Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới, chuẩn nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 

VỆ SINH HÔ HẤP

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức :

- Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.

- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp luyện TDTT đúng cách.

  1. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.

  1. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường sống.
  2. Chuẩn bị

1.Giáo viên: máy tính, máy chiếu

2.Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.

III. Tiến trình bài giảng.

  1. Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Trình bày hoạt động hô hấp? Thực chất của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là gì?

* Đặt vấn đề: Dung tích sống là gì? Làm thế nào để tăng dung tích sống?

  1. Dạy nội dung bài mới:
  Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

- GV kẻ sẵn bảng 22 để trắng cột 2, 3. Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào chỗ trống.

? Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp?

- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 22 để trả lời:

? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?

- GV treo bảng phụ để HS điền vào bảng.

- HS nghiên cứu thông tin ở bảng 22, ghi nhớ kiến thức.

- Đại diện các nhóm lên điền, các nhóm khác bổ sung.

 

Hoạt động 2: Các biện pháp vệ sinh hô hấp để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh.

- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II, thảo luận câu hỏi:

? Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn  từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

- HS chỉ ra được lợi ích của việc tập hít thở sâu.

- HS tự xây dựng được phương pháp tập luyện có hiệu quả.

Qua quá trình tập luyện sẽ tạo cho phổi có dung tích tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu nhờ đó ta có được dung tích sống lí tưởng. Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi  và dung tích khí cặn. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co dãn tối đa của các cơ thở. Vì vậy cần tập luyện từ bé.

GV mở rộng: Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.

+ Dung tích sống là thể tích không khí  lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra.

+ Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài=> trao đổi khí được nhiều, tỉ lệ khí cặn giảm.

 

? Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

(Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí.

+ Khí lưu thông: 400ml x 18 = 7200ml.

+ Khí cặn: 150ml x 18 = 2700ml.

+ Khí tới phế nang: 7200- 2700 = 4500(ml)

- Nếu thở sâu: 12 nhịp/ phút, mỗi nhịp hít vào 600ml.

+ Khí lưu thông: 600ml x 12 = 7200ml.

+ Khí cặn: 150 x 12 = 1800ml.

+ Khí vào phế nang: 7200 – 1800 = 5400(ml)

? Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh?

I.Cần tránh các tác nhân có hại

- Các tác nhân có hại cho đường hô hấp: Bụi, chất khí độc (SO2, NO2, CO2, SO3, nicotin) vi sinh vật gây nên các bệnh: lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi.

- Biện pháp bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:

+ Xây dựng môi trường trong sạch: Trồng nhiều cây xanh, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi, hạn chế sử dụng các thiết bị thải nhiều khí độc.

+ Không hút thuốc lá.

+ Đeo khẩu trang khi lao động và nơi có nhiều bụi.

II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh

 

 

- Cần luyện tập TDTT kết hợp với tập thở (Thở sâu, giảm nhịp thở,…) thường xuyên, từ nhỏ để nâng cao hiệu quả hô hấp, cơ thể khoẻ mạnh.

- Luyện tập theo nguyên tắc: Từ từ, liên tục và nâng cao dần.

- Bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn.

 

 

  1. 3. Củng cố, luyện tập:

- HS trả lời câu hỏi SGK và đọc ghi nhớ.

Câu 3: Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và lao động dọn vệ sinh.

  1. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

- Học bài và trả lời câu SGK.

- Chuẩn bị cho giờ thực hành: chiếu cá nhân, gối bông, gạc

- Đọc "Em có biết?"

- Đọc kỹ nội dung bài thực hành.

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống