Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 1: Bằng chứng tiến hóa

Tải xuống 4 1.4 K 18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 1: Bằng chứng tiến hóa, tài liệu bao gồm 4 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi THPT QG môn Sinh học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC - LỚP 12

Phần II: TIẾN HOÁ

Chương I: BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

Câu 1: Cơ quan tương đồng là:

a. Có cùng nguồn gốc.                                                            b. Khác nguồn gốc.                

c. Cùng thực hiện chức năng.                                     d. Nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể.

Câu 2: Điều không đúng khi nói về cơ quan tương đồng:

a. Có kiểu cấu tạo giống nhau.                                   b. Có cùng nguồn gốc.

c. Nằm những vị trí tương ứng trên cơ thể.                d. Cùng thực hiện chức năng.

Câu 3: Thế nào là cơ quan tương tự:

a. Có nguồn gốc khác nhau.                                       b. Thực hiện chức năng khác nhau.

c. Có cấu tạo hình thái khác nhau.                              d. Phản ánh sự tiến hoá phân li.

Câu 4: Đặc điểm chỉ có ở cơ quan tượng tự là:

a. Có cùng ngồn gốc.                                                  b. Phản ánh sự tiến hoá đồng qui.           

c. Phản ánh sự tiến hoá phân li.                                  d. Đảm nhiệm chức phận khác nhau.

Câu 5: Cơ quan thoái hoá là cơ quan:

a. Ngày càng phát triển.                                             b. Phát triển không đầy đủ.

c. Bị tiêu giảm dần.                                                     d. Không bị tiêu giảm.

Câu 6: Sự sai khác trong cơ quan tương đồng là do:

a. Thực hiện các chức phận khác nhau.                      b. Thoái hoá trong qúa trình phát triển.

c. Phát triển trong các điều kiện sống khác nhau.      d. Tác động của chọn lọc tự nhiên.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây thuộc cơ quan thoái hoá:

a. Ngà voi.      b. Ruột thừa ở người.             c. Ruột tịt ở động vật ăn cỏ.               d. Tuyến nọc độc rắn.

Câu 8: Gai xương  rồng là biến dạng của:

a. Thân.                       b. Rễ.                           c. Lá.                                       d. Hoa.

Câu 9: Ngà voi rừng được phát triển từ:

a. Răng cửa.                b. Răng nanh.                          c. Răng hàm.                           d. Vòi.

Câu 10: Các chi sau của cá voi tiêu giảm thuộc:

a. Cơ quan tương đồng.                                  b. Cơ quan tương tự.              

c. Cơ quan thoái hoá.                                      d. Hiện tượng lại giống.

Câu 11: Trong tiến hoá cơ quan thoái hoá phản ánh được:

a. Sự đảm nhiệm chức phận khác nahu.                                 b. Thực sự tiến hoá đồng qui.

c. Sự tiến hoá phân li.                                                             d. Tác động của môi trường sống.

Câu 12: Các giai đoạn phát triển của phôi giống nhau ở các lớp động vật do:

a. Có quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài.                       b. Lịch sử tiến hoá của sinh vật.

c. Chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới.                        d. Ảnh hưởng của môi trường sống.

Câu 13: Nội dung của định luật phát sinh sinh vật nêu:

a. Nguồn gốc của sinh vật.                                         b. Tiêu giảm của cơ quan thoái hoá.

c. Quan hệ giữa phát triển cá thể và chủng loại.        d. Nguồn gốc cơ quan tương tự và cơ quan tương đồng.

Câu 14: Những đặc điểm giống nhau trong giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ:

a. Quan hệ họ hàng càng gần.                                     b. Quan hệ thân thuộc.

c. Quan hệ họ hàng xa.                                               d. Không có quan hệ họ hàng.

Câu 15: Hê động vật ở đảo đại dương thường:

a. Có thành phần loài đặc hữu.                                   b. Thành phần loài nghèo nàn.

c. Giống với các đại lục lân cận.                                d. Dạng địa phương chiếm ưu thế.

Câu 16: Nọc độc của rắn tương đồng với:

a. Tuyến nước bọt.                                                      b. Vòi hút của bướm.             

c. Hàm dưới của các sâu bọ.                                       d. Vòi hút của ong.

Câu 17: Khi đảo đại dương hình thành xa đất liền không có:

a. Chim.                      b. Dơi.                         c. sâu bọ có cánh.                   d. Thú lớn.

Câu 18: Dựa vào nguyên tác tương đồng để tìm hiểu:

a. Tác động của môi trường.                                      b. Quan hệ họ hàng giữa các laòi khác nhau.

c. Nguồn gốc tiến hoá của loài.                                  d. Quan hệ giữa phát triển cá thể và chủng loại.

Câu 19: Loại cơ quan tương đồng là:

a. Vây cá và vây cá voi.                                              b. Cánh dơi và cánh chim.

c. Cánh dơi và cánh của sâu bọ.                                 d. Cánh bướm và cánh chim.

Câu 20: Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan tương tự?

a. Gai hoàng liên và gai hoa hồng.                             b. Gai hoàng liên và gai xương rồng.

c. Gai hoàng liên và tua cuốn đậu Hà Lan.                 d. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan.

Câu 21: Điều không đúng khi dựa vào mức độ tương đồng của prôtêin để:

a. Xác định mối quan hệ họ hàng.                              b. Tìm hiểu lịch sử phát triển của loài.

c. Tìm hiểu sự sai khác về cấu trúc phân tử.              d. Xác định nguồn gốc.

Câu 22: Dùng phép lai phân tử để khẳng định:

a. Mức độ tương đồng về trình tự nuclêôtit giữa các loài.                 b. Cấu trúc prôtêin đặc trưng cho loài.

c. Điểm nóng chảy của phân tử ADN.                                                d. Tính trạng đồng quy.

Câu 23: Lai các phân tử ADN thể hiện:

a. Không bền vững dưới tác động của nhiệt độ.

b. Nhiệt độ nóng chảy càng lớn mức độ họ hàng càng gần.

c. Nhiệt độ nóng chảy càng lớn mức độ họ hàng càng xa.

d. ADN lại không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.

Câu 24: Ti thể, lạp thể ở tế bào hiếu khí được hình thành nhờ:

a. Tế bào nhân chuẩn thực bào vi khuẩn lam.                       b. ADN của ti thể, lạp thể có cấu trúc dạng vòng.

c. Kích thước của ti thể xấp xỉ kích thước vi khuẩn.             d. Màng tế bào nhân sơ gấp khúc vào bên trong.

Câu 25: Ti thể, lạp thể được tiến hóa bằng con đường:

a. Phân li.                    b. Đồng quy.               c. Nội cộng sinh.                     d. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 26: Cánh chim và cánh sâu bọ thuộc:

a. Cơ quan tương tự.               b. Cơ quan tương đồng.          c. Cơ quan thoái hoá.            d. Tiến hóa phân li.

Câu 27: Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá:

a. Phân li.                    b. Đồng quy.               c. Từ một gốc chung.              d. Hợp lí với môi trường sống.

Câu 28: Nguyên nhân dẫn đến cơ quan tương đồng do:

a. Chọn lọc tư nhiên diễn ra giống nhau.                    b. Chọn lọc tư nhiên diễn ra không giống nhau.

c. Sống trong các điều kiện môi trường khác nhau.   d. Tích luỹ và hình thành các tính trạng như nhau.

Câu 29: Sự sai khác về chi tiết trong cơ quan tương đồng phụ thuộc:

a. Nguồn gốc chung.                                                   b. Nguồn gốc khác xa nhau.

c. Thực hiện các chức năng khác nhau.                      d. Thực hiện các chức năng như nhau.

Câu 30: Từ các loài: cá, thằn lằn, thỏ, người điểm chung nhất ở giai đoạn đầu của phôi là:

a. Có khe mang.                      b. Có xương chi.                     c. Có xương sống.                   d. Có đuôi.

 

Xem thêm
Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 1: Bằng chứng tiến hóa (trang 1)
Trang 1
Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 1: Bằng chứng tiến hóa (trang 2)
Trang 2
Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 1: Bằng chứng tiến hóa (trang 3)
Trang 3
Đề cương ôn tập Sinh học 12 chương 1: Bằng chứng tiến hóa (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống