Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết 23 - Bài 22:                     VỆ SINH HỆ HÔ HẤP

Ngày soạn:         12/11/2020

Ngày dạy

Tiết

Lớp

Ghi chú

/11/2020

4

8

HS Vắng:

2.   Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực Học tập tại thực địa, quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá. Tư duy tổng hợp.

3.   Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

a)   Phương pháp:  - Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.

b)  Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

II.     Chuẩn bị của Gv và HS:

1.   Chuẩn bị của Gv:   Đèn chiếu, phim trong các hình ảnh về ô nhiễm không khí

2.   Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà

III.   Chuỗi các hoạt động dạy học:

1.   Hoạt động khởi động: (1 phút)

Dung tích sống là gì? Làm thế nào để tăng dung tích sống?

2.   Hoạt động hình thành kiến thức:

* Kiểm tra bài cũ: (5 phút )

? Thực chất của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là gì?

a)   Trao đổi khí ở phổi:

-   Nồng độ O2 không khí phế nang cao hơn nồng độ O2 trong máu mao mạch nhờ O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào mao mạch máu và liên kết với hồng cầu

-   Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nhờ CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang .

b)   Trao đổi khí ở tế bào:

- Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nhờ O2 khuyếch tán từ máu vào tế bào

- Nồng độ CO2 cao hơn trong tế bào nhờ CO2 khuyếch tán từ tế bào vào máu


Hoạt động của GV và HS

 

* Hoạt động 1: (16 phút)

GV chiếu hình ảnh về ô nhiễm môi trường.

? Hãy nêu những loại tác nhân gây hại tới hoạt động hô hấp?

? Hãy đề ra các biện pháp phòng tránh?

? Cơ sở khoa học của các biện pháp đó là gì?

? Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường sống và môi trường học tập? (HSKT)

 

 

* Hoạt động 2:   (18 phút)

-    GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi lệnh trang 73 SGK.

HS đọc thông tin SGK, liên hệ với thực tế bản thân, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.

-     Các nhóm thảo luận, trình bày. GV thống nhất ý kiến của các nhóm và rút ra kết luận

GV cùng cả lớp phân tích các yếu tố tạo nên dung tích sống.

 

Gọi 1 - 2 HS đọc kết luận chung

Nội dung chính

 

I. Cần tránh các tác nhân có hại:

 

 

-    Tác nhân: bụi, chất khí độc, vi sinh vật,… gây nên các bệnh lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư...

 

 

-   Biện pháp:

+ Bảo vệ môi trường xung quanh (trồng cây, không vứt rác bừa bãi,…)

+ Bảo vệ môi trường làm việc.

+ Bảo vệ cơ thể.

II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh:

 

 

 

 

 

-   Cần luyện tập TDTT kết hợp với tập thở (Thở sâu, giảm nhịp thở,…) thường xuyên, từ nhỏ để nâng cao hiệu quả hô hấp, cơ thể khoẻ mạnh.

Luyện tập theo nguyên tắc: Từ từ, liên tục và nâng cao dần.

-   Bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn.

* Kết luận chung: SGK

3.   Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)

-   Làm thế nào để tăng dung tích sống?

-   Đứng trước nguy cơ bùng nổ các tác nhân gây hại hệ hô hấp hiện nay chúng ta cần làm gì?

4.   Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)

-   Học bài theo câu hỏi SGK.

-     Đọc "Em có biết?"

-   Chuẩn bị cho bài thực hành: nilon, gối. Đọc kỹ nội dung bài thực hành.

IV.   Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống