Với Giáo án Toán lớp 4 Dấu hiệu chia hết cho 5 mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.
Giáo án Toán lớp 4 Dấu hiệu chia hết cho 5
Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
GV: - SGK + Bảng phụ.
HS: - SGK + vở ô li.
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: ? Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 2? ? Nêu ví dụ về các số chia hết cho 2? ? Thế nào là số chẵn, thế nào là số lẻ? - Nhận xét, đánh giá HS. |
- Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. - HS nêu ví dụ. - Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn; Các số có chữ số tận cùng là: 1; 3; 5; 7; 9 là các số lẻ. |
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: |
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. |
12p |
2. Giới thiệu dấu hiệu chia hết cho 5 - Các em hãy tìm các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5. - Gọi HS nêu trước lớp và giải thích vì sao số đó chia hết cho 5 hoặc không chia hết cho 5. - Yêu cầu HS lên bảng viết các số vừa tìm được vào 2 cột trên bảng. Các số chia hết cho 5 20 : 5 = 4 30 : 5 = 6 40 : 5 = 8 15 : 5 = 3 25 : 5 = 5 35 : 5 = 7 ? Dựa vào cột bên trái, bạn nào hãy cho biết dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 5? - Yêu cầu HS nêu ví dụ. ? Dựa vào cột bên phải, em hãy cho biết dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số không chia hết cho 5 ? - Gọi học sinh nêu ví dụ Kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. Nếu chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5. - Gọi học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5. |
- HS tự tìm và ghi vào vở nháp. - Một vài HS nêu trước lớp: 5, 10, 15, 75, 90,...16, 27, 49, ... Em lấy số đó chia cho 5, em thấy chia hết , lấy số đó chia cho 5, em thấy còn dư, nên em kết luận số đó không chia hết cho 5. - Lần lượt HS lên bảng viết vào 2 cột. Các số không chia hết cho 5 41 : 5 = 8 (dư 1) 32 : 5 = 8 (dư 2) 53 : 5 = 10 (dư 3) 44 : 5 = 8 (dư 4) 46 : 5 = 9 (dư 1) 37 : 5 = 7 (dư 2) 58 : 5 = 11 (dư 3) - Các có có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. - HS lần lượt nêu. - Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5 - HS lần lượt nêu. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Nối tiếp nhau nhắc lại. |
18p |
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Ghi các số lên bảng, gọi HS trả lời miệng và giải thích vì sao em biết số đó chia hết cho 5 hoặc không chia hết cho 5. |
- HS lần lượt nêu miệng: a) Các số chia hết cho 5: 35; 660; 3000; 945 … b) Các số không chia hết cho 5: 8; 57; 4674; 5553 … |
Bài 2: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập. - Gọi HS đọc và nêu cách làm bài. - Nhận xét, chốt dấu hiệu chia hết cho 2. |
- Làm bài cá nhân, 1 HS làm bài vào bảng phụ. a) 150 < 155 < 160 b) 3575 < 3580 < 3585 … |
|
Bài 3: Yêu cầu HS viết các số, 1 HS lên bảng viết. ? Các số chia hết cho 5 phải thỏa mãn điều kiện gì ? |
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở. + 570; 705; 750 - Các số chia hết cho 5 phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5. |
|
Bài 4: Gọi học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. - Yêu cầu HS nêu miệng và giải thích. ? Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5 ? |
- 2 học sinh nhắc lại. - Trình bày miệng: a) Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 660; 3000 b) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945 - Những số có tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5. |
|
4p |
C. Củng cố, dặn dò: - Gọi học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về chuẩn bị bài: Luyện tập. |
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe và thực hiện. |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................