Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Tính chất cơ bản của phân thức (2024) - Toán 8 theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nêu lên được các tính chất cơ bản của phân thức để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức
- HS hiểu được quy tắc đổi dấu suy ra được từ tính chất cơ bản của phân thức, nắm vững và vận dụng các quy tắc này.
2. Kỹ năng:
- Biết cách vận dụng quy tắc vào làm bài tập.
3. Thái độ:
- Có ý thức xây bài, hăng hái phát biểu ý kiến. Hưởng ứng tích cực.
4. Phát triển năng lực:
- Tính toán vận dụng linh hoạt các tính chất phân thức làm bài tập.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bảng phụ nội dung ?5 và bài tập 4 (tr38-SGK)
2. Học sinh:
- Ôn tập lại tính chất cơ bản của phân số.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
1. KHỞI ĐỘNG GV: Yêu cầu hs báo cáo kết quả phần chuẩn bị HS: báo cáo GV: Nhận xét, đánh giá. Gv: giới thiệu tính chất cơ bản của phân thức |
||
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
||
Hoạt động 1: Tính chất cơ bản của phân thức. (17 phút) - Treo bảng phụ nội dung ?1 - Hãy nhắc lại tính chất cơ bản của phân số. - Treo bảng phụ nội dung ?2 - Yêu cầu của ?2 là gì? - Vậy như thế nào với ? Vì sao? - Treo bảng phụ nội dung ?3 - Hãy giải tương tự như ?2 - Qua hai bài tập ?2 và ?3 yêu cầu học sinh phát biểu tính chất cơ bản của phân thức. - Treo bảng phụ nội dung tính chất cơ bản của phân thức. - Treo bảng phụ nội dung ?4 - Câu a) tử và mẫu của phân thức có nhân tử chung là gì? - Vậy người ta đã làm gì để được - Hãy hoàn thành lời giải bài toán. Hoạt động 2: Quy tắc đổi dấu. (10 phút) - Hãy thử phát biểu quy tắc từ câu b) của bài toán ?4 - Treo bảng phụ nội dung quy tắc đổi dấu. - Nhấn mạnh: nếu đổi dấu tử thì phải đổi dấu mẫu của phân thức. - Treo bảng phụ nội dung ?5 - Bài toán yêu cầu gì? - Gọi học sinh thực hiện. |
- Đọc yêu cầu ?1 - Nhắc lại tính chất cơ bản của phân số. - Đọc yêu cầu ?2 - Nhân tử và mẫu của phân thức với x + 2 rồi so sánh phân thức vừa nhận được với phân thức đã cho.
Vì x.3(x+2) = 3.x(x+2) - Đọc yêu cầu ?3 - Thực hiện - HS:Phát biểu tính chất như SGK. - Đọc lại từ bảng phụ. - Đọc yêu cầu ?4 - Có nhân tử chung là x – 1. - Chia tử và mẫu của phân thức cho x – 1. - Thực hiện trên bảng. - Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức bằng phân thức đã cho. - Đọc lại từ bảng phụ. - Đọc yêu cầu ?5 - Dùng quy tắc đổi dấu để hoàn thành lời giải bài toán. - Thực hiện trên bảng. |
1/ Tính chất cơ bản của phân thức.
Tính chất cơ bản của phân thức:
2/ Quy tắc đổi dấu. Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức bằng phân thức đã cho:
|
3. LUYỆN TẬP |
||
Yêu cầu HS hđ cặp đôi làm bài tập 1 Hs hđ cặp đôi: + Chọn câu trả lời đúng + Trao đổi kết quả Gv: Chốt Yêu cầu HS hđ cặp đôi làm bài tập 2 Hs hđ cặp đôi: + Điền đa thức thích hợp + Trao đổi kết quả HS - GV : Nhận xét. Yêu cầu HS hđ nhóm làm bài tập 3 Hs hđ nhóm: + Viết các phân thức theo yêu cầu của bài Gv chiếu 1 nhóm các nhóm khác đổi chéo phiếu học tập tự chấm. GV, Cùng HS hệ thống lại nội dung kiến thức toàn bài. |
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Lắng nghe và vận dụng. |
Bài 1 SHD-49 Đáp án A Bài 2 SHD - 49 a) Điền -5(x+1) b) Điền x |
4. VẬN DỤNG |
||
- Nêu tính chất cơ bản của phân thức. - Phát biểu quy tắc đổi dấu. Phân tích x3 + x2 thành nhân tử và áp dụng tính chất cơ bản của phân thức để làm bài tập. |
* Làm bài tập phần vận dụng |
|
5. MỞ RỘNG |
||
Hệ thống hóa lại kiến thức theo sơ đồ tư duy |
Làm bài tập phần mở rộng |
|
4. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (3 phút).
- Tính chất cơ bản của phân thức. Quy tắc đổi dấu.
- Xem lại các bài tập vừa giải (nội dung, phương pháp).
- Làm bài tập 4, 6 trang 38 SGK.
- Xem trước bài 3: “Rút gọn phân thức” (đọc kĩ các nhận xét từ các bài tập trong bài học).