Với Giáo án Toán lớp 4 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.
Giáo án Toán lớp 4 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Giúp học sinh:
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
GV: - SGK + Thước thẳng, ê ke.
HS: - SGK + Thước thẳng, ê ke.
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS tính bằng cách thuận tiện: a) 98 + 3 + 97 + 2 b) 364 + 136 + 219 + 181 - Nhận xét, đánh giá HS. |
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm ra nháp, nhận xét bài bạn. |
1p |
B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: |
|
15p |
2.Góc nhọn, góc tù, góc bẹt: * Giới thiệu góc nhọn: - Vẽ lên bảng góc nhọn AOB
? Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này. - Giới thiệu: Góc này là góc nhọn. - Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - Nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông. - Yêu cầu HS vẽ 1 góc nhọn. * Giới thiệu góc tù: - Vẽ lên bảng góc tù MON.
? Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - Giới thiệu: Góc này là góc tù. - Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - Yêu cầu HS vẽ 1 góc tù. * Giới thiệu góc bẹt: - Vẽ lên bảng góc bẹt COD.
? Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - Vừa vẽ hình vừa nêu: Tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. ? Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? - Yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. |
- HS quan sát hình vẽ. - Quan sát góc nhọn AOB - Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB. - HS nêu: Góc nhọn AOB. - 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK: - Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng,lớp vẽ vào nháp. - HS quan sát hình vẽ. - Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM và ON. - Nêu: Góc tù MON. - 1HS lên bảng kiểm tra. Góc tù lớn hơn góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng,lớp vẽ vào nháp. - HS quan sát hình. - Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD. - HS quan sát, theo dõi thao tác của GV. - Thẳng hàng với nhau. - Góc bẹt bằng hai góc vuông. - 1 HS vẽ trên bảng,lớp vẽ vào nháp. |
15p |
3.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Trong các góc dưới đây... - Yêu cầu HS quan sát hình và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt. - Yêu cầu HS so sánh các góc đó với góc vuông. - Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt. |
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS trả lời trước lớp: + Các góc nhọn là: MAN,UDV. + Các góc vuông là: ICK. + Các góc tù là: PBQ, GOH. + Các góc bẹt là: XEY. |
Bài 2: Trong các hình tam giác sau:... - Hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài. - Nhận xét, yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, vuông hay góc tù ? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - HS dùng ê ke kiểm tra góc và báo cáo kết quả: Hình tam giác ABC có ba góc nhọn. Hình tam giác DEG có một góc vuông. Hình tam giác MNP có một góc tù. |
|
4p |
C. Củng cố- Dặn dò: ? Nêu đặc điểm của góc nhọn, góc tù, góc bẹt? - Nhận xét tiết học; dặn HS về học bài và chuẩn bị: Hai đường thẳng vuông góc. |
- 3 HS nêu |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................