Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới nhất

Tải xuống 4 1.4 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết 24 - Bài 23:               THỰC HÀNH: HÔ HẤP NHÂN TẠO

Ngày soạn:         12/11/2020

Ngày dạy

Tiết

Lớp

Ghi chú

/11/2020

5

8

HS Vắng:

 2.   Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực Học tập tại thực địa, quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá. Tư duy tổng hợp.

3.   Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

a)   Phương pháp: - Vấn đáp, thảo luận nhóm.

b)  Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

II.     Chuẩn bị của Gv và HS:

1.   Chuẩn bị của Gv:   - Máy chiếu, phim trong hình SGK

2.   Chuẩn bị của HS:

- Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị theo nhóm như đã phân công.

III.   Chuỗi các hoạt động dạy học:

1.   Hoạt động khởi động: (1 phút)

Trong một số trường hợp tai nạn, nạn nhân có thể bị ngừng hô hấp. Trước tình huống đó nếu là bản thân em thì em sẽ làm gì để cấp cứu nạn nhân?

2.   Hoạt động hình thành kiến thức:

* Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

Kiểm tra sự chuẩn bị của mỗi nhóm

Hoạt động của Gv và HS

Nội dung chính

- Gv gọi 1 HS đọc phần I: Mục tiêu

 

* Hoạt động 1 (8 phút )

I. Mục tiêu

- SGK

II. Chuẩn bị:

Theo nhóm như đã dặn


GV yêu cầu HS: Tìm hiểu thông tin mục III SGK trang 75, liên hệ thực tế cuộc sống:

? Hãy nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gián đoạn hô hấp cho nạn nhân?

HS tìm hiểu thông tin, trình bày, GV chốt:

* Hoạt động 2 (12 phút )

GV chiếu hình SGK, yêu cầu các nhóm thảo luận:

? Nêu một số nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp ở người? (HSKT)

 

 

? Trình bày các phương pháp cấp cứu nạn nhân bị gián đoạn hô hấp?

 

 

 

GV yêu cầu HS thử thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo.

Các nhóm thảo luận

? Trình bày các phương pháp hô hấp nhân tạo. Thực hiện các thao tác của từng phương pháp?

- GV cho các nhóm tự đánh giá kết quả lẫn nhau. GV đánh giá, phân tích kết quả của từng nhóm. Từ đó hoàn chỉnh

phương pháp và thao tác.

 

 

 

 

 

 

 

III. Nội dung và cách tiến hành

1. Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp

 

 

- Có nhiều nguyên nhân gây ngừng hô hấp: Chết đuối, điện giật, làm việc lâu trong môi trường thiếu khí ô xi hoặc có nhiều khí độc,…

2. Phương pháp cấp cứu:

 

 

-   Trước hết cần loại bỏ nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp.

-      Tiến hành cấp cứu nạn nhân bằng phương pháp hô hấp nhân tạo.

a) Phương pháp hà hơi thổi ngạt:

 

 

-   Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngã ra phía sau.

Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay (ngón trỏ và cái).


GV tổ chức cho các nhóm thực hiện thao tác cấp cứu GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm yếu.

Cho nhóm làm tốt nhất nêu nguyên nhân thành công, nhóm làm chưa tốt nêu lí do vì sao thất bại. GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

GV hướng dẫn HS viết bài thu hoạch như SGK trang 77. (13 phút)

Các nhóm tổ chức viết bài thu hoạch. Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng thực

hành.

-    Tự hít vào một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát vào miệng nạn nhân thổi vào hết sức (Lặp lại nhiều lần).

-   Thổi liên tục với nhịp 12 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được.

b) Phương pháp ấn lồng ngực:

 

 

-   Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngã ra phía sau.

-   Cầm hai cổ tay, dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân để ép không khí ra ngoài (Lặp lại nhiều lần).

-   Làm liên tục với nhịp 12 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được.

3. Thu hoạch:

 

- Viết bài thu hoạch theo câu hỏi SGK

1.     So sánh hô hấp thường và hô hấp sâu?

+ Giống nhau:

-   Đều là các cử động hô hấp làm lưu thông khí, thực hiện theo cơ chế phản xạ để lấy O2 vào và đẩy khí CO2 ra ngoài.

Đều có sự tham gia của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực.

+ Khác nhau:

 

Hô hấp thường

Hô hấp sâu

-   Được thực hiện một cách tự nhiên là phản xạ không ĐK, sinh ra đã có.

-   Số cơ tham gia hô hấp ít (chủ yếu là

cơ hoành và cơ liên sườn)

- Được thực hiện khi ta chủ động (có sự tham gia của ý thức hoạt động theo ý muốn)

.


 

 

 

-   Lượng khí lưu thông ít khoảng 500 ml.

-    Hiệu quả hô hấp chưa cao, lượng khí cặn nhiều.

-     Số cơ tham gia hô hấp sâu nhiều hơn

(ngoài các cơ tham gia HH thường còn có sự tham gia của các cơ lồng ngực, cơ răng lớn, bé, cơ thành bụng…)

-   Lượng khí lưu thông trao đổi lớn khoảng 3500 ml.

Tăng hiệu quả hô hấp, tống nhiều khí cặn ra

ngoài.

2.   Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?

+ Nicotin làm tê liệt các lớp dung động của phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí có thể gây ung thư phổi.

+ NO2 gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trơe trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao.

+ CO chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2 đặc biệt khi cơ thể động mạnh.

3.   Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)

- GV đánh giá giờ thực hành của học sinh về kiến thức, kĩ năng và thái độ.

4.   Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)

Hoàn thành bài thu hoạch.

Ôn tập cấu tạo hệ tiêu hoá của thú.

IV.   Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 8
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống