Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Ôn tập chương 1 - Bằng chứng và cơ chế tiến hóa chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 9 trang gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học lớp 12 Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa :
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 12
ÔN TẬP CHƯƠNG 1 – BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Câu 1: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là
Đáp án:
Cơ quan tương đồng là những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Cặp cấu trúc nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
Đáp án:
Đáp án C, cánh dơi và chân trước của ngựa đều có nguồn gốc từ chi trước của thú.
A sai: cánh chim có nguồn gốc chi trước, cánh côn trùng có nguồn gốc từ biểu bì.
B sai: gai hoa hồng có nguồn gốc biểu bì, gai xương rồng có nguồn gốc là lá.
D sai, cá là động vật có xương sống, còn tôm thì không có xương sống, 2 cơ quan mang của 2 loài này là khác nguồn gốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Cho các cặp cơ quan:
1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
2. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
3. Gai xương rồng và lá cây lúa.
4. Cánh bướm và cánh chim.
5. Ngà voi và sừng tê giác
Những cặp cơ quan tương đồng là
Đáp án:
Các cặp cơ quan tương đồng là: (1) (2) (3)
(4) sai vì cánh bướm bắt nguồn từ phần trước bụng; cánh chim có nguồn gốc từ chi trước.
(5) sai vì ngà voi nguồn gốc từ răng nanh, sừng tê giác có nguồn gốc từ mô lông.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?
Đáp án:
Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng khác nhau nhưng có cùng nguồn gốc
Cánh chim là cơ quan tương đồng với cánh dơi (có nguồn gốc chung là chi trước của thú)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Ý nghĩa của các cơ quan tương đồng với việc nghiên cứu tiến hóa là:
Đáp án:
Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy
Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa:
Đáp án:
Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy
Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Đâu không phải là cặp cơ quan tiến hóa theo hướng phân li tính trạng?
Đáp án:
Cặp cơ quan không phải là cơ quan tương đồng là : Mang cá và mang tôm.
Đây là cơ quan tương tự.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Có bao nhiêu cặp cơ quan là kết quả của quá trình tiến hóa theo hướng phân ly?
(1) Cánh chim và cánh côn trùng
(2) Manh tràng của thú ăn thực vật và ruột tịt của thú ăn động vật
(3) Gai xương rồng và gai hoa hồng
(4) Cánh dơi và chi trước của mèo
(5) Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng
(6) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các loài động vật
Đáp án:
Các cặp cơ quan thể hiện sự tiến hóa phân ly là (các cơ quan đó cùng nguồn gốc nhưng thực hiện các chức năng khác nhau): (2),(4),(5),(6)
Ý (1) thể hiện tiến hóa đồng quy, 2 cơ quan đó không cùng nguồn gốc nhưng có chức năng giống nhau.
Ý (3) cũng thể hiện tiến hóa đồng quy, gai xương rồng có nguồn gốc từ lá, gai hoa hồng có nguồn gốc biểu bì.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do
Đáp án:
Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do
Đáp án:
Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự?
Đáp án:
Cánh chim và cánh bướm có chúng chức năng là bay nhưng chúng có nguồn gốc khác nhau
Ruột thừa và ruột tịt ở động vật đều có nguồn gốc là manh tràng ở nhóm động vật ăn thực vật
Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người có chung 1 nguồn gốc
Chi trước của mèo và tay của người có chung nguồn gốc là chi trước của động vật có xương sống
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Cặp cơ quan nào dưới đây là cặp cơ quan tương tự?
Đáp án:
Cánh bướm có nguồn gốc khác cánh dơi
Cánh bướm có nguồn gốc từ phần trước bụng, còn cánh dơi có nguồn gốc từ chi trước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?
Đáp án:
Cánh chim và cánh bướm có chúng chức năng là bay nhưng chúng có nguồn gốc khác nhau.
Ruột thừa và ruột tịt ở động vật đều có nguồn gốc là manh tràng ở nhóm động vật ăn thực vật.
Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người có chung 1 nguồn gốc.
Chi trước của mèo và tay của người có chung nguồn gốc là chi trước của động vật có xương sống.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Gai xương rồng và gai hoa hồng là bằng chứng về
Đáp án:
Đây là ví dụ về cơ quan tương tự vì gai xương rồng có nguồn gốc từ lá, gai hoa hồng có nguồn gốc là biểu bì.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về
Đáp án:
Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về cơ quan tương tự: có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện các chức năng giống nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Ruột thừa ở người; hạt ngô trên bông cờ của ngô hay cây đu đủ đực có quả. Đây là bằng chứng về
Đáp án:
Ruột thừa ở người; hạt ngô trên bông cờ của ngô hay cây đu đủ đực có quả. Đây là bằng chứng về cơ quan thoái hóa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hoá?
Đáp án:
· Cơ quan thoái hóa: cơ quan còn tồn tại nhưng không còn thực hiện chức năng (A, C, D)
· Đuôi chuột túi có vai trò rất quan trọng, giữ thăng bằng, làm bánh lái cũng như tăng lực phóng khi nó di chuyển → không thể xem là cơ quan thoái hóa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Nói về bằng chứng phôi sinh học so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án:
Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
Đáp án:
Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về các giai đoạn phát triển phôi thai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Người và tinh tinh khác nhau nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng một nguồn gốc thì gọi là :
Đáp án:
Thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ chúng chung bằng chứng sinh học phân tử
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Sự phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo (CLNT) được giải thích bằng quá trình nào dưới đây:
Đáp án:
Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người chỉ đi sâu khai thác những đặc điểm có lợi, loại bỏ những dạng trung gian.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Trong các cặp có quan hệ thuật ngữ “chọn lọc nhân tạo” được cho dưới đây, cặp nào được xem là không thực sự thích hợp?
Đáp án:
Chọn lọc nhân tạo - sự sống sót của vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu của con người không nhất đính là thích nghi nhất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây không phải là nội dung của quá trình chọn loc nhân tạo (CLNT) trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn:
Đáp án:
C sai vì CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là:
Đáp án:
Theo Đacuyn, nhân tố tiến hóa chính qui định chiều hướng và và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: Chọn lọc nhân tạo
Chọn lọc nhân tạo là: con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người là:
Đáp án:
Theo Đacuyn, nhân tố tiến hóa chính qui định chiều hướng và và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: Chọn lọc nhân tạo
Chọn lọc nhân tạo là: con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:
Đáp án:
Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là :
Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là
Đáp án:
Theo Đac uyn, cơ chế tiến hóa là sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:
Đáp án:
Hạn chế chủ yếu trong thuyết tiến hóa của Đac uyn là C
Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị
Ở thời Đac uyn chưa có các thành tựu về sinh học tế bào, chưa có các khái niệm về gen, NST, đột biến…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
Đáp án:
Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn:
Đáp án:
Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31: Chó biển phía bắc bị dịch bệnh và chết đi rất nhiều, điều đó đã làm giảm biến dị trong quần thể. Thiếu đi biến dị ở quần thể chó biển phía Bắc là ví dụ của
Đáp án:
Dịch bệnh là một yếu tố ngẫu nhiên của môi trường gây nên sự biến đổi đột ngột về tần số alen không theo một chiều hướng nhất định ở quần thể.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32: Xét 1 gen với 2 alen A và a. Một quần thể động vật có tần số alen A là 0,7. Quần thể này bị tiêu diệt gần hết sau một trận dịch, chỉ còn lại 5 cá thể có khả năng sinh sản được. Nhân tố tiến hóa liên quan đến hiện tượng trên là
Đáp án:
Nhân tố tiến hóa tác động vào là yếu tố ngẫu nhiên
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33: Yếu tố ngẫu nhiên
Đáp án:
Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể
Đáp án:
Theo quan niệm hiện đại các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổ tần số các alen không theo một hướng xác định
Đáp án cần chọn là: B
Câu 35: Yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen của quần thể với các đặc điểm nào dưới đây?
(1) tần số alen thay đổi không theo một chiều hướng nhất định.
(2) tần số alen thay đổi theo hướng giảm dần alen có lợi và tăng dần tần số alen có hại.
(3) có thể làm giảm tần số alen có lợi vì có thêm các alen mới.
(4) một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
(5) thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi không theo một hướng nhất định.
Đáp án:
Đặc điểm của yếu tố ngẫu nhiên là thay đổi tần số alen trong quần thể một cách ngẫu nhiên, thay đổi tần số alen không theo hướng xác định. Một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ khỏi quần thể và một alen alen có lợi cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể → Thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi theo hướng không xác định.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 36: Các hình thức chọn lọc nào sau đây diễn ra khi điều kiện sống thay đổi?
Đáp án:
Điều kiện sống thay đổi, những cá thể có kiểu hình thích nghi được mới có khả năng sống. đây là chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 37: Kiểu chọn lọc ổn định diễn ra khi
Đáp án:
Chọn lọc ổn định diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi (đồng nhất) qua nhiều thế hệ, do đó hướng chọn lọc ổn định, kết quả là chọn lọc tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt được (không thay đồi qua nhiều thế hệ).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38: Trong trường hợp nào sau đây thì ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên đến sự tiến hóa của quần thể là lớn nhất?
Đáp án:
Khi kích thước quần thể nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 39: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng , đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột
Đáp án:
Nhân tố có thể làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng là yếu tố giao phối không ngẫu nhiên. Vì yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ một alen nào đó hoàn toàn khỏi quần thể.
A sai, Đột biến gen biến đổi tần số alen rất chậm chạp
C sai, Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
D sai, Di nhập gen làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo hướng xác định , có hiệu quả đối với quần thể có kích thước nhỏ nhưng ít hiệu quả hơn so với các yếu tố ngẫu nhiên
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể do:
Đáp án:
Một gen lặn có hại có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể là do các yếu tố ngẫu nhiên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 41: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây?
Đáp án:
Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen có lợi cho quần thể
Đáp án cần chọn là: C
Câu 42: Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi:
Đáp án:
Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí, phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 43: Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật là:
Đáp án:
Ba yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là:
Đột biến: tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
Giao phối: để phát tán biến dị trong quần thể.
Chọn lọc tự nhiên: để chọn ra đặc điểm thích nghi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44: Theo Di truyền học hiện đại nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là :
Đáp án:
Theo Di truyền học hiện đại nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 45: Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là:
Đáp án:
Nhân tố tiến hóa tác động trực tiếp lên sự hình thành quần thể thích nghi là: chọn lọc tự nhiên, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, giữ lại những cá thể mang kiểu hình thích nghi và truyền lại cho đời sau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 46: CLTN không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể thích nghi ?
Đáp án:
A sai, Đột biến tạo ra các alen mới, hình thành các kiểu gen thích nghi
Đáp án cần chọn là: A
Câu 47: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố sau đây:
1 – Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.
2 – Áp lực chọn lọc tự nhiên.
3 – Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội.
4 – Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít.
5 – Thời gian thế hệ ngắn hay dài.
Đáp án:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố:1, 2, 3, 5
4 sai, nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít chỉ là 1 nhân tố trong áp lực của chọn lọc tự nhiên
Đáp án cần chọn là: D
Câu 48: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài nào?
Đáp án:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ ngắn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 49: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gen như thế nào?
Đáp án:
Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gen đơn bội vì các alen luôn được biểu hiện ngay thành kiểu hình → tốc độ của chọn lọc nhanh hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 50: Sự hình thành một đặc điểm thích nghi ở sinh vật liên quan với gen như thế nào?
Đáp án:
Sự hình thành một đặc điểm thích nghi ở sinh vật không chỉ liên quan đến một alen nào đó mà còn là kết quả của sự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.
Đáp án cần chọn là: A