Bộ 15 Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2023

Tải xuống 132 2.6 K 21

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) tổng hợp từ đề thi môn Hóa học 11 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 1)

Câu 1. Đun nóng 2,3 gam toluen với lượng dư dung dịch KMnO4, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn­ thu được khối lượng kali benzoat là

A. 3,50 gam.   

B. 4,00 gam.

C. 4,50 gam. 

D. 3,05 gam.

Câu 2. Cho 5,6 gam một anđehit đơn chức phản ứng hoàn toàn với với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. CTCT thu gọn của anđehit là

A. HCHO.     

B. CH2 = CH – CHO.             

C. C2H5CHO.      

D.C3H7CHO.

Câu 3. Để phân biệt 2 dung dịch: axit axetic, axit acrylic ta dùng thuốc thử là

A. Na.      

B. dung dịch AgNO3/NH3.

C. dung dịch Na2CO3

D. dung dịch brom.

Câu 4. Phenol tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào dưới đây?

A. Na, Br2, HCl.

B. Na, NaOH, HCl. 

C. Na, NaOH, Br2.   

D. NaOH, Br2, HCl.

Câu 5. Ứng với CTPT C4H9OH đồng phân nào khi tách nước (ở điều kiện thích hợp) thu được hai anken (không tính đồng phân hình học)?

A. 2 – metylpropan – 2 – ol.   

B. Butan – 2 – ol.                  

C. 2 – metylpropan – 1 – ol.    

D. Butan – 1 – ol.

Câu 6. Dùng nước brom làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?

A. Metan và etan.    

B. Etylen và propilen.          

C. Toluen và stiren.   

D. Etilen và stiren.

Câu 7. Cho các câu sau:    

1. Ankađien là những hiđrocacbon không no, mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử.

2. Những hiđrocacbon không no, có hai liên kết pi trong phân tử là ankađien.

3. Những hiđrocacbon có khả năng cộng hợp với hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien.

4. Ankađien là có công thức chung là CnH2n-2 (n ≥ 3).

Số câu đúng là

A. 3.         

B. 2.     

C. 4.     

D. 1.

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp thu được 1,568 lít CO2 (đktc). CTPT của hai anđehit là

A. HCHO và CH3CHO.   

B. CH3CHO và C2H5CHO.          

C. C2H5CHO và C3H7CHO.  

D. C2H4CHO và C3H6CHO.

Câu 9. Đun nóng 13,8 gam ancol etylic với H2SO4 đặc ở 170oC được 5,04 lít C2H4 (đktc). Hiệu suất phản ứng là

A. 75%.               B. 25%

C. 80%.             D. 50%.

Câu 10. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. C2H5OH.   

B. CH3COOH.

C. CH3CHO 

D. C2H6.

Câu 11. Cho bảng dữ liệu sau:

I. Tên chất

II. Công thức cấu tạo

1

Hexan

a

CH2 = CH – CH = CH2

2

But – 2 – en

b

CH3(CH2)4CH3

3

But – 1 – in

c

CH3 – CH = CH–CH3

4

Buta – 1,3 – đien

d

CH C  –  CH–  CH3

5

Xiclohexan

 

 

Hãy ghép tên các hợp chất hữu cơ ở cột (I) với các công thức cấu tạo phù hợp ở cột (II). Kết quả chính xác là

A. 1 - b, 2 - c, 3 - d, 4 - a.  

B. 1 - b, 2 - d, 3 - c, 4 - a .        

C. 1 - b, 2 - a, 3 - d, 4 - c. 

D. 5 - b, 2 - c, 3 - d, 4 - a.

Câu 12. Đun nóng 6 gam CH3COOH với 6 gam C2H5OH có H2SO4 đậm đặc làm xúc tác. Khối lượng este tạo thành là  (biết hiệu suất phản ứng đạt 80%)

A. 7,04 gam.    

B. 8 gam.                 

C. 10 gam.  

D. 12 gam.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp hai ankan thu được 6,3 gam H2O. Cho sản phẩm cháy vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 49,25 gam.    

B. 73,875 gam.                     

C. 147,75 gam.  

D. 24,265 gam.

Câu 14. Ancol nào dưới đây không bị oxi hoá bởi CuO, t0?

A. 2 – metylbutan – 2 – ol.    

B. 3 – metylbutan – 2 – ol.       

C. 3 – metylbutan – 1 – ol. 

D. 2,2 – đimetylpropan – 1 – ol.

Câu 15. Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Axit nói trên là

A. HCOOH.     

B. CH3COOH.  

C. CH2=CHCOOH.   

D.C2H5COOH.

Câu 16. Trong các chất sau đây, chất nào là đồng đẳng của benzen:

(1) Toluen; (2) etylbenzen; (3) p–xilen; (4) stiren ?

A. 1.              B. 1, 2, 3, 4.

C. 1, 2, 3.                D. 1, 2.

Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen thu được 4,42 gam hỗn hợp CO2 và H2O. X có CTPT là

A. C8H8.    

B. C8H10.                           

C. C7H8.      

D. C9H12.

Câu 18. Cho các chất: CH3COOH, C2H5OH, H2CO3, C6H5OH. Tính axit được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải đúng là

A. C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH < H2CO3.         

B. C6H5OH < H2CO3 < CH3COOH < C2H5OH.

C. C2H5OH < C6H5OH < H2CO3 < CH3COOH. 

D. CH3COOH < C6H5OH < H2CO3 < C2H5OH.

Câu 19. Chọn phát biểu sai ?

A. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C no.             

B. Hợp chất CH3 – CH2 – OH là ancol etylic.

C. Hợp chất C6H5 – CH2 –OH là phenol.  

D. Hợp chất có công thức tổng quát CnH2n+1OH là ancol no, đơn chức, mạch hở.

Câu 20. Hai chất 2 – metylpropan và butan khác nhau về:

A. công thức cấu tạo.    

B. công thức phân tử.     

C. số nguyên tử cacbon. 

D. số liên kết cộng hoá trị.

Câu 21. Cho phản ứng sau: C6H6  +  Br2   C6H5Br  + HBr

Tìm điều kiện phản ứng?

A. dung dịch Br2, nhiệt độ.   

B. Br2 khan, nhiệt độ.              

C. dung dịch Br2, Al xúc tác.

D. Br2 khan, bột sắt.

Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon A thấy số mol CO2 sinh ra bằng 2 lần số mol H2O. Biết A là một ankin, công thức của A là

A. C3H4.                     B. C2H2.

C. C5H8.                  D. C4H6.

Câu 23. Một hỗn hợp X gồm CH3OH; C2H5OH; C6H5OH  có khối lượng 28,9 gam phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 2M. Phần trăm theo khối lượng của C6H5OH là

A. 36,87% .   

B. 65,05%.

C. 76,89%.    

D. 32,65%.

Câu 24. Hỗn hợp hai hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên ta thu được 5,6 lít CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của hai hidrocacbon là

A. C2H6; C3H8.   

B. CH4; C2H6.                      

C. C3H8; C4H10.

D. C3H6; C4H8.

Câu 25. Cho 3,15 gam hỗn hợp hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch brom 0,60 M. Công thức của hai anken và thể tích (đo ở đktc) của chúng là

A. C2H4; 0,336 lít và C3H6; 1,008 lít.                     

B. C3H6; 0,336 lít và C4H8; 1,008 lít.

C. C2H4; 1,008 lít và C3H6; 0,336 lít.                      

D. C4H8; 0,336 lít và C5H10; 1,008 lít.

Câu 26. Để làm mất màu 200 gam dung dịch brom nồng độ 20% cần dùng 10,5 gam anken X. Công thức phân tử của X là

A. C4H8.            B. C5H10 .

C. C2H4.            D. C3H6.

Câu 27. Khi cho axetilen hợp nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 ở 80oC thu được sản phẩm nào sau đây?

A. CH3COOH.

B. CH3CHO.                       

C. C2H5OH.  

D. HCHO.

Câu 28. Chọn tên đúng của hiđrocacbon sau:

A. 4, 5 – đimetyl – 5 – etylhexan.  

B. 4, 5, 5 – trimetylheptan.      

C. 3, 3, 4 – trimetylheptan

D. 2, 3 – đimetyl – 2 – etylhexan.

Câu 29. Trong các hiđrocacbon sau: C2H6, C3H8, C4H10, C5H12. Hiđrocacbon nào là ankan và có 3 đồng phân?

A. C2H6 .                 B. C3H8

C. C4H10.                 D. C5H12.

Câu 30. Axit fomic không thể tác dụng với chất nào sau đây?

A. dung dịch AgNO3/ NH3

B. CH3OH.                        

C. CH3CHO. 

D. Cu(OH)2.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1. B

m kali benzoat = 0,025.160 = 4 gam.

Câu 2. B

Trường hợp 1: anđehit là HCHO

Theo phương trình nHCHO  = 0,05 mol

→ mHCHO = 0,05.30 = 1,5 gam ≠ 5,6 gam

Vậy trường hợp 1 không thỏa mãn.

Trường hợp 2: anđehit khác HCHO, đặt anđehit là RCHO (đk: R ≠ 1)

Vậy R là – CH= CH2; anđehit là CH2 = CH – CHO.

Câu 3. D

CH3COOH + Br2 → không phản ứng

CH2 = CH – COOH + Br2 (vàng nâu) → CH2Br – CHBr – COOH (không màu)

Câu 4. C

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Câu 5. B

            

Câu 6. C

C6H5 – CH3 + Br2 (dd) → không phản ứng.

C6H5 – CH = CH2 + Br2 (vàng nâu) →C6H5 – CHBr – CH2Br (không màu).

Câu 7. B

Nhận định (1) và (4) đúng.

Nhận định (2) sai vì ankin cũng thuộc loại hiđrocacbon không no, cũng có hai liên kết pi.

Nhận định (3) sai vì ankin cũng có khả năng cộng hợp với hai phân tử hiđro.

Câu 8. B

Đặt công thức tổng quát của hai anđehit no, đơn chức, hở là  

Vậy hai anđehit là C2H4O và C3H6O hay CH3CHO và C2H5CHO.          

Câu 9. A

 

Câu 10. B

Với các chất có cùng số nguyên tử C, nhiệt độ sôi: axit > ancol > anđehit > hiđrocacbon.

Câu 11. A

Hexan: CH3(CH2)4CH3

But – 2 – en: CH3 – CH = CH–CH3

­But – 1 – in: CH C  –  CH–  CH3

Buta – 1,3 – đien: CH2 = CH – CH = CH2

Câu 12. A

Nếu H = 100% → CH3COOH hết, vậy neste tính theo naxit.

Theo PTHH, neste = naxit = 0,1 mol

Do H = 80% nên neste = 0,1.80% = 0,08 mol ; meste = 0,08.88 = 7,04 (gam).  

Câu 13. A

m↓ = 0,25.197 = 49,25 gam.

Câu 14. A

Ancol này là ancol bậc III nên không bị oxi hóa bởi CuO, t0.

Câu 15. B

Đặt CTTQ của axit là: RCOOH

.

Câu 16. C

Hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzen là: CnH2n-6 (n ≥ 6)

Nhận thấy stiren: C8H8 không thỏa mãn công thức chung.

Vậy các chất thuộc dãy đồng đẳng của benzen là:

(1) Toluen; (2) etylbenzen; (3) p–xilen; 

Câu 17. B

X thuộc dãy đồng đẳng của benzen. Đặt CTPT của X: CnH2n-6 (n ≥ 6)

Vậy CTPT của X là C8H10.

Câu 18. C

Câu 19. C

C6H5 – CH2 –OH là ancol thơm.

Câu 20. A

2 – metylpropan và butan là đồng phân của nhau nên có cấu tạo hóa học khác nhau.

Câu 21. D

Câu 22. B

Đặt CTPT của A là CnH2n – 2 (n ≥ 2)

Câu 23. B

Cho hỗn hợp X phản ứng với NaOH chỉ có C6H5OH phản ứng.

Câu 24. A

Vậy hai hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng ankan.

Đặt CTPT tổng quát của 2 ankan là:  Cn¯H2n¯+2

Vậy 2 ankan là C2H6 và C3H8.             

Câu 25. B

Thể tích của C3H6 là 0,015.22,4 = 0,336 lít

Thể tích của C4H8 là 0,045.22,4 = 1,008 lít.

Câu 26. D

Câu 27. B

CH ≡ CH + H2OHgSO4, H2SO4  CH3CHO

Câu 28. C

3, 3, 4 – trimetylheptan.            

Câu 29. D

Câu 30. C

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H2XPVC  . Chất X có thể có CTPT là

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2021 (15 đề) (ảnh 1)

.Câu 2: Phản ứng thế giữa 2  –  metylbutan với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho mấy sản phẩm thế?

A. 2.                     B. 3.

C. 4.                      D. 5.

Câu 3: Clo hoá một ankan thu được một dẫn xuất monoclorua có tỉ khối hơi so với H2 là 39,25. CTPT của ankan là

A. C2H6.               B. C3H8.

C. C4H10.                           D. C5H12.

Câu 4. Số đồng phân anken ứng với công thức C4H8

A. 2.                     B. 3.

C. 4.                        D. 5.

Câu 5: Cho các chất sau: etan; eten; etin. Kết luận đúng là

A. cả 3 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

B. etin có tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.

C. etan làm nhạt màu dung dịch kali pemanganat.

D. eten không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hai hiđrocacbon mạch hở trong cùng một dãy đồng đẳng thu được . Hai hiđrocacbon đó có thể thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

A. Ankan.                  B. Anken.

C. Ankin.               D. Ankađien.

Câu 7: Hỗn hợp nào sau đây làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường?

A. Metan và etan.

B. Xiclobutan và xiclopropan.

C. Metan và benzen.  

D. Etilen và axetilen.

Câu 9: Hỗn hợp X gồm các đồng phân ankin của . Để tách riêng từng đồng phân trong X dùng cặp hóa chất là

Câu 10: Hỗn hợp X có tỉ khối so với là 15,5 gồm metan, etilen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của  và thu được là

A. 15,3 gam.  

B. 13,5 gam.

C. 15,0 gam. 

D. 13,0 gam.

Câu 11: Đáp án nào sau đây là đúng về tính chất vật lý của hiđrocacbon?

A. Tất cả các hiđrocacbon đều ở trạng thái khí.

B. Ankan, anken và ankin đều không tan trong nước.

C. Các ankin có nhiệt độ sôi thấp hơn các anken tương ứng.

D. Ankin nặng hơn nước.

Câu 12: C2H4 không thuộc dãy đồng đẳng nào dưới đây?

A. Anken.  

B. Olefin.             

C. Parafin.

D. Hiđrocacbon không no, mạch hở.

Câu 13: Cho 0,448 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 0,112 lít khí thoát ra. Biết các thể tích khí đo ở đktc, thành phần % thể tích khí metan có trong hỗn hợp là

A. 25%.                B. 50%.

C. 60%.                D. 37,5%.

Câu 14: Để làm sạch etan có lẫn etilen ta có thể cho hỗn hợp đi qua lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.             B. KMnO4

C. AgNO3 / NH3.   D. Cả A, B, và C.

Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Ankin có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

B. Anken không làm mất màu dung dịch brom.

C. Tất cả các ankin đều phản ứng với dung dịch  tạo kết tủa vàng.

D. Buta – 1,3 – đien là ankađien liên hợp.

Câu 16: Khi cho 0,1 mol vinylaxetilen tác dụng với dd  (dư) thu được kết tủa có khối lượng là

A. 7,95 gam.   

B. 15,9 gam.

C. 26,6 gam.

D. 13,3 gam.

Câu 17: Cho các chất : CaC2 (I), CH3CHO (II), CH3COOH (III), C2H2 (IV). Sơ đồ chuyển hóa đúng để điều chế axit axetic là :

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2021 (15 đề) (ảnh 2)

 

Câu 18: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là :

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.       

B.CH3CHO,C6H12O6(glucozơ), CH3OH.

C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO.                 

D. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.

Câu 19: Phát biểu đúng là :

A. Axit chưa no khi cháy luôn cho số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.

B. Anđehit tác dụng với H2 (xúc tác Ni) luôn tạo ancol bậc nhất.

C. Anđehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 20: Trong các phát biểu sau :

(1) C2H5OH và C6H5OH đều phản ứng dễ dàng với CH3COOH.

(2) C2H5OH có tính axit yếu hơn C6H5OH.

(3) C2H5ONa và C6H5ONa phản ứng hoàn toàn với nước cho ra C2H5OH và C6H5OH.

Phát biểu sai là :

A. Chỉ có (1).        C. (1), (2).

B. Chỉ có (2).         D. (1), (3).

Câu 21: Cho các chất sau : 

(1) CH2=CHCH2OH ;  (2) CH3CH2CHO ;  (3)  CH3COCH3.

Phát biểu đúng là :

A. (1), (2), (3) là các đồng phân.                           

B. (3) tác dụng với H2 (xúc tác Ni) tạo 1 ancol bậc 2.

C. (1), (2) tác dụng với H2 (xúc tác Ni) đều tạo ra 1 ancol.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 22: Cho các chất sau: 

(1) CH2=CH–CH2OH ;   (2) OHC–CH2–CHO ;  (3)  HCOO–CH=CH2

Phát biểu đúng là :

A. (1), (2), (3) tác dụng được với Na.                   

B. Trong A, B, C có 2 chất cho phản ứng tráng gương.

C. (1), (2), (3) là các đồng phân.                                     

D. (1), (2), (3) cháy đều cho số mol H2O bé hơn số mol CO2.

Câu 23: Ba chất hữu cơ X, Y, Z mạch không phân nhánh cùng CTPT C2H4O2 và có tính chất sau :

      - X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng  CO2.

      - Y tác dụng được với Na và có phản ứng tráng gương.

      - Z tác dụng được với dung dịch NaOH, không tác dụng được với Na.

Các chất X, Y, Z là :

A. X : HCOOCH3, Y : CH3COOH, Z : CH2(OH)CHO.

B. X : CH3COOH, Y : CH2(OH)CHO, Z : HCOOCH3.

C. X : CH2(OH)CHO, Y : CH3COOH, Z : HCOOCH3.

D. X : CH3COOH, Y : HCOOCH3, Z : CH2(OH)CHO.

Câu 24: Cho các chất sau : phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là :

A. 4.                     B. 3.  

C. 2.                     D. 1.

Câu 25: Cho các cặp chất sau :

(1) CH3COOH, C6H5OH

(2) CH3COOH, C2­H5OH  

(3) C6H5OH, C2H5OH    

(4) CH3ONa, C6H5OH   

(5) CH3COOH, C2H5ONa  

(6) C6H5OH, C2H5ONa

Các cặp có thể phản ứng được với nhau là :

A. (1) và (2).    

B. (1) và (3).

C. (1), (2), (3) và (4).

D. (2), (4), (5) và (6).

Câu 26: Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt : Phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử là :

A. Dung dịch Na2CO3.

B. CaCO3.                     

C. Dung dịch Br2.    

D. Dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 27: Có thể phân biệt CH3CHO và C2H5OH bằng phản ứng với

A. Cu(OH)2/NaOH.

B. Na.                           

C. AgNO3/NH3.   

D. Tất cả đều đúng.

Câu 28: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

A. HCHO.             B. OHCCHO.      C. CH3CHO.       D. CH3CH(OH)CHO.    

Câu 29: Một hỗn hợp X gồm 2 anđehit có tổng số mol là 0,25 mol. Khi cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 gam Ag và khối lượng dung dịch AgNO3/NH3 giảm đi 76,1 gam. Vậy 2 anđehit đó là :

A. HCHO và CH3CHO. 

B. HCHO và C2H5CHO.                           

C. HCHO và C3H7CHO.  

D. CH3CHO và C2H5CHO.   

Câu 30:Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

A. CH2=CH-COOH.

B. CH3COOH.

C. HCºC-COOH

D. CH3-CH2-COOH.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1. C

Câu 2: C

Phản ứng thế giữa 2  –  metylbutan với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho 4 sản phẩm thế là

 

 

Câu 3: B

CnH2n +2 + Cl2 as, 1:1  CnH2n + 1Cl + HCl

MCnH2n+1Cl  = 14n + 36,5 = 39,25.2 = 78,5 → n = 3.

Vậy ankan là C3H8.

Câu 4. C

Các đồng phân anken ứng với công thức phân tử C4H8:

Câu 5. B

Etin tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac vì là ankin có liên kết ba ở vị trí đầu mạch.

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg ≡ CAg↓ + 2NH4NO3

Câu 6. B

Câu 7. D

Etilen  (CH2 = CH2) và axetilen (CH ≡ CH) là anken và ankin nên làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường.

Câu 8. C

- Dùng dung dịch Br2  nhận được CH4  (không làm mất màu dd Br2  ), hai khí còn lại làm mất màu dung dịch brom.

- Dùng AgNO3 / dd NH3 phân biệt hai khí còn lại (C2H2 phản ứng tạo kết tủa vàng, C3H6 không phản ứng).

Câu 9. C

Câu 10. B

Câu 11. B

Ankan; anken; ankin là các hợp chất cộng hóa trị không cực do đó không tan trong nước (dung môi phân cực).

Câu 12. C

C2H4 là anken (hay olefin; hiđrocacbon không no, mạch hở) nên không thuộc dãy đồng đẳng parafin.

Câu 13. A

Do dd brom dư, nên khí thoát ra là metan.

Câu 14. B

KMnO4 phản ứng với etilen nên bị giữ lại trong dung dịch; còn etan không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch, thu được etan tinh khiết.

Câu 15. D

Buta – 1,3 – đien: CH2 = CH – CH = CH2: là ankađien liên hợp do có 2 liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn.

Câu 16. B

Khối lượng kết tủa = 0,1. 159 = 15,9 (gam).

Câu 17. A

Câu 18. C

Câu 19. D

Câu 20. D

(1) sai vì chỉ C2H5OH phản ứng dễ dàng với CH3COOH

(3) sai vì C6H5ONa + CO2 + H2O mới sinh ra C6H5OH

Câu 21.D

Câu 22.B

A sai vì chỉ (1) tác dụng với Na

C sai vì chúng không có cùng CTPT

D sai (1) cho số mol H2O bằng số mol CO2

Câu 23. B

X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng  CO2 nên X là axit CH3COOH

Z tác dụng được với dung dịch NaOH, không tác dụng được với Na nên Z là este HCOOCH3

Y tác dụng được với Na và có phản ứng tráng gương nênY là CH2(OH)CHO

Câu 24. A

Số cặp tác dụng với nhau: (phenol, NaOH), (etanol, axit axetic), ( Axit axetic, NaOH), (natri phenolat, axit axetic).

Chú ý: CH3COOH+ C6H5ONa CH3COONa+ C6H5OH

Câu 25. D

Câu 26.C

Sử dụng thuốc thử là dung dịch brom:

- Phenol: mất màu dung dịch brom, kết tủa trắng

- Axit acrylic: mất màu dung dịch brom

- Axit axetic: không hiện tượng

Câu 27. D

- Cu(OH)2/NaOH: CH3CHO kết tủa đỏ gạch, C2H5OH không hiện tượng

- Na: C2H5OH có khí H2 thoát ra

- AgNO3/NH3 :   CH3CHO cho phản ứng tráng bạc

Câu 28. B

Câu 29. B

 Từ các phương án ta suy ra hỗn hợp X gồm các anđehit đơn chức. Mặt khác  nAgnX = 0,80,25 = 3,2

Vì vậy,  trong X có chứa HCHO anđehit còn lại là RCHO.

      Gọi số mol của HCHO và RCHO lần lượt là x, y ta có hệ :

      Vì sau phản ứng khối lượng dung dịch giảm 76,1 gam nên suy ra :

 Câu 30.A

Đặt CTTQ của axit hữu cơ X đơn chức là RCOOH.

2RCOOH + CaCO3    RCOO2Ca + CO2 + H2O    1     x                                         0,5x                                  mol                     

      Theo (1) và giả thiết, kết hợp với phương pháp tăng giảm khối lượng ta có :

          (2R + 44.2 + 40).0,5x – (R + 45)x = 7,28 - 5,76 

=> x = 0,08

 R+45=5,760,08=72

Vậy R = 27 (C2H3–). 

      Vậy CTPT của A là C2H3COOH hay CH2=CH-COOH.

 

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

 

Câu 1: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.

A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8.

B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.

C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12.

D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.

Câu 2: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan X bằng 75%. Tên gọi của X là:

A. etan.                    B. propan.

C. butan.                  D. metan.

Câu 3: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:

A. 3.                         B. 5.

C. 4.                         D. 2.

Câu 4: Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n ≥1).   

B. CnH2n (n ≥2).        

C. CnH2n-2 (n ≥2).  

D. CnH2n-6 (n ≥6).

Câu 5: Các ankin X, Y, T kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tổng khối lượng 162 đvC. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Số nguyên tử Cacbon của X là 4.

B. Số nguyên tử Hidro của Y là 8.

C. Số nguyên tử Cacbon của T là 5.

D. Số nguyên tử Hidro của X là 6.

Câu 6: Chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H8. Số đồng phân của X là:

A. 3.                         B. 5.    

C. 4.                         D. 2.

Câu 7: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?

A. Ag2C2.                 B. CH4.

C. Al4C3.                  D. CaC2.

Câu 8: Cho 54,4 gam ankin X tác dụng với 31,36 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp Y, không chứa H2. Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 32 gam Br2. Công thức phân tử của X là:

A. C2H2.                   B. C3H4.

C. C4H6.                   D. C5H8.

Câu 9: Cho 8,4 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 90 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:

A. C4H4.                   B. C2H2.

C. C4H6.                   D. C3H4.

Câu 10: Cho các chất  sau: (a) toluen; (b) o-xilen; (c) etylbenzen; (d) m-đimetylbenzen; (e) stiren. Số chất cùng dãy đồng đẳng của benzen là:

A. 2.                         B. 3.

C. 4.                         D. 5.

Câu 11: Dãy nào sau đây không phân biệt được từng chất khi chỉ có dung dịch KMnO4?

A. benzen, toluen và stiren.                      

B. benzen, etylbenzen và phenylaxetilen.

C. benzen, toluen và hexen.                      

D. benzen, toluen và hexan.

Câu 12: Tính chất nào không phải của benzen

A. Tác dụng với Br2 (to, Fe).                     

B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4 đặc.

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.         

D. Tác dụng với Cl2, ánh sáng.

Câu 13: Hidrocacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức nguyên (C3H4)n. Công thức phân tử của X là:

A. C3H4.                   B. C6H8.

C. C9H12.                  D. C12H16.

Câu 14: Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xylen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

A. 0,48 lít.            B. 0,24 lít.

C. 0,12 lít.            D. 0,576 lít.

Câu 15: Công thức của 1 ancol no, mạch hở là CnHm(OH)2. Mối quan hệ của m và n là

A. m = n.                  B. m = n + 2.

C. m = 2n + 1.          D. m = 2n.

Câu 16: Cho các hợp chất sau:

(a)  CH3–CH2–OH;     

(b) CH3–C6H4–OH;   

(c)  CH3–C6H4–CH2–OH;

(d) C6H5–OH;  

(e) C6H5–CH2–OH;  

(f) C6H5–CH2–CH2–OH.

Số ancol thơm là:

A. 5.                         B. 4.

C. 3.                         D. 2.

Câu 17: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là:

A. NaOH, K, MgO, HCOOH (xt).            

B. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xt), K.

C. Ca, CuO (to), C6H5OH , HOCH2CH2OH.      

D. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xt).

Câu 18: Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là

A. 5.                         B. 3.

C. 4.                         D. 2.

Câu 19: Cho 34,6 gam hỗn hợp phenol, etanol và metanol tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M. Cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng hết với Na thu được 8,96 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etanol trong hỗn hợp

A. 53,2%.                 B. 26,6%.

C. 46,2%.                 D. 27,2%.

Câu 20: Cho các phát biểu sau về ancol :

(1). Tất cả các ancol no, đơn chức, bậc một đều có thể tách nước cho anken.

(2). Ancol là HCHC có nhóm chức – OH trong phân tử.

(3). Tất cả các ancol đều có khả năng tác dụng với Na.

(4). Tất cả các ancol đều có số nguyên tử H trong phân tử lớn hơn 3.

(5). CH3OH, C2H5OH, C3H7OH tan vô hạn trong nước.

           Số phát biểu đúng là :

A. 2                      B. 3  

C. 4                      D. 5

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                B. 15,68.  

C. 14,56.               D. 11,20.    

Câu 22: Hợp chất HCHO và các tên gọi  (a) metanal; (b) andehit fomic; (c) fomandehit; (d) fomalin, (e) focmon.   Số tên gọi đúng với hợp chất trên  là

A. 5.                         B. 4.

 C. 2.                         D. 3.

Câu 23: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

100,5

118,2

249,0

141,0

Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. T là C6H5COOH.

B. X là C2H5COOH.

C. Y là CH3COOH.  

D. Z là HCOOH.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp, người ta oxi hóa metan có xúc tác, thu được andehit fomic;

(b) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại sản xuất andehit axetic;

(c) Cho axetilen cộng nước thu được etanal;

(d) Oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic bởi CuO thu được axetandehit;

Số phát biểu đúng là:

A. 3.                         B. 4.

C. 1.                         D. 2

Câu 25: Axit Benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic là 

A. CH3COOH.         B. HCOOH.

C. C6H5COOH.        D. (COOH)2.

Câu 26: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom?

A. Axit propanoic.    

B. Axit metacrylic.

C. Axit 2-metylpropanoic.   

D. Axit acrylic.

Câu 27: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm metanal và etanal tác dụng với một lượng vừa dư AgNO3/NH3 thu được 108 gam Ag. Khối lượng metanal trong hỗn hợp là :

A. 4,4 gam.           B. 3 gam.  

C. 6 gam.              D. 8,8 gam.

Câu 28: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là :

A. C2H5COOH.    B. CH3COOH.

C. HCOOH.           D. C3H7COOH.

Câu 29: Trộn 20 ml cồn etylic 92o với 300 ml axit axetic 1M thu được hỗn hợp X. Cho H2SO4 đặc vào X rồi đun nóng, sau một thời gian thu được 21,12 gam este. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hiệu suất phản ứng este hoá là :

A. 75%.                B. 80%. 

C. 85%.                 D. Kết quả khác.

Câu 30: Những phát biểu sau:

(a) Các anđehit vừa có tính oxy hóa, vừa có tính khử.

(b) Nếu một hiđrocacbon mà hợp nước tạo thành sản phẩm là anđehit thì hiđrocacbon đó là C2H2.

(c) Dung dịch chứa khoảng 40% anđehit axetic trong nước gọi là dung dịch fomalin.

(d) Một trong những ứng dụng của anđehit fomic là dùng để điều chế keo urefomanđehit

(e) Nhiệt độ sôi của anđehit cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ancol tương ứng.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.                         B. 3.   

C. 4.                         D. 1.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1 .C

Câu 2. D

Câu 3. C

iso-pentan: (CH3)2CHCH2CH3 có 4 vị trí khác nhau để Clo tấn công nên có 4 sản phẩm thế.

Câu 4. C

Câu 5. C

Gọi khối lượng phân tử của X là M thì Y là M+14, Z là M+28

M +M+14+M+28=162  nên M = 40 (C3H4)

Vậy Y là C4H6 và  T là C5H8

Câu 6. C

CH2=CH-CH2-CH3

CH3-CH=CH-CH3 (Có thêm đồng phân hình học)

CH2=C(CH3)-CH3

Câu 7. C

Câu 8. D

Bảo toàn liên kết pi: 2. nankin = nH2 + nBr2

n ankin = 0,8 mol

M ankin = 54,4:0,8 = 68 nên X là C5H8

Câu 9. B

nX = 0,375 mol

Mkết tủa = 90 : 0,375 =240 (C2Ag2)

Câu 10. C

Các chất là: a, b, c,d

Câu 11. D

Câu 12. C

Câu 13. C

Câu 14. D5H3CC6H4CH3+ 12KMnO4+ 18H2SO4 5HOOCC6H4COOH + 6K2SO4+ 12MnSO4+28H2O      0,1 mol                                     0,24 mol

Theo phương trình và giả thiết ta có :

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2021 (15 đề) (ảnh 3)

Chú ý : Nếu dùng phương pháp bảo toàn electron thì nhanh hơn.

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2021 (15 đề) (ảnh 4)

Câu 15. D

Câu 16. C

Các ancol thơm là: c, e, f

Câu 17. D

Câu 18. A

X có thể là:

CH3OH, C2H5OH

CH3-CH2-CH2-OH, (CH3)2-CHOH, CH2OH-CH2-CH2OH

Câu 19.B

n phenol = n NaOH = 0,1 mol

Gọi n etanol= x mol, n metanol = y mol

94.0,1+46x+32y = 34,6 (1)

x + y = 2. 0,4 -0,1(2)

Từ hệ trên có x = 0,2 mol, y = 0,5 mol

Câu 20.B

(1). Sai vì CH3OH không thể cho anken.

(2). Sai ví dụ như phenol C6H5OH không gọi là ancol.

(3). Đúng. Theo tính chất của ancol.

(4). Đúng vì nhóm OH không thể đính vào C có liên kết không bền.

(5). Đúng theo SGK lớp 11.

Câu 21. C

Câu 22. D

Câu 23. C

Câu 24. B

Câu 25. C

Câu 26. B

Câu 27. C

 

CH3CH=O  : x mol

HCH=O  : y mol

Ta có hệ :

        

      Khối lượng HCHO trong hỗn hợp là 30.0,2 = 6 gam.

Câu 28. B

 

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

 mX + m(KOH, NaOH) = mchất rắn + mnước

mnước  = 1,08 gam nnước  = 0,06 mol.

Vì X là axit đơn chức nên nX = nnước = 0,06 mol.

       MX = 60  X là CH3COOH.

Câu 29: B

     

      Phương trình phản ứng (1)

           

      Ban đầu số mol ancol nhiều hơn số mol axit nên từ (1) suy ra ancol dư, hiệu suất phản ứng tính theo axit.

      Theo (1) số mol axit và ancol tham gia phản ứng là 0,24 mol. Vậy hiệu suất phản ứng là :

Câu 30.A

Đáp án đúng là a, d

 

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 4)

Câu 1. Chọn câu sai trong các câu sau đây?

A. Benzen dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa.

B. Benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

C. Toluen tham gia các phản ứng thế dễ hơn so với benzen.

D. Stiren làm mất màu nước brom và dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.

Câu 2. Phenol và ancol metylic cùng có phản ứng với chất nào sau đây?

A. Dung dịch brom.             B. HNO3 đặc/H2SO4 đặc, t0.

C. Dung dịch NaOH.           D. Kim loại natri.

Câu 3. Chọn câu đúng trong các câu sau đây?

     A. Phenol tham gia phản ứng brom hóa và nitro hóa khó hơn benzen.

     B. Phenol tác dụng với dung dịch natri hiđroxit tạo thành muối và nước.

     C. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ, do phenol có tính axit mạnh.

     D. C6H5OH là một ancol thơm.

Câu 4. Nếu chỉ dùng thuốc thử là nước brom ở điều kiện thường (không tính liều lượng) thì ta phân biệt được cặp chất nào sau đây?

     A. Toluen và benzen.           B. Etilen và but – 1 – in. 

     C. Toluen và stiren.             D. Axetilen và propin.

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 14,85 gam H2O. Giá trị của a là

     A. 11,25.                             B. 6,225.                C. 12,45.              D. 5,8.

Câu 6. Phenol phản ứng với dung dịch brom, trong khi benzen không có phản ứng này. Điều đó chứng tỏ

     A. nhóm –OH có ảnh hưởng tới vòng benzen.

     B. vòng benzen có ảnh hưởng tới nhóm –OH.

     C. phenol tham gia phản ứng thế khó khăn hơn benzen.

     D. phenol có tính axit.

Câu 7. Anken nào sau đây bị hiđrat hóa chỉ cho một ancol duy nhất?

     A. (CH3)2C = C(CH3)2                B. CH3 – CH2 – CH = CH2.      

     C. (CH3)2C = CH2                       D. CH3 – CH = CH2.

Câu 9.  Để phân biệt ba khí không màu riêng biệt: SO2, C2H2, NH3, ta có thể sử dụng hóa chất nào sau đây? (với một lần thử)

     A. Dung dịch AgNO3/NH3.           B. Dung dịch Ca(OH)2.

     C. Dung dịch NaOH.                     D. Giấy quỳ tím ẩm.

Câu 10. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Metan → X → vinylaxetilen → Y → polibutađien. X, Y lần lượt là

     A. axetilen, butađien.                     B. etilen, butađien.

     C. propin, isopropilen.                   D. axetilen, but – 2 – en.

Câu 11.  Để phân biệt glixerol và etanol được chứa trong hai bình mất nhãn riêng biệt, người ta có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây?

     A. Dung dịch NaOH.                     B. Dung dịch thuốc tím. 

     C. Dung dịch NaCl.                       D. Đồng (II) hiđroxit.

Câu 12. Ancol CH3 – CH(OH) – CH(CH3) – CH3 có tên thay thế là

     A. 2 – metylbutan – 3 – ol.             B. 3 – metylbutan – 2 – ol.       

     C. pentan – 2 – ol.                         D. 1,1 – đimetylpropan – 2 – ol.

Câu 13. Chất nào sau đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng với nước brom, phản ứng cộng với H2(chất xúc tác Ni, nhiệt độ), phản ứng với bạc nitrat trong amoniac dư?

     A. Etilen.                   B. Benzen.            C. Etan.                D. Axetilen.

Câu 14. Dãy các ancol nào sau đây phản ứng với CuO (t0) đều tạo anđehit?

     A. Etanol, 2 – metylpropan – 1 – ol.         B. Etylen glicol, pentan – 3 – ol.

     C. Metanol, butan – 2 – ol.                      D. Propan – 2 – ol, propan – 1 – ol.

Câu 15. Cho 117 gam benzen tác dụng với brom lỏng (có mặt bột sắt, tỉ lệ mol 1:1) thu được 141,3 gam brombenzen. Hiệu suất của phản ứng monobrom hóa là

     A. 60%.                     B. 90%.                 C. 70%.                 D. 80%.

Câu 16. Tách nước hỗn hợp gồm hai ancol đồng đẳng thu được 2 olefin ở thể khí (điều kiện thường). Hai ancol trong hỗn hợp có thể là

A. metanol và propan – 1 – ol.            B. propan – 2 – ol và pentan – 1 – ol. 

C. etanol và butan-1-ol.                      D. etanol và butan – 2 – ol.

Câu 17. Cho biết trong các câu sau, câu nào sai?

A. Nếu trong sản phẩm đốt cháy một hiđrocacbon, số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 thì hiđrocacbon đem đốt không thể là anken hoặc ankan.

B. Nếu sản phẩm của phản ứng đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ chỉ là CO2 và H2O thì chất đem đốt là hiđrocacbon.

C. Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thì sản phẩm thu được có CO2 và H2O.

D. Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan  thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2.

Câu 18. Để làm sạch khí metan có lẫn axetilen và etilen, ta cho hỗn hợp khí đi qua lượng dư dung dịch nào sau đây?

     A. Dung dịch brom.                                          B. Dung dịch BaCl2.

     C. Dung dịch bạc nitrat trong amoniac.              D. Dung dịch NaOH.

Câu 19. Ancol etylic tan vô hạn trong nước là do

     A. ancol etylic phân cực mạnh.              

     B. khối lượng phân tử nhỏ.

     C. các phân tử ancol etylic tạo được liên kết hiđro với các phân tử nước.

     D. giữa các phân tử ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử.

Câu 20. Hợp chất C6H5 – CH = CH2 có tên gọi là

     A. anlylbenzen.                             B. metylbenzen.

     C. vinylbenzen.                             D. etylbenzen.

Câu 21. Sản phẩm tạo ra khi cho toluen phản ứng với Cl2, có chiếu sáng (tỉ lệ mol 1:1) là

     A. o – clotoluen.                            B. p – clotoluen.            

     C. m – clotoluen.                           D. benzyl clorua.

Câu 22. Cho 8,28 gam ancol etylic tác dụng hết với natri. Khối lượng sản phẩm hữu cơ và thể tích khí H2 (đktc) thu được lần lượt là

A. 6,12 gam và 2,016 lít.                    B. 6,12 gam và 4,0326 lít.        

C. 12,24 gam và 4,0326 lít.                 D. 12,24 gam và 2,016 lít.       

Câu 23. Stiren phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây (trong những điều kiện thích hợp)?

     A. H2O (xúc tác H+), dung dịch brom, H2 (xúc tác Ni, đun nóng).   

     B. HBr, Br2 khan có mặt bột sắt, CO.

     C. H2 (xúc tác Ni, đun nóng), HI, N2.               

     D. CO, dung dịch KMnO4, dung dịch brom.

Câu 24. Có các tính chất: là chất rắn ở điều kiện thường (1), làm quì tím hóa đỏ (2), tan nhiều trong nước nóng (3), không độc (4). Các tính chất đúng của phenol là

     A. 2, 3.             B. 1, 2, 3, 4.                    C. 1, 3.                  D. 1, 3, 4.

Câu 25. Cho các chất sau: propan, eten, but – 2 – in, propin, but – 1 – en, pent – 1 – in, butan, benzen, toluen. Số chất làm nhạt màu nước brom và số chất tạo kết tủa màu vàng khi cho tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac lần lượt là

     A. 5, 3.             B. 5, 2.                            C. 4, 3.                            D. 4, 2.

Câu 26. Cho các chất sau: Na, NaOH, CuO, CH3COOH, HBr, nước brom. Số chất tác dụng được với ancol etylic (trong những điều kiện thích hợp) là

     A. 5.                          B. 3.                      C. 2.                       D. 4.

Câu 27. Cho 1 mol nitro benzen + 1mol HNO3 đặc H2SO4, to  X + H2O. X có thể là: (1) m – đinitrobenzen; (2) o – đinitrobenzen;  (3) p – đinitrobenzen. Hãy chọn đáp án đúng?

     A. (2) hoặc (3).                    B. (2).                   C. (3).                   D. (1).

Câu 28. Có các nhận định sau khi nói về phản ứng của phenol với nước brom:

     (1) Đây là phản ứng thế vào vòng benzen.

     (2) Phản ứng tạo ra kết tủa màu trắng và khí H2.

     (3) Kết tủa thu được chủ yếu là 2–bromphenol.

     (4) Dung dịch thu được sau khi lọc bỏ kết tủa làm giấy quì tím hóa đỏ.

Những nhận định đúng là

     A. 3, 4.                       B. 1, 4.                  C. 2, 3.                            D. 1, 2.

Câu 29. Công thức phân tử chung của dãy đồng đẳng của benzen là

     A. CmH2m – 4 (m ≥ 6).                      B. CmH2m – 2 (m ≥ 6). 

     C. CmH2m – 6 (m ≥ 6).                      D. CmH2m – 8 (m ≥ 6).

Câu 30. Cho các chất hữu cơ (trong phân tử có chứa vòng benzen) sau:

HO – CH2 – C6H4– CH2OH, CH3 – C6H4 – OH, HO – C6H4 – OH, C6H5– CH2OH, C2H5 – C6H3(OH)2. Số hợp chất thuộc loại phenol là

     A. 2.                          B. 3.                               C. 4.                      D. 5.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚN DẪN GIẢI:

Câu 1. B

Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím kể cả khi đun nóng.

Câu 2. D

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

2CH3OH + 2Na → 2CH3ONa + H2

Câu 3. B

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.

Câu 4. C

Toluen (C6H5CH3) không phản ứng với nước brom ở điều kiện thường.

Stiren (C6H5 – CH = CH2) làm mất màu dung dịch brom ngay điều kiện thường

PTHH: C6H5 – CH = CH2 + Br2 → C6H5 – CHBr – CH2Br.

Câu 5. C

Câu 6. A

Nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử các hiđrocacbon thơm. Đó là do ảnh hưởng của nhóm –OH tới vòng benzen.

Câu 7. A

Anken bị hiđrat hóa chỉ cho một ancol duy nhất → anken có tính đối xứng cao.

CH415000C,LLNCHCHt0,xt,pCHCCH=CH2+H2,xtCH2=CHCH=CH2t0,xt,ppolibutađien.

Câu 8. D

Các hợp chất có nhóm – OH liên kết với C chưa no, hoặc hợp chất có nhiều nhóm – OH cùng gắn trên một C không bền.

Câu 9. D

Sử dụng quỳ tím ẩm

+ Quỳ tím chuyển sang màu hồng → SO2

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh → NH3

+ Quỳ tím không đổi màu → C2H2.

Câu 10. A

 CH415000C,LLNCHCHt0,xt,pCHCCH=CH2+H2,xtCH2=CHCH=CH2t0,xt,ppolibutađien.

Vậy X là axetilen, Y là butađien.

Câu 11. D

C2H5OH + Cu(OH)2 ↓ → không phản ứng

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 ↓ → [C3H5(OH)2O]2Cu (dung dịch xanh lam) + 2H2O

Câu 12. B

Câu 13. D

Axetilen: CH ≡ CH

C2H2 + 52 O2 → 2CO2 + H2O

CH ≡ CH + 2Br2 → CHBr2 – CHBr2

CH ≡ CH + 2H2 Ni, to  CH3 – CH3

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg ≡ CAg↓ + 2NH4NO3.

Câu 14. A

Etanol, 2 – metylpropan – 1 – ol là các ancol bậc I, do đó khi phản ứng với CuO (t0) đều tạo anđehit.

Câu 15. A

C6H6 + Br2 Fe  C6H5Br + HBr

0,9                       0,9              mol

Hiệu suất phản ứng là:

  

Câu 16. C

Câu 17. B

Nếu sản phẩm của phản ứng đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ chỉ là CO2 và H2O thì chất đem đốt chứa C, H và có thể có O nên chưa thể khẳng định chất đem đốt là hiđrocacbon.

Câu 18. A

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom, axetilen và etilen phản ứng với dung dịch brom nên bị giữ lại, khí metan không phản ứng nên thoát ra khỏi dung dịch, thu được metan tinh khiết.

Câu 19. C

Ancol etylic tan vô hạn trong nước là do các phân tử ancol etylic tạo được liên kết hiđro với các phân tử nước.

Câu 20. C

Stiren hay vinyl benzen: C6H5 – CH = CH2 .

Câu 21. D

C6H5CH3 + Cl2 as  C6H5CH2Cl + HCl

Câu 22. D

→ mmuối = 0,18.68 = 12,24 (gam); Vkhí = 0,09.22,4 = 2,016 (lít).

Câu 23. A

C6H5 – CH = CH2 + H2O to,xt  C6H5 – CH(OH) –  CH3

C6H5 – CH = CH2 + Br2 → C6H5 – CHBr – CH2Br

 C6H5 – CH = CH2 + 4H2to,Ni  etyl xiclohexan.

Câu 24.  C

(2) sai vì dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

(4) sai vì Phenol rất độc.

Câu 25. B

- Chất làm nhạt màu nước brom: eten, but – 2 – in, propin, but – 1 – en,

pent – 1 – in.

- Chất tạo kết tủa màu vàng khi cho tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac là: propin; pent – 1 – in.

Câu 26. D

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

CH3CH2OH + CuO to  CH3CHO + Cu + H2O

CH3CH2OH + CH3COOH  xt, t0  CH3COOC2H5 + H2O

CH3CH2OH + HBrto C2H5Br + H2O

Câu 27. D

Nitrobenzen trong vòng benzen có sẵn nhóm thế NO2 là nhóm hút e, nên định hướng thế nhóm thế tiếp theo sẽ vào vị trí m.

Câu 28. B

(2) sai vì phản ứng tạo kết tủa trắng và HBr.

(3) sai vì kết tủa thu được là 2, 4, 6 – tribromphenol.

Câu 29. C

CTTQ của dãy đồng đẳng benzen: CmH2m – 6 (m ≥ 6). 

Câu 30. B

Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen.

Hợp chất thuộc loại phenol :CH3 – C6H4 – OH, HO – C6H4 – OH, C2H5C6H3(OH)2.

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 5)

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng ankin A thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của A là

A. C4H6.                   B. C5H8.                   C. C3H4.                   D. C2H2.

Câu 2. Khi đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C thì sẽ tạo ra sản phẩm chính là

A. C2H5OC2H5.        B. CH3COOH.          C. CH3CHO.            D. C2H4.

Câu 3. Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tạo ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. CTCT thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là

A. CH3CH2COOH, HCOOCH2CH3.         

B. HCOOCH=CH2, CH3CH2COOH.

C. CH2=CHCOOH, HOCCH2CHO.         

D. HCOOCH=CH2, CH3COOCH3.

Câu 4. Chất hữu cơ nào sau đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng với brom, phản ứng cộng với hiđro (Ni, t0), phản ứng với AgNO3/NH3?

A. axetilen.               B. etan.                    C. eten.                    D. propan.

Câu 5. Muốn tách metan có lẫn etilen ta cho hỗn hợp khí lội qua:

A. H2O.                                                            

B. Dung dịch KMnO4.         

C. Dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4.        

D. Dung dịch Br2.

Câu 6. Khi cho ancol tác dụng với kim loại kiềm thấy có khí H2 bay ra. Phản ứng này chứng minh

A. trong ancol có liên kết O – H  bền vững.       

B. trong ancol có O.

C. trong ancol có – OH linh động.            

D. trong ancol có H linh động.

Câu 7. Cho 1,26 gam anken (A) tác dụng vừa đủ với 4,8 gam Br2. CTPT của A là

A. C4H8.                   B. C5H10.                  C. C2H4.                   D. C3H6.

Câu 8. Toluen có công thức phân tử

A. C6H5CH3.                                             B. C6H5CH2Br.

C. p – CH3C6H4CH3                                  D. C6H5CHBrCH3.

Câu 9. Sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3OH, H2O, C2H5OH là

A. CH3OH, C2H5OH, H2O.                       B. H2O,CH3OH, C2H5OH.

C. CH3OH, H2O,C2H5OH.                        D. H2O, C2H5OH,CH3OH.

Câu 10. Ancol no, đơn chức mạch hở, bậc một có công thức chung là

A. CnH2n+1OH , n 1.                       B. CnH2n-1 CH2OH, n 2.

C. CnH2n+1CH2OH,  n 0.               D. CnH2n+2Oa,  a n, n 1.

Câu 11. Trong phân tử anken có:

A. Một liên kết pi.                          B. Hai liên kết pi.

C. Một liên kết ion.                        D. Một liên kết cho nhận.

Câu 12. Dãy chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau:

A. C3H6, C4H6.                               B. CH3CH2OH ,CH3OH.

C. H-OH, CH3OH.                         D. H-OH, CH3CH2OH.

Câu 13. Tìm chất có phần trăm khối lượng cacbon bằng 85,71%?

A. C4H6.                   B. CH4.                    C. C2H6.                   D. C3H6.

Câu 14. Nhận biết glixerol và propan – 1 – ol, có thể dùng thuốc thử là

A. Cu(OH)2.             B. Na.                      C. dd NaOH.            D. kim loại Cu.

Câu 15. Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 2,688 lít khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm của khí metan trong hỗn hợp là

A. 25,0%.                 B. 60,0%                  C. 50,0%.                 D. 37,5%.

Câu 16. Chất nào không phải là phenol ?

A. CH3 - C6H4 ­- OH                                   B. C6H5CH2OH       

C. C6H5OH                                               D. C2H5-C6H4-OH

Câu 17. Công thức chung: CnH2n-2 (đk: n ≥ 2)  là công thức của dãy đồng đẳng nào sau đây?

A. Ankin.                                                 B. Ankađien.                 

C. Cả ankin và ankađien.                         D. Anken.

Câu 18. Chất nào sau đây tan được trong nước?

A. C2H5OH.             B. C6H5Cl.                C. C3H8.                   D. C2H2.

Câu 19. Trùng hợp chất nào sau đây có thể tạo ra caosu Buna?

A. Buta – 1,4 đien.                                    B. Buta – 1,3 –  đien.

C. isopren.                                                D. Penta – 1,3 – đien.

Câu 20. Ứng với công thức phân tử C5H12 có bao nhiêu ankan đồng phân của nhau?

A. 4.                         B. 5.                         C. 3.                         D. 6.

Câu 21. C8H10 có bao nhiêu đồng phân thơm?

A. 6.                         B. 4.                         C. 3.                         D. 5.

Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của A là

A. CH2 = CH2.                                           B. (CH3)2C = C(CH3)2. 

C. CH2 = C(CH3)2.                                    D. CH3CH = CHCH3.

Câu 23. Chất có CTCT  dưới đây: CH º C CH(CH3) CH(C2H5) CH3 có tên là

A. 3,4 – đimetyl hex – 1 – in.                   B. 4 – metyl – 3 – etylpent – 1– en.

C. 2 –metyl– 3– etylpent – 2 – in.             D. 3 – etyl – 2– metylpent– 1–in.

Câu 24. Cho 7,8 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Hai ancol đó là

A. CH3OH và C2H5OH.                            B. C2H5OH và C3H7OH.          

C. C3H5OH và C4H7OH.                          D. C3H7OH và C4H9OH.

Câu 25: Cho 6,9 gam ancol etylic tác dụng với Na dư. Thể tích H2 thu được ở (đktc) là

A. 1,12 lít.                B. 2,24 lít.                C. 6,72 lít.                D. 1,68 lít.

Câu 26. Hợp chất hữu cơ Y chứa các nguyên tố C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam Y được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam nước. Biết Y có thể tác dụng với Na và NaOH. CTCT của Y là

A. HO – CH2 – CHO.                                B. CH3COOH.

C. Kết quả khác.                                       D. CH3 – CO – CHO.

Câu 27. Khi oxi hóa hoàn toàn 6,9 gam rượu etylic bởi CuO, to thu được lượng anđehit axetic là

A. 8,25 gam.             B. 6,6 gam.               C. 6,42 gam.             D. 5,61 gam.

Câu 28. Đun nóng hỗn hợp etanol và metanol với H2SO4 đặc ở 1400C có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm

A. 1.                         B. 2.                         C. 3.                         D. 4.

Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ankan thu được 5,6 lít CO2 (đkc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của m là

A. 3,35 g.                 B. 7,4 g.                    C. 3,7 g.                   D. 5,6 g.

Câu 30. Những chất nào sau đây có đồng phân hình học ( cis; trans)?

CH3 – CH = CH2 (I); CH3 – CH = CHCl (II); CH3 – CH = C(CH3)2 (III); C2H5 – C(CH3) = C(CH3) – C2H5 (IV);  C2H5–C(CH3) = CCl – CH3 (V).

A. (I), (IV), (V).                                        B. (II), (IV), (V).      

C. (III), (IV).                                            D. (II), (III), (IV), (V).

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1.

Câu 2. D

CH3CH2OH H2SO4, 170oC  CH2 = CH2 + H2O.

Câu 3. C

2CH2 = CHCOOH + CaCO3 → (CH2=CHCOO)2Ca + CO2 ↑ + H2O

HOCCH2CHO + 4AgNO3 + 6NH3  + 2H2O  CH2(COONH4)2  + 4Ag + 4NH4NO3.

Câu 4. A

Axetilen: CH ≡ CH

C2H2 + 52 O2 → 2CO2 + H2O

CH ≡ CH + 2Br2 → CHBr2 – CHBr2

CH ≡ CH + 2H2Ni, to  CH3 – CH3

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg ≡ CAg↓ + 2NH4NO3.

Câu 5. C

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4, etilen phản ứng bị giữ lại, metan không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được metan tinh khiết.

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br.

3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3HO – CH2 – CH2 – OH + 2MnO2 ↓ + 2KOH.

Câu 6. D

Phản ứng của ancol với kim loại kiềm là phản ứng thế H của nhóm OH. Phản ứng này chứng minh trong ancol có H linh động.

Câu 7. D

Câu 8. A

Toluen: C6H5CH3.

Câu 9. D

Chiều giảm dần nhiệt độ sôi: H2O (1000C); C2H5OH (78,30C); CH3OH (64,70C).

Câu 10. C

Ancol no, đơn chức mạch hở, bậc một: CnH2n+1CH2OH,  n 0.

Câu 11. A

Trong phân tử anken có một liên kết pi.

Câu 12. B

CH3CH2OH  và CH3OH hơn kém nhau 1 nhóm – CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau nên thuộc cùng một dãy đồng đẳng.

Câu 13. D

Câu 14. A

Propan – 1 – ol: CH3CH2CH2OH;

Glixerol: C3H5(OH)3

CH3CH2CH2OH + Cu(OH)2 → không phản ứng.

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (dung dịch xanh lam) + 2H2O

Câu 15. B

Do dung dịch brom dư nên khí thoát ra là metan không phản ứng.

Câu 16. B

Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen.

Vậy các chất ở A, C, D là phenol.

Câu 17. A

Ankađien cũng có CTPT tổng quát là CnH2n-2 nhưng điều kiện n ≥ 3.

Câu 18. A

C2H5OH là ancol nên tan nhiều trong nước.

Câu 19. B

nCH2 = CH – CH = CH2 Na, to,xt  cao su Bu na.

Câu 20. C

Ứng với CTPT C5H12 có 3 ankan là đồng phân của nhau :

.

Câu 21. B

C8H10 có 4 đồng phân thơm: etyl benzen; o – đimetylbenzen; m – đimetylbenzen; p – đimetylbenzen

Câu 22. D

Đặt CTPT của anken là CnH2n (n ≥ 2)

Ta có: n = nCO2nanken = 0,20,05 = 4  Vậy anken có CTPT là C4H8.

Cho A tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất vậy A là CH3CH = CHCH3.

Câu 23. A

               

Câu 24. B

Bảo toàn khối lượng có: mancol  + mNa = mcr  + mkhí

→ mkhí = 7,8 + 4,6 – 12,25 = 0,15 (gam)

→ nkhí =  → nancol = 2.nkhí = 0,15 (mol).

Vậy hai ancol là: C2H5OH và C3H7OH.       

Câu 25. D

Vkhí = 0,075.22,4 = 1,68 lít.            

Câu 26. B

Loại A và D do Y tác dụng được với Na và NaOH.

Giả sử B đúng:

Theo phương trình có nY­­­ = 0,05 → mY = 0,05.60 = 3 (thỏa mãn)

Vậy Y là CH3COOH.

Câu 27. B

→ manđehít  = 0,15.44 = 6,6 gam.                                                    

Câu 28. C

Số ete tối đa tạo bởi 2 ancol đơn chức là etanol và metanol là: .2(2+1)2 = 3

Câu 29. C

mankan = mC + mH = 0,25.12 + 0,7.1 = 3,7 (gam).

Câu 30. B

Điều kiện để 1 chất có đồng phân hình học: Trong cấu tạo phân tử phải có 1 liên kết đôi; 2 nhóm thế liên kết với cùng 1 cacbon của nối đôi phải khác nhau.

Vậy các chất thỏa mãn có đồng phân hình học: CH3 – CH = CHCl (II);

C2H5 – C(CH3) = C(CH3) – C2H5 (IV);  C2H5–C(CH3) = CCl – CH3 (V).

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 6)

Câu 1. Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO. Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của chúng được sắp xếp như thế nào?

A. C2H5OH > CH3CHO > CH3COOH.

B. CH3COOH > C2H5OH > CH3CHO.

C. C2H5OH > CH3COOH > CH3CHO.

D. CH3CHO > CH3COOH > C2H5OH.

Câu 2. Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu: dung dịch brom trong nước ở điều kiện thường?

A. Propilen, but – 2 – in, stiren.                B. Propin, etan, toluen.  

C. Propin, propan, axetilen.                     D. But – 2 – in, butan, stiren.

Câu 3. Ứng dụng nào sau đây của dẫn xuất halogen hiện nay không còn được sử dụng?

A. CHCl3, ClBrCH – CF3 dùng gây mê trong phẫu thuật .               

B. Metylen clorua, clorofom dùng làm dung môi.

C. Teflon dùng làm chất chống dính        

D. CFCl3, CF2Cl2 dùng trong máy lạnh.

Câu 4. Cho 0,92 gam một hỗn hợp gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 5,64 gam hỗn hợp kết tủa. Phần trăm khối lượng của C2H2 và CH3CHO tương ứng là

A. 27,95% và 72,05%.                              B. 25,73% và 74,27%.  

C. 28,26% và 71,74%.                              D. 26,74% và 73,26%.

Câu 5. Khử nước 7,4 gam ancol no, đơn chức, mạch hở với hiệu suất 80% thu được chất khí. Dẫn khí này vào dung dịch nước brom thì có 12,8 gam brom tham gia phản ứng. Công thức hóa học của ancol là

  A. C3H7OH.                                              B. C4H9OH.         

  C. C5H11OH.                                             D. C2H5OH.

Câu 6. Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm  C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 dư, rồi qua bình 2 chứa dung dịch brom dư. Kết thúc thí nghiệm thấy bình 1 có 7,2 gam kết tủa và khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (lít) mỗi khí C2H2, C2H4, CH4 trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,672; 0,672; 2,688.                            B. 0,672; 1,344; 2,016.  

C. 2,016; 0,896; 1,12 .                               D. 1,344; 2,016; 0,672.

Câu 7. Tổng số đồng phân (kể cả đồng phân cis – trans) của C3H5Br là

A. 4.                         B. 6.                         C. 5.                         D. 3.

Câu 8. Đốt cháy anđehit nào sau đây thì thu được số mol CO2 bằng số mol H2O?

A. C6H5CHO.                                           B. C2H3CHO.          

C. CnH2n-1CHO.                                        D. CH3CHO.

Câu 9. Đun nóng hỗn hợp 3 rượu ROH, R’OH, R”OH với axit sunfuric ở 1400C. Hỏi có thể tạo thành tối đa bao nhiêu loại ete? (biết R ≠ R’ ≠ R’’)

A. 6.                         B. 4.                         C. 7.                         D. 5.

Câu 10. Dẫn 6 gam hơi etanol đi qua ống sứ chứa CuO dư, nung nóng. Hơi thoát ra được làm lạnh để ngưng tụ thu được chất lỏng X. Biết X phản ứng hết với lượng dư AgNO3 /NH3 được 16,2g bạc. Hiệu suất phản ứng oxi hoá etanol là

A. 57,5%.                 B. 60%.                    C. 25%.                   D. 75%.

Câu 11. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Tinh bột +H2O, xt, to  X enzim  Ymen  axit axetic. X và Y lần lượt là

A. ancol etylic, anđehit axetic.                  B. glucozơ, anđehit axetic.       

C. glucozơ, etyl axetat.                            D. glucozơ, ancol etylic.

Câu 12. Để thu được sản phẩm là anđehit thì chất đem oxi hóa phải là ancol loại nào?

A. Ancol bậc I.                                          B. Ancol bậc II.       

C. Ancol bậc III.                                       D. Ancol bậc IV.

Câu 13. Chất A có công thức: (CH3)2 – CH – CH2 – CH2 – CHO. A có tên là

A. 4 – metylpentanal.                                B. 4, 4 – đimetylbutanal .

C. 3 – metylbutan – 1 – on.                        D. 4 – metylpentan – 1 – ol.

                                                             

Câu 14. Phenol tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. Na, HCl, KOH, dd Br2.                        

B. CO2 + H2O, Na, NaOH,dd Br2.

C. K, NaOH, dd Br2, HNO3( xúc tác H2SO4 đặc, t0).

D. Na, KOH, CaCO3, CH3COOH.

Câu 15. Cho ba chất sau: pent – 2 – en; pentan – 2 – ol; glixerol. Chọn cặp chất nào sau đây để nhận biết các chất trên?

A. H2SO4 đặc, Cu(OH)2.                          B. NaOH; Cu(OH)2.      

C. Dung dịch brom, Cu(OH)2.                  D. H2SO4 đặc, dung dịch brom.

Câu 16. Cho a mol một ancol X tác dụng với Na dư thu được a2  mol H2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Vậy X là

A. C3H7OH.                B. C2H5OH.            C. C4H9OH.            D. CH3OH.  

Câu 17. Etanol và phenol đồng thời phản ứng được với:

A. Na, dung dịch Br2.                                 B. Na, CH3COOH.

C. Na.                                                        D. Na, NaOH.

Câu 18. Trong công nghiệp xeton được sản xuất từ

A. cumen.                                              B. xiclopropan.      

C. propan – 1 – ol.                                  D. propan – 2 – ol.

Câu 19.Tên thay thế (IUPAC) của  hợp chất sau

A. 2 – đimetylpent – 4 – en.                        B. 2, 2 – đimetyleten.      

C. 4 – đimetylpent – 1 – en.                        D. 4, 4 – đimetylpent – 1 – en.

Câu 20. Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng hoặc không đun nóng) ?

A. CH3 – C ≡ CH, CH3CHO, HCOOH.

B. CH3 – C ≡ C – CH3, HCHO, CH3CHO.

C. C2H2, HCHO, CH3COCH3.               

D. CH3 – C ≡ CH, HCHO, CH3COCH3.

Câu 21. Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

A. anken.                B. ankađien.            C. ankan.                D. ankin.

Câu 22. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?

A. phản ứng tách.                                   B. phản ứng cháy.   

C. phản ứng cộng.                                  D. phản ứng thế.

Câu 23. Hiđrocacbon thơm có công thức phân tử  C8H10 có số đồng phân là

A. 1.                       B. 4.                        C. 2.                        D. 3.

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với clo (as, 1:1) thu đựơc một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là 

A. 2 – metylpropan.                               B. 2 – metylbutan.

C. 2, 2 – đimetylpropan.                         D. etan.

Câu 25. Cho 2,24 lít (đktc) anken X lội qua lượng dư dung dịch Br2 thì thấy khối lượng bình tăng 5,6 gam. CTPT của anken X là 

A. C4H8.                  B. C2H4.                  C. C4H10.                 D. C3H6.

Câu 26. Cho 15,6 gam benzen tác dụng hết với Br2 (xúc tác Fe). Nếu hiệu suất phản ứng đạt 100% thì khối lượng brombenzen thu được là

A. 22,7 gam.           B. 18 gam.              C. 31,4 gam.           D. 22,5 gam.

Câu 27. Cho 3 gam một axit cacboxylic no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức cấu tạo của axit

A. HCOOH.                                           B. CH3COOH.       

C. C2H5COOH.                                      D. C3H7COOH.

Câu 28. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,l mol HCOOH tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag thu được là

A. 21,6 gam.           B. 10,8 gam.           C. 43,2 gam.           D. 64,8 gam.

Câu 29. Anken X hp nưc to thành 3 etylpentan 3 ol. n của X

A. 3 – etylpent – 3 – en.                          B. 3 – etylpent – 2 – en.   

C. 3 – etylpent – 1 – en.                          D. 2 – etylpent – 2 – en.

Câu 30. Số đồng phân ancol bậc I ứng với công thức phân tử C4H10O là?

A. 4.                       B. 5.                        C. 3.                        D. 2.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1. B

Với các chất có cùng số nguyên tử C, nhiệt độ sôi: axit > ancol > anđehit.

Câu 2. A

Cấu tạo phân tử các chất: Propilen, but – 2 – in, stiren đều có chứa liên kết pi nên chúng đều tác dụng được với dung dịch brom ở điều kiện thường.

Câu 3. D

Các hợp chất CFCl3, CF2Cl2 (còn gọi là CFC) tên thương mại là freon khi thải vào không khí thuộc tầng đối lưu (tầng sát mặt đất) chúng sẽ khuếch tán lên tầng bình lưu và phá hủy lớp ozon ở tầng này. Do đó, ngày nay đã không còn sử dụng chất CFC trong công nghiệp làm lạnh.

Câu 4. C

Gọi số mol của C2H2 và CH3CHO lần lượt là x và y (mol)

Theo bài ra mhh = 0,92 (gam) → 26x + 44y = 0,92 (1)

PTHH xảy ra:

Lại có: m↓ = 5,64 (gam) → 240x + 216y = 5,64 (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,01 và y = 0,015.

Câu 5. B

Đặt công thức hóa học của ancol có dạng: CnH2n+1OH (n ≥ 2)

PTHH:

Câu 6. B

Câu 7. A

Các đồng phân:

CH2 = CH – CH2Br; CH2 = CBr – CH3; CHBr = CH – CH3 (- cis, -trans)

Câu 8. D

CH3CHO + 52 O2 → 2CO2 + 2H2O

Câu 9. A

Số ete tối đa tạo nên từ 3 ancol đơn chức khác nhau là:  3(3+1)2 = 6

Câu 10. A

Câu 11. D

Tinh bột  +H2O, xt, toC6H12O6 enzim   C2H5OHmen  axit axetic.

Câu 12. A

Các ancol bậc I khi bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành anđehit.

Câu 13. A

Câu 14. C

A sai do HCl không tác dụng.

B sai do CO2 + H2O không tác dụng.

D sai do CaCO3 không tác dụng.

Câu 15. C

- Sử dụng dung dịch brom nhận ra pent – 2 – en (làm nhạt màu dung dịch brom); hai chất còn lại không hiện tượng.

CH3 – CH = CH – CH2 – CH3 + Br2 → CH3 – CHBr – CHBr – CH2 – CH3.

- Sử dụng Cu(OH)2 phân biệt pentan – 2 – ol; glixerol.

+ pentan – 2 – ol + Cu(OH)2 → không phản ứng

+ 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (dung dịch xanh lam) + 2H2O

Câu 16. B

Theo bài ra: nancol = 2.nH2 → ancol đơn chức.

Câu 17. C

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2.

Câu 18. A

Trong công nghiệp xeton được sản xuất từ cumen.

Câu 19. D

Câu 20. A

CH3 – C ≡ CH + AgNO3 + NH3 → CH3 – C ≡ CAg + NH4NO3

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3.

Câu 21. A

X; Y; Z là đồng đẳng kế tiếp → M= M+ 14 = MX + 28

Lại có Mz = 2Mx → MX + 28 = 2MX → MX = 28.

Vậy X = C2H4 (etilen) → X; Y; Z thuộc dãy đồng đẳng anken.

Câu 22. C

Các ankan không tham gia phản ứng cộng.

Câu 23. B

C8H10 có 4 đồng phân thơm:

etyl benzen; o – đimetylbenzen; m – đimetylbenzen; p – đimetylbenzen

Câu 24. C

Câu 25. A

Đặt CTPT anken: CnH2n (n ≥ 2); nanken = 2,2422,4 = 0,1  mol

Cho anken qua bình đựng brom (dư); khối lượng bình brom tăng chính là khối lượng anken phản ứng.

Vậy anken có CTPT là C4H8.

Câu 26. C

Khối lượng brombenzen là: 0,2.157 = 31,4 (gam).

Câu 27. B

Đặt công thức tổng quát của axit là RCOOH

Vậy axit là CH3COOH.

Câu 28. D

mAg = (0,4 + 0,2).108 = 64,8 (gam).

Câu 29. B

Cho 3 – etylpent – 2 – en phản ứng với nước được sản phẩm chính là 3 etylpentan 3 ol.

Câu 30. D

Có hai ancol bậc I là butan – 1 – ol và 2 – metylpropan – 1 – ol.

 

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 7)

Câu 1: Anken nào sau đây có 5 liên kết xích ma ( ) trong phân tử?

A. C2H4.                B. C4H8.                      C. C3H6.                      D. C5H10.

Câu 2: Cho 3,36 lít hỗn hợp gồm etan và etilen (ở đktc) đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau khi phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,05 và 0,1.                                             B. 0,1 và 0,05.                         

C. 0,12 và 0,03.                                           D. 0,03 và 0,12.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí metan và 3,36 lít khí axetilen thu được V lít khí CO2. Biết thể tích các khí đo ở đktc, giá trị của V là

A. 6,72.                     B. 8,96.                    C. 10,08.                D. 11,2.

Câu 4: Cho 8 gam ankin X tác dụng với tối đa 400 ml dung dịch Br2 1M. Công thức phân tử X là

A. C5H8.                B. C2H2.                      C. C3H4.                      D. C4H6.     

Câu 5: Ankin X có 10 nguyên tử hiđro thì số nguyên tử cacbon là

A. 4.                      B. 6.                            C. 5.                            D. 7.

Câu 6: Chất nào sau đây không phải là chất khí ở điều kiện thường?

A. Cacbon đioxit.                                      B. Metan.                   

C. Axetilen.                                              D. Pentan.

Câu 7: Công thức phân tử của buta – 1,3 – đien (đivinyl) và isopren (2 –metylbuta–1,3–đien) lần lượt là

A. C4H6 và C5H10.                                     B. C4H4 và C5H8.        

C. C4H6 và C5H8.                                       D. C4H8 và C5H10.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm: eten, propen,but – 2 – en cần dùng vừa đủ b lít khí oxi ở đktc thu được 5,376 lít  ở đktc và 4,32 gam nước. Giá trị của b là

A. 9,24.                 B. 9,42.                C. 8,064               D. 2,49.

Câu 9: CTPT của etilen là

A. C2H2.                B. C2H4.                      C. CH4.                       D. C3H6.

Câu 10: Isopentan tác dụng với clo (ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) có thể tạo tối đa bao nhiêu sản phẩm?

A. 3.                      B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 11: Chất nào sau đây không tác dụng đồng thời với etilen và axetilen?

A. H2 (xúc tác, to).                                     B. Dung dịch Br2.       

C. Dung dịch KMnO4.                               D. Dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm axetilen và etilen. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch trong thu được 2,4 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 6,4 gam  trong dung dịch. Giá trị của a là                  

A. 0,01.                B. 0,03.                C. 0,02.                D. 0,04.

Câu 13: Thuốc thử  để phân biệt propen, propin, propan là

A. Dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4.

B. Dung dịch KMnO4 và khí H2.

C. Dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch Ca(OH)2.

D. Dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch Br2.

Câu 14: Hiđrocacbon nào sau đây chỉ chứa cacbon bậc một?

A. Propan.                                                B. Etan.                     

C. Butan.                                                  D. Isopentan.

Câu 17: Benzen không tham gia phản ứng với chất nào sau đây?

A. Br2 (xt: bột Fe).                                         B. Dung dịch HNO3/ H2SO4 (đặc).

C. Dung dịch KMnO4 (đun nóng).                 D. Cl2 (đk: ánh sáng).

Câu 18: Cho các hợp chất sau: (a) etylenglicol; (b) propan – 1,3 – điol; (c) glixerol; (d) etanol; (e) đimetyl ete. Các chất đều tác dụng được với Na và Cu(OH)2

A. (a), (c).                                                     B. (c), (d).                

C. (a), (b), (c).                                               D. (c), (d), (e).

Câu 19: Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là

A. CnH2nO2 (n ≥ 1).                                      B. CnH2nO (n ≥ 1).          

C. CnH2n - 2O (n ≥ 3).                                    D. CnH2n + 2O (n ≥ 1).

Câu 20: Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai?

A. Axetanđehit phản ứng đưc với nưc brom.

B. Xeton cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc tương tự anđehit.

C. Axeton không phản ứng đưc với c brom.

D. Anđehit fomic tác dụng với H2O tạo thành sản phẩm không bn.

Câu 21: Axit acrylic có công thức cấu tạo là

A. CH2 = CH – COOH.                                   B. CH2 = CH- CH2 – COOH.

C. CH3 – CH2 – COOH.                                  D. HOOC – COOH.

Câu 22: Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất: CH3CHO, C2H5OH, H2O là

A. H2O, C2H5OH, CH3CHO.                           B. CH3CHO, H2O, C2H5OH.

C. H2O, CH3CHO, C2H5OH.                           D. CH3CHO, C2H5OH, H2O.

Câu 23: Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu duy nhất xeton Y (tỉ khối hơi ca Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là

A. CH3 – CHOH – CH3.                               B. CH3 – CH2 – CH2 – OH.

C. CH3 – CH2 – CHOH – CH3.                    D. CH3 – CO – CH3.

Câu 24: Cho phenol (C6H5OH) lần lưt tác dụng với các dung dch: NaOH, HCl, Br2, HNO3, CH3COOH. Số trưng hợp xảy ra phản ng là

A. 3.                     B. 2.                     C. 1.                      D. 4.

Câu 25: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2 – CH2OH (X); HOCH2 – CH2 – CH2OH (Y); CH­3 – CH2OH  (Z); CH3 – CH2 – O – CH2 – CH3 (R); CH3 – CHOH – CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, R.            B. Z, R, T.             C. X, T.                 D. X, Y, Z.

Câu 26: Đun nóng một ancol no, đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là

A. C2H4.                                   B. CH3 – O – CH3.                   

B. C2H5 – O – C2H5.                 C. C3H6.

Câu 27: Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4) 1,2 – đihiđroxi – 4 – metylbenzen. Các chất thuộc loại phenol là

A. (1), (3).                                           B. (1), (4).            

C. (1), (2), (4).                                    D. (1), (2), (4).

Câu 28: Cho sơ đồ chuyến hóa: . X và Y có thể lần lượt là

A. CH3COONa, CH3CHO.                                B. CH3COOH, CH3CHO.               

C. CH3CHO, HCOOCH3.                                  D. CH3CHO, CH3COOH.

Câu 29: Nhóm chức nào sau đây là nhóm cacboxyl ?

A. (– COOH).       B. (–NH2).            C. (– CHO).                    D. (– OH).

Câu 30: Cho 3,3 gam mt anđehit X đơn chức, mch h phản ứng với ng dư AgNO3 trong dung dch NH3, đun nóng.  ng Ag sinh ra cho phn ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 1,12  t khí NO (sản phẩm kh duy nhất, đo đktc). Công thức cấu to thu gọn ca X là

A. CH3CHO.                                               B. HCHO.           

C. CH3CH2CHO.                                         D. CH2 = CHCHO.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1. A

→ phân tử có 4 liên kết đơn C – H (hay liên kết xích ma) và 1 liên kết đôi C = C (gồm 1 liên kết pi và 1 liên kết xích ma).

Câu 2. A

Gọi số mol etan là x ; số mol etilen là y.

Theo bài ra khối lượng bình brom tăng chính là khối lượng etilen phản ứng.

Ta có hệ phương trình :

Câu 3. B

Bảo toàn nguyên tố C ta có:

Vậy V = 0,4.22,4 = 8,96 lít.

Câu 4. C

Đặt công thức phân tử của ankin là: CnH2n – 2 (n ≥ 2)

CnH2n – 2  + 2Br2 → CnH2n – 2 Br4

0,2          0,4                 mol

Mx = 14n – 2 = 80,2 = 40 n=3  Vậy ankin là C3H4.

Câu 5. B

Công thức phân tử tổng quát của ankin: CnH2n – 2 (n ≥ 2)

Theo bài ra: 2 n – 2 = 10 → n = 6.

Câu 6. D

Pentan là ankan có 5C nên là chất lỏng ở điều kiện thường.

Câu 7. C

Buta – 1,3 – đien: CH2 = CH – CH = CH2 → CTPT: C4H6

Isopren: CH2 = C(CH3) – CH = CH2 → CTPT: C5H8.

Câu 8. C

Bảo toàn nguyên tố O ta có:

Vậy b = 0,36.22,4 = 8,064 lít.

Câu 9. B

Etilen: C2H4.

Câu 10. B

Isopentan tác dụng với clo (ánh sáng, tỉ lệ mol 1:1) có thể tạo 4 sản phẩm là:

1 – clo – 3 – metylbutan; 2 – clo – 3 – metylbutan; 1 – clo – 2 – metylbutan; 2 – clo – 2 – metylbutan.

Câu 11. D

C2H4 + AgNO3 + NH3 → không phản ứng.

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 + 2NH4NO3.

Câu 12. B

Gọi số mol của axetilen và etilen lần lượt là x và y (mol).

Khi đó ta có hệ phương trình:

Vậy a = 0,01 + 0,02 = 0,03 (mol).

Câu 13. D

- Cho 3 chất qua dung dịch AgNO3/NH3 chỉ propin phản ứng thu được kết tủa vàng.

- Hai chất còn lại không tác dụng với AgNO3/NH3 cho qua dung dịch brom có propen phản ứng làm nhạt màu dung dịch brom, còn propan thì không.

Câu 14. B

Etan: CH3 – CH3 chỉ chứa cacbon bậc I.

Câu 17: C

Benzen không tác dụng với dung dịch KMnO4 kể cả khi đun nóng.

Câu 18: A

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là (a) etylenglicol: HOCH2 - CH2OH, (c) glixerol: HOCH2 - CH(OH) - CH2OH,

Câu 19: B

Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử tổng quát là:

CnH2nO (n ≥ 1).

Câu 20: B

Khác với anđehit, xeton không tham gia phản ứng tráng bạc.

Câu 21: A

Axit acrylic: CH2 = CH – COOH.

Câu 22: A

Chiều giảm dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải):

H2O (1000C) , C2H5OH (780C), CH3CHO (210C).

Câu 23: A

 MY = 29.2 = 58. Vậy Y là CH3 – CO – CH3 

→ X là ancol bậc II có CTCT CH3 – CHOH – CH3.

Câu 24: C

Phenol có thể tác dụng với các dung dch: NaOH, Br2, HNO3.

Câu 25: C

Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là những ancol đa chức có các nhóm – OH cạnh nhau trong phân tử.

Vậy có 2 chất thỏa mãn là:  HOCH2 – CH2OH (X); CH3 – CHOH – CH2OH (T).

Câu 26: A

Theo bài ra có MX > MY → Y là anken.

Đặt X: CnH2n + 1OH → Y là CnH2n.

Vậy Y là C2H4.

Câu 27: B

Các chất thuộc loại phenol là (1) axit picric; (4) 1,2 – đihiđroxi – 4 – metylbenzen;

Câu 28: D.

Câu 29: A

Nhóm cacboxyl: – COOH.

Câu 30: A

Bảo toàn e có nAg = 3.nNO = 0,15 mol.

Trường hợp 1: Anđehit khác HCHO, đặt CTTQ: RCHO

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓.

0,075                                                                              0,15    mol

→ Manđehit  =  R + 29 =3,30,075 = 44 → R = 15. Vậy anđehit là CH3CHO.

 

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 8)

Câu 1: Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anken?

A. 5                          B. 4                          C. 7                          D. 3.

Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2-metylbut-2-en.  B. Buta-1,3-đien       C. But-1-in               D. But-2-en.

Câu 3: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng với hiđro khi có niken xúc tác?

A. Hexan.                 B. Toluen                 C. Stiren                  D. Benzen.

Câu 4: Oxi hóa etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:

A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH                      B. K2CO3, H2O, MnO2  

C. C2H5OH, MnO2, KOH                         D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2

Câu 5: Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với hiđro dư ở nhiệt độ cao, có niken làm xúc tác thu được:

A. Isobutilen            B. Isobutan               C. Butan                  D. Pentan

Câu 6: Dùng nước brom phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. metan, toluen                                       B. etilen, stiren        

C. etilen, propilen                                     D. benzen, stiren

Câu 7: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch thuốc tím trong mọi điều kiện?

A. Toluen                 B. Stiren                   C. Benzen                D. Hexen

Câu 8: Hidrocacbon thơm X có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 92,3%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức phân tử của X là:

A. C8H8                    B. C8H10                   C. C6H6                    D. C7H8

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đkc) hidrocacbon Y thu được 17,92 lít CO2 (đkc). Y tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của Y là:

A. CH≡CH                                               B. CH3-C≡CH

C. CH2 = CH-CH = CH2                           D. CH3-CH2-C≡CH.

Câu 10: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là :

A. 6,3.                            B. 13,5.                C. 18,0.                D. 19,8.

Câu 11: Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là :

A. CH2=CHCH2CH3.                                   B. CH3CH=CHCH3.      

C. CH3CH=CHCH2CH3.                             D. (CH3)2C=CH2.

Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là :

A. C2H4.                B. C3H6.                C. C4H8.                  D. C5H10.

Câu 13: Tên thay thế của (CH3)2CHCH2CH2OH là:

A. 2-metylbutan-4-ol                                 B. 2-metylbutan-1-ol

C. 3-metylbutanol-1                                  D. 3-metylbutan-1-ol

Câu 14: Ancol etylic không tham gia phản ứng với:

A. Na                       B. Cu(OH)2              C. HBr có xúc tác     D. CuO, đun nóng.

Câu 15: Chất nào có thể phản ứng được với Na, dung dịch NaOH và dung dịch HBr?

A. CH3OC6H4CH2OH                               B. HOC6H4COOH   

C. HOC6H4OH                                         D. HOC6H4CH2OH

Câu 16: Nhận xét nào sau đây sai về phenol?

A. Phenol là hợp chất hữu cơ có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.

B. Phenol dễ phản ứng thế với dung dịch brom do phân tử có nhóm –OH ảnh hưởng đến vòng benzen.

C. Phenol rất ít tan trong nước lạnh, tan được trong dung dịch kiềm do có phản ứng với kiềm.

D. Dung dịch phenol trong nước làm quì tím hóa đỏ do nó là axit.

Câu 17: Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).

    A. o- hoặc p-đibrombenzen.                     B. o- hoặc p-đibromuabenzen.

   C. m-đibromuabenzen.                              D. m-đibrombenzen.

Câu 18: Cho hỗn hợp m gam gồm etanol và phenol tác dụng với natri dư thu được 6,72 lít H2 (đkc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Br2 vừa đủ thu được 39,72gam kết tủa trắng. Giá trị của m là:

A. 36,63gam            B. 29,52gam             C. 33,36gam            D. 15,72gam

Câu 19: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 140ºC, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol trong X là

A. C3H5OH và C4H7OH.                              B. CH3OH và C2H5OH.           

C. C3H7OH và C4H9OH.                              D. C2H5OH và C3H7OH

Câu 20 :Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là

A. glixerol.                                                  B. propan–1,2–điol.       

C. propan–1,3–điol.                                     D. etylen glicol.

 

Câu 21: Công thức của anđehit no, đơn chức, mạch hở là:

A. CnH2nO2, n 1                                       B. CnH2n-2O2, n 2   

C. CnH2nO, n 2                                        D. CnH2nO, n 1

Câu 22: Hợp chất X có công thức phân tử C4H8O. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra bạc kết tủa. Khi X tác dụng với hidro tạo thành Y. Đun Y với H2SO4 đặc sinh ra anken mạch không nhánh. Tên của X là:

A. Butan-2-on                                           B. Anđehit isobutyric.  

C. 2-metylpropanal                                   D. Butanal

Câu 23: X có công thức phân tử là C3H6O2, có khả năng phản ứng với Na và tham gia được phản ứng tráng gương. Hidro hóa X thu được Y, Y có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam đặc trưng. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH2OHCH2CHO                                  B. CH3CH3COOH   

C. CH3CHOHCHO                                   D. CH3COCH2OH

Câu 24: Câu nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Anđehit bị hidro khử tạo thành ancol bậc 1

B. Anđehit bị dung dịch AgNO3/NH3 oxi hóa tạo thành muối của axit cacboxylic.

C. Dung dịch fomon là dung dịch bão hòa của anđehit fomic có nồng độ trong khoảng từ 37% -40%.

D. 1 mol anđehit đơn chức bất kỳ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều thu được 2 mol Ag.

Câu 25: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit cacboxylic?

A. 1                          B. 2                          C. 3                          D. 4

Câu 26: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Anđehit axetic.    B. Etanol                  C. Axit axetic           D. Đimetyl ete

Câu 27: Để trung hòa 300gam dung dịch 7,4% của một axit no, mạch hở, đơn chức X cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1,5M. Công thức phân tử của X là:

A. C3H4O2                B. C3H6O2                C. C3H4O                 D. C4H8O

Câu 28: Đun nóng 12 gam axit axetic với 12 gam ancol etylic trong môi trường axit, hiệu suất phản ứng 75%. Khối lượng este thu được là:

A. 12,3gam              B. 17,6gam              C. 13,2gam              D. 17,2gam

Câu 29: Phương pháp nào hiện đại nhất để sản xuất axit axetic?

A. Oxi hóa butan                                      B. Metanol tác dụng với cacbon oxit.

C. Lên men giấm                                      D. Oxi hóa anđehit axetic.

Câu 30: Cho các chất sau lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một (điều kiện có đủ): Na, NaOH, C2H5OH, CH2=CHCOOH, C6H5OH. Hỏi có tối đa bao nhiêu phản ứng xảy ra?

A. 6                          B. 4                          C. 5                          D. 7

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1. A

CH2=CH-CH2-CH2-CH3 : pent-1-en

CH3-CH=CH-CH2-CH3   : pent-2-en

CH2=C(CH3)-CH2-CH3   : 2-metyl but-1-en

CH3-C(CH3)=CH-CH3      : 3-metyl but- 2-en

CH3-C(CH3)-CH=CH3     : 3-metyl but- 1-en

Câu 2. D

Câu 3. A.

Câu 4. A

Câu 5. C

Câu 6. D

Câu 7. C

Câu 8. A

Thử các đáp án vào công thức tính phần trăm C, thấy X là C8H8

Câu 9. D

nCO2 = 0,8 mol, nY = 0,2 mol nên Y có 4C. Mà Y tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3  nên Y là CH3-CH2-C≡CH.

Câu 10.D

Khi đốt cháy ankan ta có : .

Câu 11.D

     Phương trình phản ứng :

CnH2n      +      Br2           CnH2nBr2       (1)

     Theo giả thiết ta có :

      Vì X có đồng phân hình học nên X là : CH3CH=CHCH3.

Câu 12. D

= 4.4 = 16 nên suy ra sau phản ứng H2 còn dư, CnH2n đã phản ứng hết.

  Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

Câu 13. D

Câu 14. B

Câu 15. D

Câu 16.D

Dung dịch phenol có tính axit rất yếu nen không làm quì tím hóa đỏ.

Câu 17.A

Đặt CTPT của hợp chất X là (C3H2Br)n suy ra (12.3+2+80).n = 236 n = 2. Do đó công thức phân tử của X là C6H4Br2.

 Vì hợp chất X là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe) nên theo quy tắc thế trên vòng benzen ta thấy X có thể là o- đibrombenzen hoặc p-đibrombenzen.        

Câu 18. C

Phản ứng của phenol với dung dịch nước brom tạo kết tủa trắng C6H3OBr3

n kết tủa = 0,12 mol = n phenol

n H2= 0,3 nên nphenol + netanol = 2. nH2

netanol = 0,48 mol

m = 0,12.9 + 0,48.46 = 33,36 gam

Câu 21. D

Câu 22. D

- X có phản ứng tráng bạc nên X thuộc anđehit

- Y tạo anken không phân nhánh nên X không phân nhánh, Vậy X là butanal

Câu 23. C

- X có phản ứng với Na nên có nhóm OH

- X tráng gương nên có nhóm CHO

- Y hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam đặc trưng nên Y có hai nhóm OH kề nhau. Vậy X là CH3CHOHCHO

Câu 24. D

Trừ HCHO tạo 4 Ag

Câu 25. B

CH3-CH2-CH2-COOH và (CH3)2CHCOOH

Câu 26. C

Axit cacboxylic là chất có nhiệt độ sôi cao nhất.

Câu 27. B

maxit = 300. 7,4% = 22,2 gam

nNaOH = 0,3 mol = naxit

Maxit = 22,2 : 0,3 = 74 nên X là C3H6O2

Câu 28. C

naxit axetic = 0,2 mol < nancol etylic =12/46 mol

Nên sản phẩm phản ứng tính theo axit axetic

nCH3COOC2H5 = 0,2. 75% = 0,15 mol

mCH3COOC2H5 = 13,2 gam

Câu 29. B

Câu 30. A

Na tác dụng với C2H5OH, CH2=CHCOOH, C6H5OH

NaOH tác dụng với CH2=CHCOOH, C6H5OH

C2H5OH tác dụng với CH2=CHCOOH

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 9)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

     A. Ankan.                    B. Ankin.                    

     C. Aren.                       D. Anken.

Câu 2. Cho các chất sau: but – 2- en; propen; etan; propin. Chất có đồng phân hình học là

    A. but – 2 – en.       B. etan.                  C. propin.               D. propen.

Câu 3. Chất nào sau đây không thể điều chế được metan bằng một phương trình hóa học trực tiếp?

  A. Al4C3.                   B. CaC2.                    C. CH3COONa.         D. C4H10.

Câu 4. Khi cho buta - l,3 - đien tác dụng với HBr (tỉ lệ mol 1:1) ở 400C sản phẩm chính thu được là

A. CH2 = CH – CHBr – CH3.                          B. CH2 = CH – CH2 – CH2Br.

C. CH3 – CH = CH – CH2Br.                         D. CH3 – CH = CBr – CH3.

Câu 5. Đ tách but – 1 – in ra khỏi hỗn hợp với but – 2 – in, nên

  A. dùng phương pháp chưng cất phân đoạn.

  B. dùng dung dịch brom.

  C. dùng dung dịch AgNO3/NH3, sau đó dùng dung dịch HCl.

  D. dùng dung dịch KMnO4.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây là sai?

  A. Trong các phân tử hiđrocacbon, số nguyên tử H luôn là số chẵn.

  B. Các hiđrocacbon có số nguyên tử C nhỏ hơn 5 thì có trạng thái khí ở điều kiện thường.

  C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

  D. Hiđrocacbon mà khi đốt cháy cho số mol CO2 và nước bằng nhau là anken.

Câu 7. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8

  A. 4.                          B. 5.                          C. 6.                          D. 7.

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

1. Ankin tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng.

2. Axetilen tác dụng với nước trong điều kiện thích hợp tạo sản phẩm chính là anđehit.

3. Trong phản ứng của metan với khí clo theo tỉ lệ mol 1: 2, sản phẩm tạo ra là metylen clorua.

4. Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước.

S phát biểu đúng là

  A. 1.                          B. 2.                          C. 3.                          D. 4.

Câu 9: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,28%) tác dụng với clo theo tỉ lệ sổ mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là

     A. 2,3 - đimetylbutan.                                       B. butan.

     C. 2 - metylpropan.                                          D. 3 – metylpentan.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,53 gam hỗn hợp CH4, C2H6 và C4H10 thu được 7,48 gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là 

    A. 4,08.                  B. 4,05.                  C. 4,59.                  D. 4,41.

Câu 11: Công thức chung của dãy đồng đẳng benzen là

Câu 12: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C­4H10O là             

A. 7.                      B. 4.                     C. 5.                     D. 6.

Câu 13: Cho 7,8 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na, thu được 12,25 gam chất rắn. Hai ancol đó là

A. C3H5OH và C4H7OH.                                      B. C2H5OH và C3H7OH.

C. C3H7OH và C4H9OH.                                     D. CH3OH và C2H5OH

Câu 14: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là

A. nước brom, anđehit axetic, dung dịch KOH.

B. dung dịch KCl, dung dịch KOH, kim loại K.

C. nước brom, axit axetic, dung dịch Ba(OH)2.

D. nước brom, kim loại K, dung dịch NaOH.

Câu 16: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3, C2H2. Số chất trong dãy tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/ NH3

A. 6.                             B. 4.                        C. 5.                        D. 3.

Câu 17: Cho 0,05 mol HCHO tác dụng với ng dư AgNO3 trong dung dch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối ng Ag tạo thành là

A. 21,6 gam.                B. 10,8 gam.           C. 43,2 gam.           D. 64,8 gam.

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH.  Axit Y là

A. axit malonic.                                          B. axit butiric.

C. axit axetic.                                              D. axit oxalic.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 3,36 lít CO2 ở đktc và 1,8 gam H2O. Giá trị của V là

A. 3,36.                B. 6,72.                C. 4,48.                 D. 11,2.

Câu 20: Để phân biệt các chất lỏng: stiren; phenol; benzen đựng riêng biệt trong các lọ không dán nhãn có thể dùng hóa chất là

A. Na.                   B. dd Br2.              C. NaOH.             D. dd KMnO4.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1 : (2điểm) Viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có :

a. C2H4(OH)2 + Cu(OH)2                                                      

b. C6H5OH  + NaOH  

c. C2H2 + AgNO3/NH3                                                     

d. CH2 = CH2  + Br2      

Câu 2: (3điểm):

Cho 9,2g hỗn hợp A gồm metanol và propan -1-ol tác dụng với natri dư thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc.

a)Viết phương trình phản ứng.

b) Xác định thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.

c)Cho 30 ml dung dịch ancol etylic 46o phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Tính giá trị của V

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. B

+ Công thức phân tử của axetilen có dạng là CnH2n–2

+ Trong công thức cấu tạo còn có 1 liên kết 3 (H–C≡C–H)

Axetilen thuộc dãy đồng đẳng của ankin.

Câu 2. A

But – 2 – en: CH3 – CH = CH – CH3

Mỗi C mang liên kết đôi trong phân tử but – 2 – en đính với 2 nhóm nguyên tử khác nhau ( - H; và – CH3) do đó but – 2 – en có đồng phân hình học.

Câu 3. B

Al4C3 + 12H2O  4Al(OH)3 + 3CH4  

CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2

CH3COONa + NaOHCao, to CH4 + Na2CO3

C4H10crackinh CH4 + C3H6

Câu 4. C

Cộng 1,4 : CH2 = CH – CH = CH2 + HBr 40oC  CH3 – CH = CH – CH2Br.

Câu 5. C

Sục hỗn hợp 2 chất vào dung dịch AgNO3/NH3 chỉ có but - 1 - in phản ứng:

CH C - CH2 - CH3 + AgNO3 + NH3  AgC C - CH2 - CH3  + NH4NO3

Sau đó, dùng HCl để thu được but -1 - in ban đầu:

AgC C - CH2 - CH3 + HCl  HC C - CH2 - CH3 + AgCl  

Câu 6. D

Khi đốt cháy xicloankan  cũng cho số mol CO2 và nước bằng nhau.

Câu 7. C

CH2 = CH CH2 CH = CH2;

CH2 = CH CH = CH CH3;

CH2 = C = CH CH2 CH3;

CH2 = C(CH3) CH = CH2;

CH3 C(CH3) = C = CH2;

CH3 CH = C = CH CH3.

Câu 8. C

1. sai vì chỉ có những ankin có liên kết ba đầu mạch mới tạo kết tủa với AgNO3/NH3.

2. đúng.

3. đúng.

4. đúng.

Câu 9. A

Đặt CTTQ của ankan X là CnH2n+2

Câu 10. D

Đặt công thức tổng quát của các chất trong hỗn hợp là CxHy.

Ta có mC + mH = mCxHy = 2,53 gam.

Mà mC = nCO2 × 12 = 0,17.12 = 2,04 gam

mH = 2,53 – 2,04 = 0,49 gam.

Bảo toàn H nH2O12. nH =0,492   = 0,245 mol

mH2O = 0,245.18 = 4,41 gam. 

Câu 11: B

Công thức chung của dãy đồng đẳng benzen là  CnH2n – 6, .

Câu 12: B

4H10O có 4 đồng phân là ancol: CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH, (CH3)2 CH – CH2 – OH, CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3, (CH3)3C – OH.

Câu 13: B

Câu 14: D

2C6H5OH + 2K → 2C6H5OK + H2

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.

Câu 15: D.

Câu 16: B

Các chất trong dãy tham gia phản ứng với AgNO3/ NH3 là HCHO, HCOOH, HCOOCH3, C2H2.

Câu 17: A

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag.

nAg = 4nHCHO  = 0,2 (mol) → mAg = 0,2.108 = 21,6 gam.

Câu 18: D

HOOC – COOH: (C2H2O4) axit oxalic.

Câu 19: A

Bảo toàn nguyên tố O có:

Có thể dùng dd Br2 để phân biệt các chất lỏng: stiren; phenol; benzen.

+ Stiren: làm mất màu dung dịch Br2.

+ Phenol: làm mất màu dung dịch Br2 và xuất hiện kết tủa trắng sau phản ứng.

+ Benzen: không hiện tượng.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1: PTPU

a.  2 C2H4(OH)2 + Cu(OH)2     [C2H4(OH)O]2Cu  +  2H2O                                           

b. C6H5OH  + NaOH                C6H5ONa     +  H2O    

c. C2H2 + 2 AgNO3 + 2NH3           C2Ag2 + 2 NH4NO3                                              

 d. CH2 = CH2  + Br2                  CH2 Br - CH2  Br

Câu 2:

  a , PTPU:  2 CH3OH   + 2  Na     2 CH3ONa     +  H2         

                    2 C2H5OH   + 2  Na     2 C2H5ONa     +  H2      

  b , Gọi  số mol 2 ancol metanol và propanol lần lượt là x, y mol

 giải hệ         32x  +   60 y = 9,2

                     x/2 + y/2    = 2,24/22,4= 0,1 

 => x = 0,1    ;  y = 0,1

  % khối lượng metanol = 3,2 .100%/ 9,2 = 34,78  %     

   % khối lượng propanol  63, 22%

 c, V rượu nguyên chất = 46.30/100 = 13,8 ml => VH2O = 30 – 13,8 = 16,2 ml

=> m rượu nguyên chất = 13,8 . 0,8 = 11,04 g => n rượu = 11,04/46 = 0,24 mol

  m nước = 16,2 .1 = 16,2g => n nước = 16,2/18 = 0,9 mol

=> n H2 = ( n rượu + n H2O)/ 2 = (0,9+ 0,24)/2 = 0,57 mol

=> V= 0,57.22,4 = 12,768( lit)   


 

Đề thi học kì 2 Hóa học lớp 11 có đáp án năm 2022 (15 đề) - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 10)

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dãy các chất tác dụng được với etilen là

  A. dung dịch brom, khí hiđro, khí oxi, khí hiđroclorua, nước (H+), dung dịch kali pemanganat.

  B. dung dịch natri hiđroxit, khí hiđro, dung dịch natriclorua, dung dịch kali pemanganat, nước vôi trong.

  C. dung dịch brom, khí hiđro, nước vôi trong, dung dịch axit bromhiđric, khí oxi.

  D. khí oxi, dung dịch axit clohiđric, nước (H+), dung dịch natri hiđroxit, dung dịch brom.

Câu 2. Một hiđrocacbon X có công thức phân tử là C4H8. Cho X tác dụng với H2O (H2SO4, to ) chỉ thu được một ancol. Tên gọi của X là

  A. But 3 en.                                           B. But 1 en.         

  C. 2 – metylpropen.                                     D. But – 2 – en.

Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng:

Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức cấu tạo thu gọn của Z là

  A. CH2 = CH CHBr CH3.                                       B. CH2 = CH CH2 CH2Br.

  C. CH3 CH = CH CH2Br.                                       D. CH3 CBr = CH CH3.

Câu 4. Công thức cấu tạo: CH3 CH(CH3) CH2 CH2 CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?

  A. Neopentan.           B. 2 metylpentan.   

  C. Isobutan.               D. 1,2 đimetylbutan.

Câu 5. Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3?

  A. 1.                          B. 2.                          C. 3.                          D. 4.

Câu 6: Hỗn hợp Y gồm etilen và etan. Để tách riêng từng hóa chất trong Y dùng cặp hóa chất là

A. dd Br2, Zn/ ancol.                                           B. dd Br2, dd HCl.     

C. dd AgNO3/ NH3, dd HCl.                                D. O2, dd AgNO3/ NH3.

Câu 7: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, tổng khối lượng của CO2  và H2O thu được là

A. 10,2 gam.           B. 9,48 gam.               C. 8,4 gam.               D. 9,3 gam.

Câu 8: Hỗn hợp X gồm axetilen: 0,1 mol và vinylaxetilen 0,05 mol tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được khối lượng  kết tủa là

A. 24 gam.                                                            B. 15,9 gam.         

C. 39,9 gam.                                                         D. 31,95 gam.

Câu 9. Có những chất sau: xiclopropan, xiclobutan, metylxiclopropan, xiclopentan. Những chất nào có khả năng làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là

A. xiclopropan.                                          

B. xiclopropan và xiclobutan.

C. xiclopropan và metylxiclopropan.           

D. xiclopropan, xiclobutan và metylxiclopropan.

Câu 10: Đáp án nào sau đây là đúng về tính chất vật lý của hiđrocacbon?

A. Tất cả các hiđrocacbon đều ở trạng thái khí.

B. Ankan, anken và ankin đều không tan trong nước.

C. Các ankin có nhiệt độ sôi thấp hơn các anken tương ứng.

D. Ankin nặng hơn nước.

Câu 11: Cho các chất toluen (1), p – xilen  (2), stiren (3), naphtalein  (4). Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là

A. (1) và (3).                                                B. (2); (3) và (4).  

C. (1); (3) và (4).                                         D.(1) và (2).

Câu 12: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2 – CH2OH (X); HOCH2 – CH2 – CH2OH (Y); CH­3 – CH2OH  (Z); CH3 – CH2 – O – CH2 – CH3 (R); CH3 – CHOH – CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, R.            B. Z, R, T.             C. X, T.                 D. X, Y, Z.

Câu 13: Đun nóng một ancol no, đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là

A. C2H4.                                                      B. CH3 – O – CH3.                   

B. C2H5 – O – C2H5.                                    C. C3H6.

Câu 14: Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4) 1,2 – đihiđroxi – 4 – metylbenzen. Các chất thuộc loại phenol là

A. (1), (3).                                                     B. (1), (4).            

C. (1), (2), (4).                                              D. (1), (2), (4).

Câu 15: Cho sơ đồ chuyến hóa: . X và Y có thể lần lượt là

A. CH3COONa, CH3CHO.                                B. CH3COOH, CH3CHO.               

C. CH3CHO, HCOOCH3.                                  D. CH3CHO, CH3COOH.

Câu 16: Nhóm chức nào sau đây là nhóm cacboxyl ?

A. (– COOH).       B. (–NH2).            C. (– CHO).                    D. (– OH).

Câu 17: Có 3 dung dịch: anđehit axetic, ancol etylic, axit fomic đựng trong 3 lọ mất nhãn. Hoá chất có thể dùng để phân biệt ba dung dịch trên là

A. Quì tím, Cu.                                               B. quỳ tím, NaOH.

C. Quì tím, dung dịch AgNO3/NH3.                 D. dung dịch AgNO3/NH3, Cu.

Câu 18: Cho 3,3 gam mt anđehit X đơn chức, mch h phản ứng với ng dư AgNO3 trong dung dch NH3, đun nóng.  ng Ag sinh ra cho phn ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 1,12  t khí NO (sản phẩm kh duy nhất, đo đktc). Công thức cấu to thu gọn ca X là

A. CH3CHO.                                               B. HCHO.           

C. CH3CH2CHO.                                         D. CH2 = CHCHO.

Câu 19: Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2  (xúc tác Ni, t0), tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với kim loại K là

A. C2H3CHO, C2H5COOC2H3, C6H5COOH.                 

B. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.

C. CH3OCH3, CH3CHO, C2H3COOH.                    

D. C2H3CH2OH, C2H3CHO, CH3COOC2H5.

Câu 20: Đ trung hòa hoàn toàn 1,18 gam một axit hữu cơ  X cần 20ml dung dch NaOH 1M. X là

A. CH3COOH.                                                B. C2H5COOH.       

C. C2H3COOH.                                               D. C2H4(COOH)2.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí sau: Axetilen (CH≡CH), Etilen (CH2=CH2) và Metan (CH4).

Câu 2: (2,5 điểm)           Cho 7,0 gam hỗn hợp A gồm Phenol (C6H5OH) và Etanol (C2H5OH)  tác dụng với Natri (dư) thu được 1,12 lít khí hiđro H2 (ở đktc).

          a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

          b) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong A.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. A

Các phản ứng xảy ra:

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br = CH2Br                                                        

CH2 = CH2 + H2 Ni, to  CH3 – CH3

2C2H4 + O2 xt, to  2CH3CHO                    

CH2 = CH2 + HCl  CH3 – CH2Cl

CH2 = CH2  + H2OH+, to  C2H5OH

3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O  3C2H4(OH)2 + 2KOH +2MnO2

Đáp án B có NaOH, Ca(OH)2, NaCl không phản ứng.

Đáp án C có Ca(OH)2 không phản ứng.

Đáp án D có NaOH không phản ứng.

Câu 2. D

A loại vì But 3 en là danh pháp sai

B loại vì But 1 en cộng H2O (xt) tạo ra 2 sản phẩm: CH2OH – CH2 – CH2 – CH3 và CH3 – CH(OH) – CH2 – CH3.

C loại vì 2 metylpropen cộng H2O (xt) tạo ra 2 sản phẩm: 2 – metylpropan – 1 – ol và 2 metyl – propan – 1 – ol.

D đúng vì But 2 en cộng H2O (xt)  tạo ra 1 sản phẩm: CH3 – CH2(OH) – CH2 – CH3.

Câu 5. B

Chỉ các ankin có liên kết ba đầu mạch mới tác dụng được với AgNO3/NH3. Vậy có 2 chất thỏa mãn là:

CH ≡ C – CH2 – CH2 – CH3; CH ≡ C – CH(CH3) – CH3.

Câu 8: D

m↓ = 0,1 . 240 + 0,05.159 = 31,95 gam.

Câu 9. C

Chỉ các xicloankan  vòng 3 cạnh mới làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường.

Câu 10: B

Ankan; anken; ankin là các hợp chất cộng hóa trị không cực do đó không tan trong nước (dung môi phân cực).

Câu 11: D

Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng benzen: CnH2n–6 (n ≥ 6)

Có hai chất thỏa mãn là: toluen: C6H5CH3 (1), p – xilen: p – CH3C6H4CH(2),

Câu 12: C

Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là những ancol đa chức có các nhóm – OH cạnh nhau trong phân tử.

Vậy có 2 chất thỏa mãn là:  HOCH2 – CH2OH (X); CH3 – CHOH – CH2OH (T).

Câu 13: A

Theo bài ra có MX > MY → Y là anken.

Đặt X: CnH2n + 1OH → Y là CnH2n.

Vậy Y là C2H4.

Câu 14: B

Các chất thuộc loại phenol là (1) axit picric; (4) 1,2 – đihiđroxi – 4 – metylbenzen;

Câu 15: D.

Câu 16: A

Nhóm cacboxyl: – COOH.

Câu 17: C

+ Dùng quỳ tím nhận ra được axit fomic: HCOOH (làm quỳ tím hóa đỏ) và nhóm I (anđehit axetic: CH3CHO và ancol etylic: C2H5OH – không làm quỳ tím đổi màu).

+ Phân biệt nhóm I dùng AgNO3/ NH3, CH3CHO có phản ứng tráng bạc còn C2H5OH không có phản ứng này.

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓.

Câu 18: A

Bảo toàn e có nAg = 3.nNO = 0,15 mol.

Trường hợp 1: Anđehit khác HCHO, đặt CTTQ: RCHO

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓.

0,075                                                                              0,15    mol

→ Manđehit  =  R + 29 =3,30,075 = 44 → R = 15. Vậy anđehit là CH3CHO.

(chú ý: chọn trắc nghiệm: trường hợp 1 thỏa mãn không cần xét TH2)

Trường hợp 2: Anđehit là HCHO

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3

0,0375                                                             0,15         mol

→ mHCHO = 0,0375.30 = 1,125 gam ≠ 3,3 gam (loại).

Câu 19: B

C2H3CH2OH + H2 Ni, to  CH3 – CH2 – CH2 – OH

CH3COCH3 + H2  CH3 – CH (OH) – CH3

C2H3COOH + H2 C2H5COOH

Các chất: CH3 – CH2 – CH2 – OH; CH3 – CH (OH) – CH3; C2H5COOH là ancol và axit hữu cơ nên đều phản ứng được với kim loại K.

Câu 20: D

Giả sử X là axit hữu cơ đơn chức, đặt X là RCOOH.

RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O

0,02     ←       0,02            (mol)

. Vậy đáp án D thoả mãn.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Câu 2:

 

 

Tài liệu có 132 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống