Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 29.30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết - Bài 29, 30: HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN
VỆ SINH HỆ TIÊU HÓA
Ngày soạn: 19/12/2019

Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú
25/12/2019 1 8 HS Vắng:

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột
non.
- Biết các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng, vai trò của gan, ruột già trong
tiêu hoá.
- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó.
- Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả
b) Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế và giải thích bằng cơ sở khoa học.
c) Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu
hoá khoẻ mạnh và tiêu hoá có hiệu quả.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá. Tư duy tổng hợp. Học
tập tại thực địa,
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: - Đèn chiếu, phim trong các hình 29.1 - 3 SGK.
2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài ở nhà, kẻ bảng 29 vào vở.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Thức ăn sau khi được biến đổi thành chất dinh dưỡng sẽ được cơ thể hấp thụ như
thế nào? phần còn lại không được hấp thụ sẽ được chuyển đi đâu? Hằng ngày do thói
quen ăn uống thiếu vệ sinh mà con người chúng ta dễ dàng mắc phải một số bệnh về
tiêu hoá làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khoẻ. Những bệnh thường
gặp là gì? Làm thế nào để khắc phục được các bệnh đó?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
*
Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
? Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hoá như thế nào?
- Ruột non cũng có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng thành mỏng hơn.
+ Lớp màng ngoài. Lớp cơ: Vòng, dọc. Lớp niêm mạc có tuyến ruột tiết dịch ruột.
Lớp niêm mạc trong cùng.
? Trình bày những hoạt động tiêu hoá ở ruột non?
- Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới
tác dụng của các Enzim trong hệ tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột)

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: (7 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát H.29.1, HS tự
nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi
? Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý
nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh
dưỡng của nó?
HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát
hình, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung,
GV hoàn thiện kiến thức.
I. Hấp thụ chất dinh dưỡng
- Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh
dưỡng.
- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc
hấp thụ:
+ Niêm mạc ruột non có nhiều nếp
gấp, có nhiều lông ruột và lông ruột

 

? Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng
ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa
đảm nhận vai trò hấp thụ các chất dinh
dưỡng?
* Hoạt động 2: (6 phút)
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK quan
sát H.29.3 hoàn thành bảng 29.
Cá nhân HS đọc thông tin SGK, thảo luận
nhóm hoàn thành bảng.
GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên bảng trình
bày.
Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.
HS tự rút ra kết luận
GV tiếp tục đưa ra các câu hỏi:
? Gan có vai trò như thế nào trong quá trình
hấp thụ chất dinh dưỡng?
* Hoạt động 3 (4 phút)
GV:
cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt
hấp thụ.
- Ruột dài từ 2,8 - 3,0m, thành
mỏng, diện tích bề mặt có thể từ 400
- 500m
2
+ Có hệ thống mao mạch máu và
mao mạch bạch huyết dày đặc
II. Con đường vận chuyển các
chất hấp thụ và vai trò của gan
* Kết luận : Bảng phần phụ lục
- Vai trò của gan
+ Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa li
pít
+ Khử các chất độc lọt vào mao
mạch máu cùng các chất dinh
dưỡng.
+ Điều hòa nồng độ các chất dinh
dưỡng trong máu được ổn định
III. Thải phân

 

? Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình
tiêu hoá là gì? (HSKT)
? Hoạt động thải phân được thực hiện nhờ cơ
quan nào?
HS trình bày, lớp bổ sung. GV chốt:
* Hoạt động 4: (8 phút )
- GV chiếu các hình ảnh về các bệnh tiêu
hoá, các loại giun sán kí sinh trong ruột
người, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK,hoàn thành bảng 30.1
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát
hình, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung,
GV chiếu đáp án.
? Ngoài các tác nhân trên em còn biết những
tác nhân nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến
hoạt động của cơ quan thiêu hoá? Mức độ
ảnh hưởng như thế nào? Làm thế nào để
tránh được các tác nhân trên?
* Hoạt động 5: (8 phút)
- GV:
? Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
? Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
? Tại sao ăn uống hợp vệ sinh thì tiêu hó có
hiệu quả?
? Em đã thực hiện được biện pháp nào?
Cá nhân HS đọc thông tin SGK, thảo luận
nhóm trả lời câu hỏi.
- Ruột già: Hấp thụ nước cần thiết
cho cơ thể.
- Phối hợp giữa các cơ thành bụng
và cơ hậu môn để đẩy phân ra ngoài.
IV. Các tác nhân gây hại
* Kết luận: Bảng phần phụ lục
V. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu
hoá khỏi các tác nhân có hại và
đảm bảo tiêu hoá có hiệu quả

 

GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.
HS tự rút ra kết luận
GV tiếp tục đưa ra các câu hỏi:
? Tại sao không nên ăn vặt?
? Tại sao những người lái xe đường dài
thường bị đau dạ dày?
? Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối?
? Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ?
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
* Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá:
- Ăn uống hợp vệ sinh.
+ Ăn thức ăn nấu chín, uống nước
đã đun sôi.
+ Không ăn thức ăn bị oii thiu
+ Rau sống và trái cây tươi cần
được rửa sạch trước khi ăn,...
- Khẩu phần ăn hợp lý.
- Ăn uống đúng cách.
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
* Kết luận chung: SGK

* Phụ lục 1:

Các chất được hấp thụ và vận
chuyển theo mạch bạch huyết
Các chất được hấp thụ và vận chuyển theo
mạch máu
+ Li pít (Các giọt nhỏ đã được nhũ
tương hoá): 70%.
+ Các Vitamin tan trong dầu (A, D,
E, K,…)
+ Đường đơn
+ Axit béo và glyxerin
+ Axit amin
+ Các Vitamin tan trong nước (B, C,…)
+ Nước, muối khoáng.
+ Các thành phần của Nuclêôtit.

* Phụ lục 2:

Tác nhân Các cơ quan hoặc hoạt
động bị ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Vi khuẩn - Răng
- Dạ dày, ruột
- Các tuyến tiêu hoá
- Tạo môi trường axit tấn công men
răng
- Bị viêm loét
- Bị viêm dẫn đến tăng tiết dịch
Giun sán - Ruột
- Các tuyến tiêu hoá
- Gây tắc ruột
- Gây tắc ống dẫn mật

 

Ăn uống
không đúng
cách
- Các cơ quan tiêu hoá
- Hoạt động tiêu hoá
- Hoạt động hấp thụ
- Có thể bị viêm
- Kém hiệu quả
- Giảm
Khẩu phần
ăn không
hợp lý
- Các cơ quan tiêu hoá
- Hoạt động tiêu hoá
- Hoạt động hấp thụ
- Dạ dày, ruột bị mệt mỏi, gan bị xơ.
- Bị rối loạn.
- Kém hiệu quả.

3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
Trả lời câu hỏi 1 và 3 SGK
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc "Em có biết"
- Sưu tầm tranh, ảnh các bệnh về răng, dạ dày. Kẻ bảng 30.1
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tiết 3 : BÀI TẬP
(Chữa một số bài tập trong vở bài tập sinh học 8)
Ngày soạn: 19/12/2019

Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú
27/12/2019 3 8 HS Vắng:

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thúc:
Học xong bài này HS có khả năng :
- Củng cố, luyện tập, vận dụng, rèn luyện kĩ năng trong giải bài tập về các chương
: khái quát về cơ thể người, vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá .
- Mở rộng và nâng cao kiến thức về các chương trên.
b) Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan.
c) Về thái độ: GDHS yêu thích bộ môn
- Rèn luyện cho HS có ý thức bảo vệ các hệ cơ quan
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá. Tư duy tổng hợp. Học
tập tại thực địa,
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - So sánh, hỏi đáp, thảo luận nhóm
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: GV phải có “ Vở bài tập sinh học 8 - NXBGD 2006”
2. Chuẩn bị của HS: HS ôn lại các kiến thức từ đầu học kì I đến nay
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Giải một số bài tập
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào các cơ quan nào của con người?
? Theo em cần vệ sinh hệ tiêu hoá như thế nào?
I. Bài tập trắc nghiệm: (15 phút)
Câu 1:
Em hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái của ý đúng trong các câu sau :
a.Vitamin, nước, muối khoáng trong thức ăn không bị biến đổi qua hoạt động tiêu
hoá
b. Hô hấp bình thường là một hoạt động có ý thức .
c. Cơ hoành và cơ liên sườn ngoài dãn sẽ gây hít vào.

d. Enzim Amilaza hoạt động trong môi trường kiềm và nhiệt độ 37 0C
e. Cơ hoành và cơ liên sườn ngoài dãn sẽ gây hít vào.
Câu 2: Hãy lựa chọn các từ hay cụm từ sau điền vào chỗ trống trong câu để câu
hoàn chỉnh là hợp lý:
a. Cơ thực quản; b. Khẩu cái mềm; c. Răng; d. Nắp thanh quản
e. Amilaza; g. Dễ nuốt; h. Dạ dày; i .Viên thức ăn
k. Tuyến nước bọt; l. Lưỡi
Nhờ hoạt động phối hợp của (1) ........................, lưỡi, các cơ môi,má cùng các
đôi (2) ................... làm cho thức ăn đi vào miệng trở thành (3)............................
mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và (4) ...........................trong đó một phần tinh
bột được enzim (5) ................................biến đổi thành đường Mantôzơ.Thức ăn
được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của (6) ...............................và
được đẩy xuống (7) .....................nhờ hoạt động của các (8) .................................
Câu 3: Hãy chọn những từ, cụm từ thích hợp điền vào những chỗ trống sau để phù
hợp với tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người:
Quá trình hô hấp gồm............giai đoạn chủ yếu là:..............và...............Trong đó:
trao đổi khí ở................gồm sự khuếch tán của................từ................vào tế bào và
của..........từ............vào..............Còn trao đổi khí ở...........gồm sự khuếch tán
của..........từ phế nang vào................và............của.........từ........vào............................
Câu 4 :Xác định các câu dưới đây và viết vào ô trống chữ (Đ) nếu em cho câu đó là
đúng hoặc chữ (S) nếu em cho câu đó là sai
a. Máu đỏ tươi được vận chuyển trong các động mạch
b. Van nhĩ thất luôn mở ,chỉ đóng khi các tâm thất co
c. Cơ tim cấu tạo giống cơ trơn , hoạt động giống cơ vân .
d. Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường được thực hiện là nhờ môi
trường trong cơ thể.
đ. Mọi hoạt động của cơ thể đều diễn ra theo cơ chế phản xạ
e. Mọi TB trong cơ thể đều có cấu tạo gồm 3 phần chính : màng, chất tế bào và
nhân.
f. Máu là một tổ chức lỏng cầu tạo gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
g. Nhân là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.

h. Khi xương cử động làm cơ co lại

k.
Câu 5:
Hồng cầu vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng đến từng TB trong cơ thể.

Chọn các cụm từ ở cột B để điền vào chỗ trống cho các câu ở cột A trong bảng cho
phù hợp (dùng a ,b ,c, d thay thế cho cụm từ tương ứng để điền)

A B
1. Máu từ khắp cơ thể trở về ....qua các tĩnh mạch chủ
2. Máu từ ....được chuyển lên phổi để thực hiện sự trao đổi khí
3. Máu từ.....được tim co bóp chuyển đi khắp cơ thể để cung
cấp O
2 và chất dinh dưỡng
cho các cơ quan
4. Máu từ phổi được chuyển về .....
a. Tâm nhỉ
phải
b. Tâm nhỉ trái
c. Tâm thất
phải
d. Tâm thất trái

II. Bài tập tự luận: (18 phút)
Câu 1:
Khi kích thích vào dây thần kinh đến bắp cơ hoặc kích thích trực tiếp vào
bắp cơ làm cơ co. Đó có phải là phản xạ không ? giải thích ?
Câu 2: Nêu chức năng các thành phần cấu tạo của máu ?
Câu 3: Hãy thiết kế các thí nghiệm để tìm hiểu thành phần hoá học và tính chất
của xương ?
Câu 4: Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có vai
trò tham gia bảo vệ phổi tránh các tác nhân có hại ?
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
- GV chốt lại kiến thức cả bài
? Nêu chức năng các thành phần cấu tạo của máu?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Soạn bài 31
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 8 Bài 29, 30: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân và vệ sinh tiêu hóa mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống