30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 28 có đáp án 2023: Tiêu hóa ở ruột non

Tải xuống 4 1.7 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 4 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 28 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 28 có đáp án: Tiêu hóa ở ruột non:

 Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 28 có đáp án: Tiêu hóa ở ruột non (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 8 

BÀI 28: TIÊU HÓA Ở RUỘT NON 

Câu 1: Dịch mật bao gồm những thành phần nào?

A. Muối mật và muối kiềm

B. Muối mật và HCl

C. Muối mật và muối trung hòa

D. Muối mật và muối acid

Đáp án: A

Giải thích:

Dịch mật có các muối mật và muối kiềm

Câu 2: Các hoạt động tiêu hóa ở ruột non là?

A. Chỉ có biến đổi hóa học

B. Chỉ có biến đổi lí học

C. Có cả biến đổi lí học và hóa học

D. Không còn diễn ra biến đổi lí học và hóa học

Đáp án: C

Giải thích:

Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hoá học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột). Biến đổi lí học thể hiện ở chỗ: thức ăn được hoà loãng và trộn đểu với các dịch tiêu hoá,…

Câu 3: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là?

A. Biến đổi hóa học

B. Biến đổi lí học

C. Biến đổi cơ học

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hoá học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột).

Câu 4: Dịch ruột và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá?

A. Tá tràng                C. Hỗng tràng

B. Manh tràng           D. Hồi tràng

Đáp án: A

Giải thích:

Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, có dịch tụy và dịch mật đổ vào

Câu 5: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày

B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột

C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Khi thức ăn chạm vào lưỡi => tạo thành tín hiệu tiêu hóa => tất cả các cơ quan tiêu hóa hoạt động.

Câu 6: Khi không có kích thích của thức ăn, cơ quan nào dưới đây không tiết ra dịch tiêu hoá?

A. Tuỵ

B. Gan

C. Ruột non          

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án: C

Giải thích:

Khi không có kích thích của thức ăn, ruột non không tiết ra dịch tiêu hoá

Câu 7: Tá tràng nằm ở vị trí nào?

A. Nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già

B. Đoạn đầu của ruột non

C. Đoạn cuối của ruột non

D. Đoạn cuối của ruột già

Đáp án: B

Giải thích:

Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, có dịch tụy và dịch mật đổ vào

Câu 8: Ruột non có cấu tạo mấy lớp?

A. 2             B. 3

C. 4             D. 5

Đáp án: C

Giải thích:

Ruột non cũng có cấu tạo 4 lớp (màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc) nhưng thành mỏng hơn, lớp cơ gồm cơ dọc và cơ vòng

Câu 9: Lớp niêm mạc ruột non có chứa:

A. Tuyến ruột

B. Lông nhung

C. Tế bào tiết chất nhày

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Lớp niêm mạc chứa nhiều tuyến ruột và các tế bào tiết chất nhày,các lông nhung làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn.

Câu 10: Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở đâu?

A. Ruột non           B. Ruột già

C. Dạ dày              D. Gan

Đáp án: A

Giải thích:

Diện tích bề mặt bên trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thu chất dinh dưỡng.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ruột non nối tiếp với môn vị dạ dày

B. Đoạn đầu của ruột non là đại tràng

C. Ruột non có hai đoạn là hồi tràng và hổng tràng

D. Ruột non tiết ra dịch ruột

Đáp án: B

Giải thích:

Đoạn đầu của ruột non là tá tràng.

Câu 12: Thành ruột non được cấu tạo từ mấy lớp cơ?

A. 1 loại                 B. 4 loại

C. 3 loại                 D. 2 loại

Đáp án: D

Giải thích:

Thành ruột non được cấu tạo từ 2 lớp cơ là cơ dọc và cơ vòng.

Câu 13: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là?

A. Đường đơn, axit amin, glicerin, axit béo

B. Axit amin, glicerin, axit béo, đường đôi

C. Đường đơn, lipỉt, axit amin.

D. Đường đơn, glicerin, protein, axit béo

Đáp án: A

Giải thích:

Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là đường đơn, axit amin, glicerin, axit béo.

Câu 14: Dịch tụy và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá?

A. Tá tràng               C. Hỗng tràng

B. Manh tràng          D. Hồi tràng

Đáp án: A

Giải thích:

Dịch tụy và dịch mật đổ vào tá tràng.

Câu 15: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày

B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột

C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi

D. Tất cả các phương án còn lại

Đáp án: B

Giải thích:

Dịch ruột được tiết ra khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột.

Câu 16: Loại dịch tiêu hoá nào dưới đây có vai trò nhũ tương hoá lipit?

A. Dịch tuỵ            B. Dịch mật

C. Dịch vị              D. Dịch ruột

Đáp án: B

Giải thích:

Dịch mật vai trò nhũ tương hoá lipit.

Câu 17: Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, protein sẽ được biến đổi thành chất nào sau đây?

A. Glucose.            B. Axit béo.

C. Axit amin.         D. Glicerol.

Đáp án: C

Giải thích:

Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành axit amin.

Câu 18: Độ axit cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu để?

A. Đóng tâm vị.        C. Đóng môn vị.

B. Mở môn vị.           D. Mở tâm vị.

Đáp án: C

Giải thích:

Độ axit cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu đóng môn vị.

Câu 19: Lớp niêm mạc ruột không có vai trò nào dưới đây?

A. Nhào trộn thức ăn

B. Tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột

C. Làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn

D. Tạo viên thức ăn

Đáp án: D

Giải thích:

Viên thức ăn được tạo do hoạt động ở khoang miệng

Câu 20: Lớp cơ của thành ruột non có vai trò nào sau đây?

1. Dự trữ chất dinh dưỡng, phòng khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng vì nguyên nhân nào đó

2. Co bóp tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ống tiêu hoá

3. Co bóp giúp thức ăn thấm đều dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột, tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn

A. 1, 2, 3                B. 1, 3

C. 1, 2                    D. 2, 3

Đáp án: D

Giải thích:

Lớp cơ của thành ruột non có vai trò:

- Co bóp tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ống tiêu hoá

- Co bóp giúp thức ăn thấm đều dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột, tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn

Câu 21: Khi không có kích thích của thức ăn, cơ quan nào dưới đây không tiết ra dịch tiêu hoá?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Ruột non

C. Gan

D. Tuỵ

Đáp án: B

Câu 22: Lớp cơ của thành ruột non được cấu tạo từ mấy loại cơ?

A. 4 loại

B. 1 loại

C. 3 loại

D. 2 loại

Đáp án: D

Câu 23: Loại dịch tiêu hoá nào dưới đây có vai trò nhũ tương hoá lipit?

A. Dịch tuỵ

B. Dịch mật

C. Dịch ruột

D. Dịch vị

Đáp án: B

Câu 24: Độ axit cao của thức ăn khi xuống tá tràng chính là tín hiệu

A. Đóng môn vị.

B. Mở môn vị.

C. Mở tâm vị.

D. Đóng tâm vị.

Đáp án: A

Câu 25: Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành

A. Axit béo.

B. Glucôzơ.

C. Glixêrol.

D. Axit amin.

Đáp án: D

Câu 26: Dịch ruột và dịch mật đổ vào bộ phận nào của ống tiêu hoá?

A. Hỗng tràng

B. Hồi tràng

C. Tá tràng

D. Manh tràng

Đáp án: C

Câu 28: Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non?

A. Dịch tuỵ

B. Dịch ruột

C. Dịch mật

D. Dịch vị

Đáp án: A

Câu 28: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

A. Khi thức ăn chạm vào lưỡi

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày

D. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột

Đáp án: D

Câu 29: Lớp cơ của thành ruột non có vai trò nào sau đây?

1. Dự trữ chất dinh dưỡng, phòng khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng vì nguyên nhân nào đó

2. Co bóp tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ống tiêu hoá

3. Co bóp giúp thức ăn thấm đều dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột, tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn

A. 1, 2, 3

B. 1, 3

C. 1, 2

D. 2, 3

Đáp án: D

Câu 30: Trong các bộ phận dưới đây, quá trình tiêu hoá thức ăn về mặt hoá học diễn ra mạnh mẽ nhất ở bộ phận nào?

A. Hồi tràng

B. Hỗng tràng

C. Tá tràng

D. Dạ dày

Đáp án: C

 


 

Bài giảng Sinh học 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
Xem thêm
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 28 có đáp án 2023: Tiêu hóa ở ruột non (trang 1)
Trang 1
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 28 có đáp án 2023: Tiêu hóa ở ruột non (trang 2)
Trang 2
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 28 có đáp án 2023: Tiêu hóa ở ruột non (trang 3)
Trang 3
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 28 có đáp án 2023: Tiêu hóa ở ruột non (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống