Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiêu hóa ở ruột non lớp 8.
Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 90 SGK Sinh học 8: Căn cứ vào các thông tin trên, dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hoá nào?
Trả lời:
Đặc điểm của ruột non làm cơ sở dự đoán |
Các hoạt động tiêu hóa dự doán |
- Thành ruột có cấu tạo mỏng hơn dạ dày, chỉ gồm cơ dọc và cơ vòng. - Tá tràng có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy đổ vào. - Ở lớp niêm mạc của ruột non (sau đoạn tá tràng) cũng chứa nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và các tế bào tiết chất nhầy. - Trong dịch tụy, dịch ruột có đủ các loại enzyme xúc tác các phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn. Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hóa thức ăn. |
- Biến đổi lý học ít hơn - Biến đổi hóa học là chủ yếu. |
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 91 SGK Sinh học 8: - Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
- Sự biến đổi hoá học ở ruột non được thực hiện đổi với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
- Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
Trả lời:
* Thức ăn xuống tới ruột non vẫn còn chịu sự biến đổi lí học. Những biểu hiện của sự biến đổi lí học các thức ăn ở ruột non:
- Thức ăn được hoà loãng và trộn đều với các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).
- Các khối lipit được các muối mật len lỏi vào và tách chúng thành những giọt lipit nhỏ biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương hoá.
* Hoạt động nhu động của ruột, nhũ tương hoá lipit nhờ dịch mật do gan tiết nhờ các lớp cơ của ruột non và tuyến gan có tác dụng trộn đều thức ăn với các dịch tiêu hoá, các phân tử muối mật tách lipit thành những giọt nhỏ (giọt nhũ tương).
* Vai trò của lớp cơ trên thành ruột non:
- Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch tiêu hoá.
- Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.
Câu hỏi và bài tập (trang 92 SGK Sinh học 8)
Bài 1 trang 92 SGK Sinh học 8: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ?
Trả lời:
Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).
Bài 2 trang 92 SGK Sinh học 8: Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non?
Trả lời:
Với khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì các thành phần chất dinh dưỡng cần tiêu hóa ở ruột non là: cacbohidrat, protein, lipit, axit nucleic
Bài 3 trang 92 SGK Sinh học 8: Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì ?
Trả lời:
Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là: đường đơn 6 cacbon, các axit amin, axit béo và glixêrin, các vitamin, các muối khoáng và nước.
Bài 4 trang 92 SGK Sinh học 8: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?
Trả lời:
Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau:
Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.
Lý thuyết Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
I. Ruột non
- Vị trí: nối tiếp môn vị dạ dày
- Dài 2,8 – 3m
- Cấu tạo:
+ Tá tràng là đoạn đầu của ruột non có ống dẫn chung của dịch mật và dịch tụy đổ vào
+ Thành ruột non có cấu tạo 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn, lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng
+ Lớp niêm mạc của ruột non có nhiều tuyến ruột tiết ra dịch ruột và các tế bào tiết ra chất nhày
- Trong dịch tụy và dịch ruột có đủ các loại enzim xúc tác phản ứng phân cắt các loại phân tử của thức ăn.
- Trong dịch mật có các muối mật và muối kiềm cũng tham gia tiêu hóa thức ăn.
Hình 28-1. Tá tràng với gan
Hình 28-2. Ảnh tiêu bản lớp niêm mạc ruột non với các tuyến ruột và tế bào tiết chất nhày
II. Tiêu hóa ở ruột non
- Biến đổi lý học:
+ Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn
+ Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa
+ Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ
- Biến đổi hóa học: sự phân cắt các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng
Hình 28-3. Biến đổi hóa học của thức ăn ở ruột non
Bài giảng Sinh học 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non