanh. - Sóng âm từ ngoài làm rung màng nhĩ, qua chuổi xương tai truyền vào ốc tai. Tại đây, sóng âm làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch gây ra sự rung động của màng cơ sở và tuỳ vào tần số sóng âm mà gây hưng phấn tế bào thụ cảm thính giác tương ứng, làm xuất hiện xung thần kinh theo dây số VIII về vùng thính giác. III. Vệ sinh tai - Giữ vệ sinh tai thường xuyên. - Bảo vệ tai: + Không dùng vật nhọn chọc vào tai. + Vệ sinh mũi họng. |
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung | + Chống, giảm tiếng ồn nơi ở, làm việc và học tập. * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
? Trình bày quá trình thu nhận sóng âm?
? Theo em để tai hoạt tốt cần lưu ý những điều gì?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Đọc bài 52, tìm hiểu hoạt động của các loài vật nuôi trong gia đình.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................