Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Phân thức đại số (2024) - Toán 8 theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 1: Phân thức đại số
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nêu lên được khái niệm về phân thức đại số.
- HS có khái niệm về 2 phân thức bằng nhau để nắm vững tính chất cơ bản của phân thức.
2. Kỹ năng:
- Biết cách vận dụng vào giải các bài tập so sánh các phân thức (chỉ xét trường hợp bằng nhau hoặc không bằng nhau).
3. Thái độ:
- Có ý thức xây dựng bài, hăng hái phát biểu ý kiến.
4. Phát triển năng lực:
- Xác định được phân thức đại số, so sánh sự bằng nhau của 2 phân thức.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, giấy trong (ghi thay bảng phụ) BP ?5.
- Ôn tập lại định nghĩa phân số, 2 phân số bằng nhau.
2. Học sinh:
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: KTSS (1').
2. Kiểm tra bài cũ: Không
? Em hãy cho biết một phân số được viết dưới dạng như thế nào?
? Hai phân số bằng nhau khi nào ?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa. (14 phút) |
||
- Treo bảng phụ các biểu thức dạng như sau:
- Trong các biểu thức trên A và B gọi là gì? - Những biểu thức như thế gọi là những phân thức đại số. Vậy thế nào là phân thức đại số? - Tương tự như phân số thì A gọi là gì? B gọi là gì? - Mỗi đa thức được viết dưới dạng phân thức có mẫu bằng bao nhiêu? - Treo bảng phụ nội dung ?1 - Gọi một học sinh thực hiện - Treo bảng phụ nội dung ?2 - Một số thực a bất kì có phải là một đa thức không? - Một ĐT được coi là một phân thức có mẫu bằng bao nhiêu? - Hãy giải hoàn chỉnh bài toán trên |
- Quan sát dạng của các biểu thức trên bảng phụ. - Trong các biểu thức trên A và B gọi là các đa thức. - Một phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng , trong đó A, B là những đa thức khác đa thức 0. A gọi là tử thức, B gọi là mẫu thức. - Mỗi đa thức được viết dưới dạng phân thức có mẫu bằng 1 - Đọc yêu cầu ?1 - Thực hiện trên bảng - Đọc yêu cầu ?2 - Một số thực a bất kì là một đa thức. - Một đa thức được coi là một phân thức có mẫu bằng 1. - Thực hiện |
1/ Định nghĩa. Một phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng , trong đó A, B là những đa thức khác đa thức 0. A gọi là tử thức (hay tử) B gọi là mẫu thức (hay mẫu) Mỗi đa thức cũng được coi như một phân thức với mẫu bằng 1. ?1 ?2. Một số thực a bất kì là một phân thức vì số thực a bất kì là một đa thức. Số 0, số 1 là những phân thức đại số. |
Hoạt động 2: Khi nào thì hai phân thức được gọi là bằng nhau. (17 phút) |
||
- Hai phân thức được gọi là bằng nhau nếu có điều kiện gì? - Ví dụ Vì (x – 1)(x + 1) = 1.(x2 – 1) - Treo bảng phụ nội dung ?3 - Ta cần thực hiện nhân chéo xem chúng có cùng bằng một kết quả không? Nếu cùng bằng một kết quả thì hai phân thức đó như thế nào với nhau? - Gọi học sinh thực hiện trên bảng. - Treo bảng phụ nội dung ?4 - Muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm thế nào? - Hãy thực hiện tương tự bài toán ?3 Treo bảng phụ nội dung ?5 - Hãy thảo luận nhóm để hoàn thành lời giải. |
- Hai phân thức được gọi là bằng nhau nếu AD = BC. - Quan sát ví dụ - Đọc yêu cầu ?3 - Nếu cùng bằng một kết quả thì hai phân thức này bằng nhau. - Thực hiện theo hướng dẫn. - Đọc yêu cầu ?4 - Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau. - Thực hiện - Đọc yêu cầu ?5 - Thảo luận và trả lời. |
2/ Hai phân thức bằng nhau. Định nghĩa: Hai phân thức gọi là bằng nhau nếu AD = BC. Ta viết:
?5 Bạn Vân nói đúng. |
Hoạt động 3: Luyện tập (6 phút) |
||
- Treo bảng phụ bài tập 1 trang 36 SGK. - Hai phân thức được gọi là bằng nhau nếu có điều kiện gì? - Hãy vận dụng vào giải bài tập này - Sửa hoàn chỉnh |
- Đọc yêu cầu bài toán. - Hai phân thức được gọi là bằng nhau nếu AD = BC. - Vận dụng định nghĩa hai phân thức bằng nhau vào giải - Ghi bài |
Bài tập 1 trang 36 SGK.
|
4. VẬN DỤNG |
||
GV yêu cầu HS về nhà thực hiện GV: Hướng dẫn bài 2: Để xác định 3 phân thức có bằng nhau không ta xét đôi 1 => kết luận |
* Làm bài tập phần vận dụng |
|
5. MỞ RỘNG |
||
- Học bài nắm vững khái niệm phân thức, 2 phân thức bằng nhau. - Làm BT: (1): 1(c,d, e) SHD/46; (2): SHD/46 - Ôn lại tính chất cơ bản của phân số |
Làm bài tập phần mở rộng |
|